Kết quả khảo sát học sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 thông qua giải toán có lời văn (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích kết quả khảo sát

3.4.1. Kết quả khảo sát học sinh

- Kết quả khảo sát HS bằng phiếu phỏng vấn. Qua khảo sát bằng phiếu phỏng vấn của 98 HS lớp 3, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Câu 1: Em có cảm thấy hứng thú với việc học môn Toán không?

Bảng 3.1: Mức độ hứng thú của HS trong giờ học Toán

Tổng số phiếu Mức độ

Kết quả

Số lƣợng Tỉ lệ

98

Rất thích 19 19,2%

Thích 23 23,5%

Bình thường 16 16,3%

Không thích 40 41%

Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ hứng thú của HS trong giờ học Toán

Phân tích: Qua câu hỏi: “Em có cảm thấy hứng thú với việc học môn Toán không?”, với ba mức độ đưa ra là: “rất thích”, “thích”, “bình thường” và “không thích”

chúng tôi thu được tỉ lệ các em chọn ở mức độ “không thích” là cao nhất (chiếm 41%).

Điều này cho thấy HS được khảo sát vẫn chưa thực sự hứng thú trong học toán.

Câu 2: Em thường làm gì khi gặp những bài toán nâng cao?

Bảng 3.2: Cách thức thực hiện của HS khi gặp bài toán nâng cao

Tổng số phiếu Cách thức

Kết quả Số lƣợng Tỉ lệ

98

Tự phân tích bài toán, suy nghĩ cách trả lời

31 31,6%

Nhờ sự giúp đỡ của người khác 44 44,9%

Không làm bài 23 23,5%

Biểu đồ 3.2: So sánh cách thức thực hiện của HS khi gặp bài toán nâng cao

Qua câu hỏi: “Em thường làm gì khi gặp những bài toán nâng cao?”, với ba cách thức đưa ra là: “tự phân tích bài toán”, “nhờ sự giúp đỡ của người khác”, và “không làm bài”, chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ HS tự phân tích bài toán, suy nghĩ cách trả lời vẫn còn khá thấp (chỉ 31,6%). Điều này cho thấy HS được khảo sát vẫn còn thiếu sự chủ động trong học toán.

Câu 3: Em có thường xuyên tự học không?

Bảng 3.3: Các mức độ tự học của HS

Tổng số phiếu Mức độ

Kết quả

Số lƣợng Tỉ lệ

98

Thường xuyên 30 30,6%

Thỉnh thoảng 26 26,5%

Hiếm khi 19 19,4%

Chưa bao giờ 23 23,5%

Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ tự học của HS

Kết quả khảo sát cho thấy rằng mức độ tự học môn Toán của HS vẫn còn chưa cao. Chỉ có 30,6% HS thường xuyên tự học môn Toán. Qua điều tra, một số em cho rằng bản thân vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi học môn toán, nhiều bài tập trong sách giáo khoa cũng như bài tập mà GV đưa ra khá khó so với NL của các em… NL tự học của HS còn rất nhiều hạn chế.

- Kết quả bài khảo sát

Để có được định hướng trong việc đề ra các biện pháp giúp các em nâng cao NL tự học thông qua giải toán có lời văn, tôi tiến hành cho HS làm bài khảo sát trước thực nghiệm.

Đề khảo sát được thiết kế theo 3 mức: nhận biết (40%), thông hiểu (40%), vận dụng (10%) và vận dụng nâng cao (10%) trong thời gian 60 phút.

Nội dung đề khảo sát:

Câu 1: (2 điểm): Cho hình vuông ABCD có độ dài một cạnh là 4 cm. Tính diện tích hình vuông ABCD?

Câu 2 (2 điểm): Một ô tô con có 4 bánh xe. Hỏi 10 ô tô con như thế có bao nhiêu bánh xe?

Câu 3 (2 điểm): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 16 m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó.

Câu 4 (2 điểm): Anh Nam đã lát được 241 viên gạch, bác Toàn lát được nhiều

hơn anh Nam 105 viên gạch. Hỏi cả hai người đã lát được bao nhiêu viên gạch?

Câu 5 (1 điểm): Mỗi bao gạo nặng 30 kg, mỗi bao ngô nặng 40 kg. Hỏi 2 bao gạo và 3 bao ngô nặng bao nhiêu ki – lô – gam?

Câu 6 (1 điểm): Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 360 m2, chiều rộng 9m, cửa vào khu vườn rộng 2m. Người ta muốn làm hàng rào xung quanh vườn bằng dây thép gai. Hỏi cần phải dùng bao nhiêu mét dây thép gai để làm hàng rào?

Đáp án và thang điểm

Câu Nội dung Điểm

1 Diện tích hình vuông ABCD là:

4 x 4 = 16 (cm2) Đáp số: 16 cm2

0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 2 Số bánh xe ở 10 ô tô con là:

4 x 10 = 40 (bánh) Đáp số: 40 bánh xe

0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 3 Chiều rộng mảnh đất là:

16 : 2 = 8 (m) Chu vi mảnh đất là:

(16 + 8) x 2 = 48 (m) Đáp số: 48 m

0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm

0,5 điểm 0,5 điểm 4 Số viên gạch bác Toàn lát được là:

241 + 105 = 346 (viên)

Số viên gạch cả hai người lát được là:

241 + 346 = 587 (viên) Đáp số: 587 viên gạch

0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm

0,5 điểm 0,5 điểm 5 Khối lượng của 2 bao gạo và 3 bao ngô là:

30 x 2 + 40 x 3 = 180 (kg) Đáp số: 180 kg

0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm

6 Chiều dài của khu vườn là:

360 : 9 = 40 (m) Chu vi của khu vườn là:

(40 + 9) x 2 = 98 (m)

Độ dài dây thép gai cần dùng để làm hàng rào là:

98 - 2 = 96 (m) Đáp số: 96 m

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát HS trước thực nghiệm

Điểm Số lƣợng Tỉ lệ

10 2 2.04%

9 17 17.35%

8 28 28.57%

7 29 29.59%

6 13 13.27%

5 5 5.10%

4 2 2.04%

3 1 1.02%

2 1 1.02%

1 0 0%

0 0 0%

Tổng 98 100%

Điểm trung bình 7,3 50%

Qua thống kê kết quả bài khảo sát, chúng tôi nhận thấy:

- Điểm trung bình toàn khối là 7,3.

- Đa số HS gặp khó khăn ở bài 5 và bài 6. Khi gặp một bài toán nâng cao, hầu hết các em chưa biết tự học, tự tìm kiếm tài liệu tham khảo mà luôn chờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, GV.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 thông qua giải toán có lời văn (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)