CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRUYỀN ÂM THANH
3.3.6. Minh họa ứng dụng đã xây dựng
Chạy chương trình Client bằng máy ảo Genymotion hoặc điện thoại hệ điều hành Android.
Hình 3.20. Ứng dụng đã được chạy
Sau đó ta cần phải khởi động Server. Click chuột phải vào Folder SERVER chọn Git Bash Here, sau đó gõ câu lệnh: node app để bật SERVER. Ngay lập tức SERVER sẽ báo là có các Client đang kết nối
Hình 3.21. Khởi động Server và thông báo Client kết nối
Bấm nút Ghi Âm để ghi âm thanh mới và bấm nút Xong để dừng ghi âm.
Sau đó chúng ta bấm nút Gửi thì trên Server sẽ nhận được đoạn âm thanh và mã hóa dưới dạng Buffer.
Hình 3.22. Các thao tác của ứng dụng
Server sẽ gửi âm thanh đến các Client và phát ở Client nội dung âm thanh đó.
Hình 3.23. Server mã hóa âm thanh và gửi đến Client để phát âm thanh Như vậy là âm thanh được thu âm trực tiếp và qua phương pháp xử lý âm thanh đã được gửi từ các Client thành viên lên Server. Từ đó Server sẽ phát lại đến tất cả các Client trong cùng mạng.
PHẦN KẾT LUẬN
• Kết quả thực nghiệm
Môi trường thử nghiệm đồ án này là mạng LAN, sử dụng công nghệ kết nối đường truyền Wifi 2,4 GHz. Hiện tại ứng dụng truyền dữ liệu âm thanh trong mạng LAN còn rất ít, phần lớn các tài nguyên về dải thông của mạng còn chưa sử dụng nhiều. Cũng vì lý do này nên độ trễ point – to – point trong mạng nhỏ và tương đối đồng đều. Vì chất lượng của âm thanh truyền đi trong trường hợp này hầu như chỉ phụ thuộc vào chất lượng của sound card.
• Đánh giá kết quả
Vậy ứng dụng đã mô phỏng thành công truyền âm thanh trong mạng LAN với các Client cùng kết nối đến Server với chất lượng âm thanh nhận được là rất rõ ràng, thời gian trễ rất nhỏ. Vì điều kiện về thời gian cùng như trình độ còn hạn chế nên em chỉ mới xây dựng một ứng dụng đơn giản để mô phỏng cho việc truyền âm thanh trong mạng LAN. Đồ án tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong phạm vi cho phép. Trên cơ sở đó xây dựng phần mềm ứng dụng để mô phỏng truyền âm thanh trên mạng LAN.
Ứng dụng cho phép hai hay nhiều máy cùng chạy phần mềm đã xây dựng trao đổi dữ liệu âm thanh một cách trung thực, rõ ràng và điều kiện xây dựng, kiểm thử phần mềm phù hợp với mức độ nghiên cứu.
Phần thử nghiệm mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng một ứng dụng truyền âm thanh giữa 2 thực thể Client theo giao thức TCP/IP và âm thanh mới chỉ được mã hoá theo phương pháp PCM Byte nên tỷ số nén chưa cao. Thế nhưng những gì đạt
được trong đồ án này chủ yếu là nhằm giúp em có thể nắm bắt vững hơn về mặt lý thuyết cũng như hiểu được cơ chế và điều khiển ứng dụng trong thực tế. Các kết quả này rất quan trọng và hữu ích cho mọi hoạt động nghiên cứu sau này cho dù những nội dung trong bài báo cáo tốt nghiệp và phần thử nghiệm chưa được đầy đủ và hoàn chỉnh như mong muốn.
Hiện nay, mô hình truyền âm thanh trên mạng đang được nghiên cứu và phát triển một cách mạnh mẽ vì đây là một vấn đề rất mới. Điều chúng ta có thể thấy được là sự nổi trội của các ứng dụng Facebook, Zalo... cũng đang quan tâm và nghiên cứu để phát triển mở rộng về mảng truyền âm thanh thoại và cuộc gọi VideoCall. Qua thử nghiệm cho thấy hướng nghiên cứu có thể tiếp tục nâng cấp để đưa vào sử dụng, trước tiên với mô hình nhỏ dùng cho mạng cục bộ trong các phòng ban hay một hệ thống cho công ty nào đó. Từ đó có thể phát triển và đưa vào sử dụng trên diện rộng nhằm mở rộng cho dịch vụ tin nhắn Mail. ChatWeb và tăng chất lượng các cuộc đàm thoại, giảm giá thành cuộc gọi và để thương mại hoá sản phẩm. Phát triển ứng dụng thêm không những là truyền âm thanh mà cả truyền nhận hình ảnh video trực tuyến nhằm xóa đi khoảng cách về thời gian và địa lý. Mang lại thuận lợi cho việc giao tiếp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.