3.1. Hiện trạng môi trường tại thôn 16 - Quỳnh Văn - Quỳnh Lưu - Nghệ An
3.1.1. Môi trường nước
a. Nước mặt
Chảy qua địa bàn thôn là một đoạn kênh thuộc kênh nam Vực Mấu, đoạn chảy qua địa bàn thôn 16 dài hơn 3km, cung cấp nước tưới tiêu cho địa bàn. Tuy nhiên tại đây, người dân sinh sống xung quanh đã đổ rác, xả thải bừa bãi không đúng quy định ra hai bênh bờ kênh, biến những khu vực này thành bãi chứa rác công cộng. Ngoài ra, người dân còn chăn thả gia súc, gia cầm, hay dùng nuớc kênh này để rửa cỏ, rau và ngâm gỗ…Các hoạt động này đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt cũng như nguồn nước ngầm trên địa bàn.
Nhìn bằng mắt thường có thế thấy, quanh khu vực kênh, nhất là hai bên bờ có rất khá nhiều rác, chủ yếu là túi nilon, bao tải chứa xác động vật, cây cỏ chết,...
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra phỏng vấn thì nguồn nước vẫn tương đối trong, không có màu đục hay có mùi hôi thối, chưa có dấu hiệu của ô nhiễm nguồn nước.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra người dân về khu vực kênh
STT Câu hỏi Câu trả lời Số phiếu
điều tra Kết quả Tỷ lệ (%) 1 Nước thải của gia
đình chủ yếu thải vào đâu
Kênh, mương 20 11 55
Khu vực quanh nhà 20 5 25
Hệ thống thoát nước công cộng
20 3 15
Nguồn tiếp nhận khác 20 1 5
2 Theo ông/bà, khu vực hai bên kênh chảy qua địa bàn thôn như thế nào
Nước sạch, không có biểu hiện ô nhiễm
20 8 40
Nước bẩn, đục, có mùi hôi
20 2 10
Rác thải rất nhiều 20 9 45
Ý kiến khác 20 1 5
3 Ông/bà sử dụng nguồn nước kênh
vào mục đích gì
Thủy lợi, tưới tiêu 20 8 40
Chăn thả gia súc, gia cầm
20 7 35
Mục đích khác 20 5 25
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2017 Nguồn nước từ kênh phục vụ cho mục đích thủy lợi, tưới tiêu hằng ngày, nên cần có biện pháp để giảm thiểu nguồn rác thải hai bên kênh, để tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Hình 3.1 Đoạn kênh nam Vực Mấu qua địa bàn thôn 16
b. Nước cấp
Hưởng ứng theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, địa bàn xã Quỳnh Văn đã có các văn bản và các hạng mục xây dựng, cung cấp nước sạch cho toàn xã. Tuy nhiên, do nhận thức của nhân dân và chi phí còn hạn hẹp nên chưa cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch cho nhân dân.
Bảng 3.2 Kết quả điều tra người dân về nguồn nước cấp
STT Câu hỏi Câu trả lời Số phiếu
điều tra
Kết quả Tỷ lệ (%) 1 Gia đình ông/bà có
muốn sử dụng nguồn nước cấp không
Có 20 15 75
Không 20 1 5
Ý kiến khác 20 4 20
2 Nguồn nước sinh hoạt của gia đình ông/bà sử
dụng từ đâu
Nước mưa 20 8 40
Nước giếng khoan/
đào
20 12 60
Nước cấp 20 0 0
Kênh/ mương 20 0 0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2017 Theo kết quả từ phiếu điều tra tại thôn 16, do chưa có sự nhất trí đồng đều giữa các tổ dân cư nên hệ thống nước sạch hợp vệ sinh chưa được đưa vào sử dụng, người dân vẫn đang dùng nước từ nguồn giếng đào, giếng khoan và nước mưa. Sắp tới, thôn 16 dự kiến tổ chức cuộc họp toàn dân, nhằm kêu gọi người dân ủng hộ và hưởng ứng, đồng đều sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh, phù hợp với tiêu chí đặt ra trong xây dựng nông thôn mới.
c. Nước thải
Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ hoạt động chăn nuôi và nước thải sản xuất của các hộ sản xuất táp lô, sản xuất và chế biến gỗ.
Theo kết quả từ phiếu điều tra người dân tại địa bàn thôn 16, nước thải từ hoạt động chăn nuôi chiếm 20% ; Hoạt động sinh hoạt người dân chiếm 25% ; Hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ chiếm 35%. Nước thải từ hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ chủ yếu phát sinh ở cụm Làng Cung, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng.
