HOẠT ĐỘNG I: THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ, ĐỀN THỜ, TƯỢNG ĐÀI KỈ NIỆM ANH HÙNG DÂN TỘC.
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP:
1. Nhận xét đánh giá thời gian qua:
- Đa số các em đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh trường lớp đảm bảo.
- Nề nếp học tập có tiến bộ hơn.
2. Kế hoạt thời gian tới:
- Tiếp tục phấn đấu thi đua dành nhiều điểm tốt.
- Các bạn viết chữ đẹp tiếp tục luyện viết để chuẩn bị cho cuộc thi.
- Chăm sóc bồn hoa của lớp
TUẦN 16
SINH HOẠT TẬP THỂ HOẠT ĐỘNG I: 25’ Chủ đề: Ngày tết của em
Trò chơi “ Mười hai con giáp”
I.
Mục tiêu:
Thông qua trò chơi, học sinh biết ý nghĩa của 12 con giáp: 12 con giáp tương trưng cho tuổi của mỗi người. Ai sinh vào năm con giáp nào, sẽ cầm tinh con vật đó.
II.
Đồ dùng :
Hình ảnh 12 con vật: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn.
III.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị - Giáo viên treo sẵn hình ảnh 12 con giáp quanh lớp trước 1 tuần
- Giới thiệu cho học sinh: Mỗi người VN sinh ra vào năm nào…..
Bước 2: Tiến hành chơi:
1. Giáo viên hd cách chơi: Hs có thể xếp thành 1 vòng tròn hoặc đứng theo hàng. Nêu luật chơi: người chơi phải thực hiện đúng thao tác, nếu sai phải nhảy lò cò quanh các bạn.
2. Học sinh chơi:
- Quản trò: Năm Tí tuổi con gì?
Cả lớp: Con chuột ( Và kêu chít… chít) - Tương tự như vậy: ….
Mão: mồm kêu meo meo Thìn: toàn thân uốn lượn
Tị: Một cánh tay uốn lượn như con rắn bò Ngọ: nhảy như ngựa phi
Mùi: kêu be..be...
...
Bước 3: Nhận xét - Đánh giá
- Gv nhận xét ý thức, thái độ học tập của h.sinh.
- Khen ngợi cả lớp thông minh
- Về nhà các em đố tên các con vật để người thân trả lời
Lắng nghe
Lắng nghe
Chơi
Nghe
HOẠT ĐỘNG II: SINH HOẠT LỚP. 10’
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyên cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học + Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập + Trang phục đến trường,...
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
Ôn tập tốt chuẩn bị thi cuối học kì 1
- Các bạn Diễm, Thảo, Trang, Quỳnh,Đức Anh luyện viết để thi viết chữ đẹp cấp trường.
SINH HOẠT TẬP THỂ HOẠT ĐỘNG I: 25’
Nói lời chúc mừng năm mới
I.
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc.
- Hs biết nói lời chúc mừng tốt đẹp trong ngày Tết Nguyên đán.
II.
Đồ dùng:
TUẦN 17
Hình ảnh về Tết Nguyên đán.
III.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị: Trước 2-3 ngày, GV phổ biến cho HS: Hãy suy nghĩ những lời chúc của mình dành tặng cho người thân, bạn bè để tiết sinh hoạt tới sắm vai và nói lời chúc Tết.
Bước 2: Tìm hiểu về Tết Nguyên đán:
Giáo viên giới thiệu một số hoạt động của Tết Nguyên đán:
- Mọi người đi sắm Tết, chúc Tết.
- Hoa đào, hoa mai là hoa truyền thống tượng trưng cho ngày tết.
- Không khí Tết tưng bừng, náo nhiệt Bước 3: Nói lời chúc mừng năm mới
- GV hd cả lớp hoạt động theo nhóm đôi sắm vai chúc Tết người thân, bạn bè, thầy cô giáo.
- Các nhóm HS lên sắm vai chúc Tết trước lớp.
Các nhóm sắm vai theo nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ: cháu chúc Tết ông bà, con chúc Tết cha mẹ, bạn bè chúc Tết nhau…
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá:
GV khen ngợi hs có những lời chúc thể hiện sự lễ phép, quan tâm…
HS theo dõi
HS theo dõi lắng nghe.
HS sắm vai nói lời chúc tết.
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP.
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyên cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học + Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập + Trang phục đến trường,...
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
Ôn ttạp tôt chuẩn bị thi cuối học kì 1
TUẦN 18
HOẠT ĐỘNG I: 25’ XÉ DÁN CÀNH HOA.
I.
Mục tiêu hoạt động:
- Qua quan sát những bức tranh xé dán, hs biết thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật tài hoa của các nghệ nhân.
- Hs biết xé dán một cành hoa đơn giản.
II.
