CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH NHÂN QUA MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
3.2 Cơ sở lý thuyết về nhịp tim và nhiệt độ cơ thể người
3.2.1 Tổng quan về nhịp tim cơ thể con người
Nhịp tim là thông số hàng đầu về sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia y tế thường quan tâm đến nhịp tim khi kiểm tra sức khỏe hay đánh giá hiệu quả của việc điều trị nói chung. Vì vậy việc theo dõi nhịp tim cũng để phát hiện những tín hiệu xấu về sức khỏe.
Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví nhƣ nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường là 32 nhịp mỗi phút. [29]
Theo cơ quan y tế quốc gia vương quốc Anh, dưới đây là tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng của từng lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp một phút;
- Trẻ từ 1 tháng -12 tháng: 80-140 nhịp một phút;
- Trẻ từ 1 đến 2 năm: 80-130 nhịp một phút;
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120 nhịp một phút;
58
- Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110 nhịp một phút;
- Người lớn từ 18 tuổi trở lên: 60-100 nhịp một phút;
- Vận động viên: 40- 60 nhịp một phút.
Hình 3.1-Nhịp tim là một trong những dấu hiệu sống quan trọng.
Nhịp tim của có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như:
- Mức độ hoạt động thể chất vào từng thời điểm;
- Tình trạng sức khỏe;
- Nhiệt độ môi trường xung quanh;
- Tƣ thế (đứng, ngồi, nằm);
- Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (ví nhƣ sự phấn khích, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim);
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc…
Nhịp tim được cho là không bình thường với những người mắc hội chứng nhịp tim chậm, cụ thể là dưới 60 nhịp mỗi phút đối với người không phải là vận động viên.
Bình thường, nếu nhịp tim chậm không gây triệu chứng không cần điều trị nhưng
59
một khi gặp phải triệu chứng nặng (hay ngất) thì cần phải dùng thuốc, thậm chí bệnh nhân cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trường hợp xấu nhất khi nhịp tim quá chậm (dưới 30 lần/ phút), ôxy não bị thiếu trầm trọng dẫn tới ngất, nếu các biện pháp làm tăng nhịp tim không đƣợc thực hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Trong khi đó, lại có người gặp hội chứng nhịp tim nhanh, lúc nghỉ ngơi mà người lớn tim đập hơn 100 nhịp mỗi phút. Khi tim đập nhanh, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả và lưu lượng máu được cung cấp sẽ ít hơn so với các phần còn lại của cơ thể, bao gồm cả chính trái tim. Nhịp tim tăng cũng dẫn đến nhu cầu ôxy cần cho cơ tim cao hơn, việc này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ, dấu hiệu xấu hơn là một cơn nhồi máu cơ tim.
Không chỉ có 2 dạng nhịp tim bất thường đó, rất nhiều người bị rối loạn nhịp tim, tim đập lúc nhanh, lúc chậm, nhịp tim non, loạn nhịp… Vì vậy, nếu thấy khó thở, chóng mặt, đau thắt ngực… cùng với nhịp tim bất thường, người bệnh cần sớm xét nghiệm và chẩn đoán để ngăn ngừa biến chứng.
3.2.2 Tổng quan về thân nhiệ cơ ể c ƣời
Một trong những đặc tính của động vật có vú là khả năng giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc dù có thay đổi trong môi trường sinh sống. Có nhiều nhận định khác nhau về nhiệt độ trung bình của cơ thể. Với một số tác giả, 37°C (98.6°F) là bình thường, nhưng nghiên cứu mới đây cho hay thân nhiệt trung bình là 98.0°F hoặc thấp hơn. Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ ở trẻ em hơi cao hơn người lớn, nam giới thấp hơn nữ giới một chút. [30]
Thân nhiệt thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, thấp nhất vào sáng sớm khi đang ngủ và cao nhất vào nửa buổi chiều. Vì vậy, thân nhiệt trung bình có thể dao động giữa 36,2°C- 37,2°C (98,2° 0,7°F). Thân nhiệt tăng khi ăn uống tiêu hóa thực phẩm, vận động cơ thể, cơ bắp co căng, có thai, khí hậu nóng ấm, mặc nhiều quần áo, cảm xúc mạnh, run lạnh. Hệ thần kinh luôn luôn chuyển tới cấu tạo này tình trạng nóng lạnh ở các vùng khác nhau của cơ thể. Cơ quan sẽ kích thích các phản ứng để tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể. Chẳng hạn tăng hoặc giảm máu ấm từ trung
60
tâm cơ thể ra ngoại vi mát lạnh; tăng hoặc giảm sự chuyển hóa thực phẩm ra năng lƣợng; tăng bốc hơi qua đổ mồ hôi… Khi thân nhiệt xuống thấp, bộ phận này sẽ ra lệnh cho cơ thể làm một động tác nào đó, nhƣ co giựt, run run các bắp thịt để tạo ra nhiệt. Ngƣợc lại khi thân nhiệt cao, các tuyến mồ hôi đƣợc não kích thích để ra nhiều mồ hôi và hạ nhiệt độ.
Cần lưu ý tới sự thay đổi nhiệt độ bình thường ở người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Đây là những đối tƣợng dễ dàng thất thoát nhiệt độ khi tiếp xúc với khí hậu lạnh và đƣa tới thiểu nhiệt (hypothermia). Ở lớp tuổi này, nhiều khi dù đã bị nhiễm trùng mà nhiệt độ chƣa tăng, cho nên khi tìm ra bệnh thì quá trễ.
Mỗi phần của cơ thể có nhiệt độ khác nhau. Miệng là nơi thường được dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt độ miệng giảm khi ăn uống món ăn lạnh hoặc khi bị kích xúc;
nhiệt độ tăng khi ăn thực phẩm nóng, miệng nhai, hút thuốc lá hoặc có nhiều nước miếng.
Để đo đo thân nhiệt, có nhiều loại nhiệt kế khác nhau:
- Nhiệt kế số (Digital thermometer) cho biết kết quả rất chính xác và nhanh và có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, hậu môn, nách. Nhiệt kế số có nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau.
- Nhiệt kế điện đo nhiệt độ ở tai (Electric ear thermometer) cho kết quả nhanh, chính xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến.
- Nhiệt kế băng nhựa đặt trên trán, không chính xác.
- Nhiệt kế dưới hình thức núm vú (Pacifier Thermometer), thuận tiện trong sử dụng nhƣng không chính xác.
- Nhiệt kế thủy ngân (Glass mercury thermometer) cho kết quả tương đối chính xác, tuy nhiên nhiệt kế này thường không an toàn khi sử dụng.
Ngoài ra, còn có dụng cụ đặc biệt đo nhiệt độ từng vùng của cơ thể qua các tia phóng xạ phát ra từ da. Nơi nào có tăng sự chuyển hóa và máu lưu thông thì nhiệt độ lên cao, như trong trường hợp ung thư hoặc tế bào bị viêm sưng. Nơi ít máu lưu