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện phần trăm nước thải từ các hoạt động trên địa bà, năm 2016
Cũng từ kết quả phỏng vấn người dân trên địa bàn thôn 16 cho thấy, lượng nước thải được thải ra kênh, mương tiêu chiếm 55%; đổ ra hệ thống cống của xã là 15% và các nguồn tiếp nhận khác là 30%.
Theo kết quả điều tra, nước thải sinh hoạt của người dân thường được thải trực tiếp ra các hệ thống kênh mương, và các khu vực xung quanh nhà. Nước thải tạo thành những dòng nước có màu đen, đóng rêu và mùi hôi thối, tập trung ở các kênh mương nhỏ ở sau nhà dân. Nhìn thực tế tại các mương này, nguồn nước thải ra chủ yếu là nước thải sinh hoạt hằng ngày, nước thải chăn nuôi, kèm theo đó là các loại túi nylon bỏ đi và cây cỏ chết. Lượng rác này có thể gây ứ đọng, tắc nghẽn các cống rãnh nước.
Hình 3.3. Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi đổ ra mương nhỏ
Nước thải sản xuất từ các hộ sản xuất táp lô và sản xuất gỗ trên địa bàn chưa có hệ thống xả tập trung, chủ yếu là xả tại chỗ, nước thải thường đổ ra đồng ruộng, mương nhỏ và đôi khi đổ tràn ra đường lớn.
3.1.2. Môi trường không khí
Theo khảo sát và từ kết quả phiếu điều tra, chất lượng môi trường không khí tại địa bàn thôn 16 đang có dấu hiệu của sự ô nhiễm, chủ yếu là do bụi từ hoạt động giao thông vận tải và hoạt động sản xuất.
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hoạt động gây ô nhiễm không khí, năm 2016 Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải: Tuyến QL1A chạy dọc địa bàn thôn có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông khá lớn do đây là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng, là tuyến giao thương Bắc Nam xuyên suốt.
Tuyến đường dù đã được nâng cấp nhưng do các phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn thải, bên cạnh đó hai bên đường là các hộ sản xuất táp lô
nên khi xe đi qua đã cuốn bụi cát từ đây bay đi, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí khá lớn.
Lượng bụi phát sinh nhiều nhất trên địa bàn là vào các tháng nắng nóng, từ tháng 5 đến tháng 7. Do đặc điểm khô nóng với gió phơn Tây Nam nên vào thời điểm này rất ít mưa, khô nóng kéo dài, đây là điều kiện để gia tăng và phát tán lượng bụi lớn.
Hình 3.5 Phương tiện tham gia giao thông trên QL1A
Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất: Thôn 16 có thế mạnh về hoạt động sản xuất Táp lô và gỗ, đặc biệt là dọc theo tuyến QL1A. Nguyên liệu sản xuất táp lô chủ yếu là đá bột (Đá được nghiền sàng từ khu vực khai thác đá), xi măng và nước. Những nguyên liệu này đều chứa bụi nhỏ, đặc biệt là các hạt bụi dăm của đá bột, bụi có màu trắng bạc. Vì hoạt động ngay bên đường QL nên khi có gió hoặc khi có phương tiện giao thông đi qua, cát bụi từ các cơ sở sản xuất được thôi tung lên và cuốn đi đến các vùng lân cận, khiến cho các hộ dân sống dọc tuyến đường luôn trong cảnh sống chung với bụi. Ngoài ra, bột cưa từ gỗ của hộ sản xuất và chế biến gỗ cũng là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trên địa bàn.
Ngoài ra, môi trường không khí tại thôn 16 cũng bị tác động bởi hoạt động vận chuyển đá từ khu vực khai thác đá trên Mỏ cách địa bàn 4km. Các hoạt động vận chuyển đá hàng ngày diễn ra đều đi qua thôn 16, do vậy, tuyến đường liên thôn này đang có xu hướng suy giảm về chất lượng, và bụi ngày càng phát sinh nhiều hơn.
Hình 3.6. Bụi tại đường liên thôn
Trên các tuyến đường này, mỗi khi có xe tải vận chuyển đá đi qua, bụi đều bốc lên trắng xóa. Người dân sinh sống quanh đây cũng như tham gia giao thông phải dừng lại hoặc bịt kín mặt để tránh bụi. Cây cối hai bên đường đều nhuốm màu bạc trắng, còi cọc và phát triển chậm.