Tài liệu, phương tiện :
Hình ảnh một số bức tranh, ảnh xé dán.
Giấy màu, hồ dán, giấy trắng…
III.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Gv phổ biến cho hs chuẩn bị: giấy màu, hồ, giấy trắng…
Bước 2: Hs quan sát những bức tranh xé dán:
Giáo viên giới thiệu cho hs:
- Chủ đề: Hoa (qs các bức tranh số 28, 29 ) - Chủ đề: Phong cảnh (qs các bức tranh số
Lắng nghe
Lắng nghe
30, 31)
Bước 3: Học sinh tập xé dán cành hoa
*Gv hd hs xé cánh hoa, nhị hoa:
- Hs tùy ý chọn màu hoa (theo màu giấy) - Chọn hoa có mấy cánh
- Gv xé mẫu một số cánh hoa: 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đính lên bảng
- Xé mẫu nhị hoa
- Hs ngồi theo nhóm, giúp nhau hoàn thành xé cánh hoa, nhị hoa
• Gv hd hs xé cành, lá:
• Dán cành hoa: Gv hd hs cách bôi hồ không qua ướt, dễ rách giấy.
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá:
- Chọn những bài làm đẹp, cho hs quan sát. - Gv khen ngợi tinh thần làm việc say sưa của cả lớp
Thực hành
Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP.
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
+ Nề nếp đi học chuyên cần, đồng phục đúng quy định.
+ Vệ sinh thân thể, lớp học sạch sẽ.
+ Giữ gìn trật tự trong giờ học con kém.
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
Phân công các tổ làm việc:
TUẦN 19
SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’ Tiểu phẩm “Cây lộc”
I.
Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh hiểu: Hái lộc vào đêm giao thừa là một phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam. Họ hái chồi non, cành non để cầu may mắn cho một năm.
- Học sinh biết: Ngày nay, để bảo vệ môi trường, bảo vệ cây cối, nhiều người không hái lộc cây, họ mua cây đem về làm cây lộc.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bước 1: Chuẩn bị:
Gv giới thiệu: Đêm 30 Tết, hái lộc là một phong tục có từ lâu đời…. hãy lắng nghe cô đọc tiểu phẩm:
Cây lộc
Nhân vật: ông, bà, Thu Thảo Người dẫn chuyện:
Tối 30 Tết, Thu Thảo đi chơi cùng ông bà.
Ông: Sắp giao thừa rồi bà, mình kiếm cái cây nào đẹp bẻ một nhành non lấy lộc.
Thu Thảo: Ông ơi, tại sao phải bẻ cây lấy lộc, hả ông?
Ông: À! theo tục lệ ông bà, sắp đầu giờ giao thừa người ta thường bẻ một nhành cây đem về lấy lộc, gọi là “cây lộc”.
Thu Thảo: Vậy hả ông? Nhưng nếu ai cũng thò tay bẻ cây thì cái cây nó đau lắm. Cháu đọc truyện, thấy cái cây nó còn biết cười, biết khóc… Ông đừng làm nó đau.
Ông: Chẳng lẽ ông cháu mình về mà lại không có “cây lộc”?
Lắng nghe
Bà: Cháu nó nói đúng đấy. Ai cũng bẻ cây mà lại chọn toàn cành non để mong có nhiều lộc thì cây cối, chết hết. Cây cối đem lại màu xanh cho con người.
Ông: Vậy bà tính sao?
Bà: Đúng rồi. Mình mua cây mía làm “Cây lộc”. Góc kia có người bán mía, bà cháu mình ra mua đi.
Thu Thảo: Bà ơi! Bà cho cháu vác “Cây lộc” về, bà nhé.
Bà: Cháu ngoan. Nào chọn đi, cháu thích cây nào?
Thu Thảo: Đây, cây này vừa to vừa đẹp. “Cây lộc” của cả nhà.
Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm:
3 học sinh lên đóng tiểu phẩm
Sau đó GV đặt câu hỏi để hs thảo luận 1. Cây lộc là loại cây dùng để làm gì?
2. Bạn thảo nói với ông “Cây cũng biết đau” vì bạn đã nghĩ như thế nào?
3. Bà bạn Thảo chọn cây gì làm “Cây lộc”?
4. Chúng ta có đồng tình với bà bạn Thảo, mua cây mía thay cho bẻ cành lộc không?
Bước 3: Trò chơi: “ Trồng cây”…
Bước 4: Nhận xét, đánh giá:….
Hỏi:
- Qua trò chơi Trồng cây em có suy nghĩ gì?
- Trồng được 1 cây từ lúc gieo hạt đến khi trưởng thành có phải dễ dàng không?
Giáo viên kết luận….
Đóng tiểu phẩm
Thảo luận Trả lời
Chơi
Trả lời HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyên cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học + Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập + Trang phục đến trường,...
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
TUẦN 20