Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình cho học sinh khá, giỏi lớp 12 (Trang 53 - 59)

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

III. Kết quả thực nghiệm

Hiệu quả bồi dưỡng năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình cho học sinh giỏi lớp 12 được nâng cao, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất là việc bồi dưỡng năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình đạt hiệu quả rõ rệt. Bằng việc xây dựng giáo án giảng dạy khoa học; áp dụng triệt để phương pháp dạy học giải quyết vấn đề kết hợp với các kỹ thuật dạy học đa dạng, linh hoạt đảm bảo logic, khoa học, để giải quyết vấn đề đã giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, với hệ thống ví dụ minh họa và bài tập áp dụng phong phú, khoa học với nhiều tình huống cần giải quyết, chủ đề đã giúp phát triển năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình, đồng thời phát triển năng lực tính toán, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của một bài toán và năng lực giải quyết vấn đề của một chủ đề bài học cho học sinh.

Thứ hai là học sinh được phát triển năng lực tự học. Trước đây, đa số các em cho rằng tự học có nghĩa là thầy cô giáo giao cho chuẩn bị ở nhà, các em đọc tài liệu và chuẩn bị ở nhà là xong. Hơn nữa, các em chưa đánh giá đúng vai trò của việc nhìn lại và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời.

+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt cho mình mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.

+ Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp theo yêu cầu nhiệm vụ học tập.

+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Thứ ba là học sinh được phát triển năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin. Ở đề tài này, thông qua việc giáo viên phân nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận và chuẩn bị bài thuyết trình trên PowerPoint ở nhà đã góp phần phát triển năng lực công nghệ thông tin cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên cũng đã tổ chức hoạt động nhóm do đó các em cần hợp tác, hỗ trợ lẫn

nhau để hoàn thành các nhiệm vụ được giao (hợp tác, hỗ trợ nhau để cùng giải quyết vấn đề), từ đó phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

Cụ thể:

1/ Phân tích và đánh giá về năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, năng lực tính toán, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của một bài toán của học sinh:

Bảng 1: Kết quả chi tiết kiểm chứng để xác định nhóm trước và sau tác động St

t Nhóm Họ và tên Điểm trước

tác động

Điểm sau tác động

Ghi chú 1

1

Trần Thị Ngọc Châu 5 9.25

2 Nguyễn Thị Thùy Dương 5 9.5

3 Phạm Trí Đức 5 9.75

4 Hoàng Thị Thanh Hiền 5 9.5

5

2

Nguyễn Quỳnh Hương 7 10

6 Nguyễn Đức Hoàng Lâm 6 9.5

7 Nguyễn Hải Nam 5 9

8 Dương Quang Đăng 6 10

9

3

Phạm Minh Thanh 5 9.75

10 Phạm Phương Thảo 6 8.75

11 Nguyễn Ngọc Thăng 6 9.5

12 Đào Duy Tùng 5 10

5.5 9.54

Bảng 2: Kết quả Tổng hợp kiểm chứng để xác định nhóm trước và sau tác động Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

TBC 5.5 9.54

Trong đó: TBC: là điểm trung bình chung của điểm kiểm tra

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 9.54. Độ chênh lệch là cao. Điều đó cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nhóm học sinh sau được tác động đã có điểm trung bình cao hơn khi chưa tác động.

2/ Phân tích và đánh giá về năng lực giải quyết vấn đề của một chủ đề bài học của học sinh:

Kết quả bài thu hoạch của học sinh: Các em đã tổng hợp được nội dung của năng lực giải quyết vấn đề và các kết quả của từng nội dung đó của chủ đề.

Như vậy đề tài đã góp phần giúp các em được phát triển năng lực giải quyết vấn đề, không chỉ ở mức độ bài toán mà còn ở mức chủ đề bài học.

3/ Phân tích và đánh giá về năng lực tự học của học sinh:

Kết quả điểm của học sinh 100% từ 8.75 điểm trở lên cho thấy: 100% các em biết xác định mục tiêu học tập của chủ đề bài học, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập cũng như nhìn lại, nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Như vậy đề tài đã góp phần giúp các em được phát triển năng lực tự học một cách đầy đủ và khoa học.

4/ Phân tích và đánh giá về năng lực hợp tác của học sinh:

Kết quả tổng hợp Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm: 12/12 em học sinh được đánh giá có điểm trung bình đạt 8.75 điểm trở lên, chiếm 100%, tức các em được đánh giá là có sự hợp tác, hỗ trợ các bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy đề tài đã góp phần giúp các em phát triển năng lực hợp tác.

5/ Phân tích và đánh giá về năng lực công nghệ thông tin của học sinh:

Bài thu hoạch sau khi học xong chủ đề bài học và Điểm bài thuyết trình PowerPoint tổng hợp một số kiến thức về phương trình và hàm số là 100% đạt điểm 8 trở lên cho thấy các nhóm học sinh đã biết hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau trong việc sử dụng Microsoft Word, Mathtype để soạn thảo văn bản, sử dụng công cụ chụp ảnh màn hình; sử dụng phần mềm Paint để cắt dán một phần ảnh màn hình

để chuyển vào PowerPoint và sử dụng PowerPoint để tạo bài trình chiếu, từ đó góp phần phát triển năng lực công nghệ thông tin cho học sinh.

6/ Đánh giá mức độ hứng thú trong giờ dạy:

Qua kết quả quan sát giờ học ở lớp thực nghiệm cho thấy trong giờ thực nghiệm các em tỏ ra hứng thú với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; tự tin, chủ động, tích cực, sáng tạo và có tinh thần hợp tác hơn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

7/ Đánh giá chung:

Kết quả tổng hợp điểm học sinh:

Có 12/12 học sinh đạt điểm trung bình từ 8.75 trở lên, đạt 100%

Kết quả trên chứng minh cho hiệu quả của giải pháp là rất rõ rệt. Đề tài đã góp phần phát triển toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

- Đề tài được nghiên cứu và áp dụng đội tuyển học sinh khá, giỏi lớp 12 trường THPT Hai Bà Trưng và đã nâng cao được năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình cho học sinh. Ngoài ra, đề tài còn góp phần phát triển cho học sinh năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, tính toán, công nghệ thông tin và năng lực giải quyết vấn đề.

- Đề tài có khả năng áp dụng trong việc nâng cao năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình cho học sinh lớp 12 tại các lớp chất lượng cao của các trường THPT không chuyên trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đề tài làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.

8. Những thông tin cần được bảo mật:

- Không.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Học sinh: là đối tượng học sinh khá, giỏi và học sinh ôn thi THPT Quốc gia và học sinh THPT

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

* Đối với giáo viên:

- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm.Bồi dưỡng chuyên môn.

- Phát triển năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy. Thêm yêu nghề.

* Đối với học sinh:

- Bồi dưỡng năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình.

- Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, tính toán, công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

* Đối với giáo viên:

- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm. Bồi dưỡng chuyên môn.

- Phát triển năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy. Thêm yêu nghề.

* Đối với học sinh:

- Bồi dưỡng năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình.

- Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, tính toán, công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:

Stt Tên tổ chức/ Cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực vận dụng tính đơn điệu của hàm số để giải bất phương trình cho học sinh khá, giỏi lớp 12 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w