Nhận xét: Môi trường không khí tại địa bàn chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn thải. Nguồn phát thải chủ yếu ở đây là do các hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất táp lô.
Có thể thấy môi trường không khí trên địa bàn thôn đang có xu hướng bị ô nhiễm, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.
Theo thống kê, số lượng người mắc các bệnh về hô hấp ngày càng tăng. Sinh hoạt hằng ngày cũng gặp rất nhiều bất tiện do bụi, đặc biệt là người dân sống dọc đường
QL1A phải đối mặt với bụi thường xuyên. Bụi bám trắng xóa vào vật dụng, …Họ phải trồng cây xanh trước nhà, căng bạt để che chắn bụi, lau dọn thường xuyên.
Hình 3.7 Tỉ lệ mắc các loại bệnh của người dân tại huyện Quỳnh Lưu, năm 2015 Từ biểu đồ có thể thấy, người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Luu nói chung và nguời dân trên địa thôn thôn 16 nói riêng đều có nguy cơ mắc các loại bệnh về đường hô hấp khá cao. Điều này báo động về sự tác động nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường gây ra.
Qua đây, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại thôn 16 đang cần sự quan tâm của chính quyền địa phương. Cần có những biện pháp, chính sách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn.
3.1.3. Môi trường đất
Trong quá trình điều tra, tham vấn cộng đồng được biết, đất tại địa bàn thôn 16 trước đây chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiêp nhưng những năm trở lại đây diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Đất tại đây được quy hoạch để dung xây dựng nhà ở, mở rộng trạm y tế xã, các công trình xây dựng khác. Bên cạnh đó, việc nhận thức về các tác hại của hoạt động của người dân đến môi trường đất còn kém, hầu như họ chưa nắm được các tác động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, và các cấp chính quyền còn xem nhẹ và chưa có sự quan tâm đúng cách.
Có thể hiểu ô nhiễm đất bắt nguồn từ nước thải, khí thải, hóa chất và các hoạt động xây dựng. Hiện nay tại địa bàn, hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa có nhiều. Nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, dịch vụ, nhà hàng, … xả trực tiếp vào môi trường. Qua thời gian các chất gây ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và tích lũy dần trong đất, gây ô nhiễm đất làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, do nhu cầu đời sống ngày càng cao nên lượng rác thải phát sinh cũng tăng lên đáng kể theo thời gian. Và việc xử lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, đốt, …có nhiều bãi tập kết rác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
3.1.4. Hiện trạng chất thải rắn
Chất thải y tế
Chất thải rắn y tế trên địa bàn thôn 16 được phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế xã Quỳnh Văn. Chất thải rắn phát sinh bao gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi + Chất thải rắn y tế (nguy hại bao gồm bông băng, ống truyền dịch, ống chích, kim tiêm… đã qua sử dụng, các chất phóng xạ, các chất thải mang hoá chất độc hại…). Các chất thải rắn y tế nguy hại cần phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với chất thải nguy hại, giấy phép xử lý.
Khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế của thôn được thể hiện tại bảng 3.1 Bảng 3.3 Quy mô giường bệnh và khối lượng CTR phát sinh tại trạm y tế
St
t Tên cơ sở
Quy mô giường
bệnh
Khối lượng CTR phát sinh ( kg/ngày)
Tổng khối lượng CTR y tế Nguy hại Không
nguy hại
1 Trạm y tế xã Quỳnh Văn 8 0,4 1,6 2,00
Nguồn: Trạm y tế xã Quỳnh Văn, năm 2016
Chất thải sản xuất
Chất thải sản xuất ở đây chủ yếu là gỗ hỏng, lỗi, gỗ vụn, đất cát, đá dăm thừa của các cơ sở sản xuất gỗ và táp lô. Do nhu cầu sản xuất, xây dựng ngày càng lớn nên lượng rác thải thải ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, chưa có quy định nào về thu gom, xử lý rác thải của các cơ sở này nên không tránh khỏi tình trạng chất đống rác xung quanh khu vực sản xuất, gây ra mùi hôi thối, bụi, và làm mất cảnh quan môi trường trên địa bàn. Một số cơ sở sản xuất táp lô thường đổ đất, đá vụn thừa ra hành lang giao thông, tràn xuống cả làn đường
Hình 3.8 Chất thải từ cơ sở sản xuất táp lô
Chất thải xây dựng
Tuyến đường QL1A vừa qua đã tiến hành dự án nâng cấp và tiến hành giải phóng mặt bằng dọc tuyến đường, và thôn 16 nằm trong diện phải GPMB. Sau khi tiến hành dự án đã có một lượng rác thải xây dựng tồn đọng do chưa thu gom triệt để. Ngoài ra, sau GPMB các hộ dân sống dọc tuyến đường đã tiến hành sửa chữa nhà ở, xây dựng thêm các công trình lớn như khách sạn, nhà hàng. Chính vì vậy, lượng chất thải xây dựng phát sinh ngày càng tăng cao.
Có nhiều hộ gia đình, các cơ sở sản xuất sau khi xây dựng, sửa chữa lại đã dồn rác thải xây dựng ra các bãi đất trống, ra các cánh đồng sau nhà. Hành động này gây mất cảnh quan của thôn, nghiêm trọng hơn là gây ô nhiễm môi trường.
Hình 3.9. Các công trình xây dựng
Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt là loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đời sống của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng càng lớn nên lượng chất thải sinh hoạt ngày một nhiều hơn. Chất thải sinh hoạt chủ yếu là các loại rác hữu cơ như thức ăn thừa, lá cây, … rác vô cơ như giấy. đồ hộp, …
Trên địa bàn hầu như chưa có hệ thống thu gom rác và thùng đựng rác trong khu dân cư; các gia đình thường đào hố đổ rác, đốt rác hoặc thả bừa bãi dọc tuyến đường và các kênh, mương làm hạn chế dòng chảy, gây ngập úng, làm ô nhiễm nguồn nước, …
Nhiều vùng đất trống trên địa bàn đã trở thành bãi tập kết rác bất đắc dĩ, như tại góc khuất đoạn giao cắt giữa đường liên thôn và QL1A, phía sau của công ty Cổ phần xây dựng Văn Sơn. Bãi rác này chứa rác thải của người dân Làng Cung và Tổ lân cận. Lượng rác này không những gây mất cảnh quan do lộ thiên giữa đường lớn mà còn gây ra mùi hôi thối, tắc nghẽn kênh mương và cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Hình 3.10 Rác thải chất đống bên đường
Về việc thu gom xử lý rác thải, bảo vệ môi trường” giai đoạn 2014-2015 của UBND xã Quỳnh Văn, hiện nay, trên địa bàn đã tổ chức thu gom rác thải toàn bộ địa bàn, nâng cấp bãi rác tập trung. Ngoài ra, xã còn có 2 xe chuyên vận chuyển rác
vào 4 ngày cuối tháng. Tổ chức dọn vệ sinh trong khu vực thôn theo định kỳ, tuyên truyền vận động người dân phân loại rác tại nguồn.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường, UBND xã đã có những quy định chung về mức phí đối với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và các tổ chức, hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thì mức phí là 50.000 đồng/hộ/năm, với tổ chức, hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh thì mức phí là 130.000 đồng/hộ/năm.
Như vậy, vấn đề thu gom rác tại địa bàn tương đối đã ổn định và đi vào quy cũ.
3.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại thôn 16, xã Quỳnh Văn
3.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý, bảo vệ môi trường tại thôn 16, xã Quỳnh Văn
Từ những thực trạng môi trường hiện nay mà toàn huyện Quỳnh Lưu đang đối mặt, UBND xã Quỳnh Văn đã cùng phối hợp với UBND huyện Quỳnh Lưu thực hiện theo các chủ trương về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý BVMT, tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại từng địa phương trên địa bàn huyện. Tại xã Quỳnh Văn, các thôn trưởng, tổ trưởng đã cùng với Ban chỉ đạo môi trường xã thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Một số văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường đang được thôn 16 áp dụng:
- Luật bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Chỉ thị số 21, CT-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết 264/2009/NQ-HĐND tỉnh Nghệ An vầ Quyết định số 86/2009/QĐ- UBND ngày 05 tháng 09 năm 2009 của UBND tỉnh Nghệ An quy định về đối tượng, mức thu phí vệ sinh môi trường và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại thôn 16 xã Quỳnh Văn
UBND xã Quỳnh Văn những năm gần đây đã có sự quan tâm, chú trọng hơn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại địa bàn. Đặc biệt, xã đã thành lập Ban chỉ đạo môi trường do đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Tại thôn