- Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài.
- Kiểm tra vào vải .
- Vải phải đảm bảo đúng yêu cầu trước khi chạy máy
- Chuẩn bị hóa chất theo yêu cầu công nghệ.
(B7) Chuẩn bị máy
Quy trình chuẩn bị máy
- Mở cầu dao chính, mở công tắc điện để kiểm tra nguồn điện đúng tiêu chuẩn 380 (sai số 5V) kiểm tra hệ thống khí nén đạt áp lực yêu cầu, áp lực, xả đọng, mứa dầu bôi trơn.
- Kiểm tra hoạt động của máy móc thiết bị :
• Tình trạng hoạt động bể giặt, hoạt động của bơm tuần hoàn dung dịch có tốt không.
• Ngoài ra cần kiểm tra nguồn hơi lò dầu,cơ cấu sấy ,..
- Mở bộ chương trình và cài đặt nhiệt độ theo yêu cầu công nghệ ta có thể lên độ trực tiếp bằng cách mở van tay đến khi đạt nhiệt độ khóa van tay lại chuyển sang lên độ quy trình.
- Mở công tắc cho bơm chạy tuần hoàn.
- Mở các van xả nước cho thích hợp ở bồn ngấm, bồn lưu, bồn giặt.
- Kiểm tra vệ sinh máy , cài đặt nhiệt độ các buồng theo đơn
- Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
- Kiểm tra nước ở các bồn ngấm, bồn lưu, bồn giặt. Nồng độ hóa chất theo yêu
- Kiểm tra các thông số công nghệ được cài đặt :
• Tốc độ máy
• Lực ép
• Nhiệt độ trống sấy
• Thời gian vải giặt tẩy thích hợp.
- Kiểm tra đồng hồ áp lực khí nén vào trục ép theo quy trình.
- Kiểm tra nguồn nước
- Kiểm tra nguồn nhiệt cấp vào trống sấy
- Kiểm tra hóa chất, trục ép, trống sấy, bể giặt, bể nấu… có sạch sẽ hay không
- Chuyển công tắc máy sang chế độ đồng bộ, tự động bấm chuông. Khởi động máy
(B5) Vận hành máy
Quy trình vận hành máy
- Mở công tắc cho vải bắt đầu vào máy.
- Khi vải đến cuối băng tải của bồn ta nối vải vào đầu cây của đầu ra, mở công tắc và chỉnh chuyển sang chế độ auto.
- Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của thiết bị làm việc, di chuyển của hàng trong máy để kịp thời xử lý.
- Đảm bảo thời gian và lượng hơi cấp vào buồng hấp.
- Nồng độ hóa chất cho vào bể ngấm hóa chất cần được kiểm soát chặt chẽ tránh ảnh hưởng đến chất lượng vải sau nấu tẩy và các giai đoạn gia công tiếp theo.
- Nếu như máy hư khi đang vận hành thì phải mở các buồng steam ra nếu không sẽ gây ra vàng vải, sọc vải, vải bị xếp ly,thậm chí có thể gây hư lô hàng .
- Trường hợp có sự cố khẩn cấp ta dừng toàn bộ máy bằng cách ấn nút emergencystop (nút màu đỏ), và báo cho bộ phận kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.
- Theo dõi kiểm tra các thông số kỹ thuật và báo cáo vào phiếu kiểm tra công nghệ.
- Khi chạy hết hàng đóng máy ta chú ý may lại đầu cây vải cho đầu vào và ra của máy.
- Khóa các van hơi nước, hơi, tất cả các công tắc đã mở và cúp cầu dao chính.
- Công nhân đứng máy theo dõi quá trình chạy máy và vải chạy, khi thấy vải không mở hết khổ thì thì cần phải dừng máy và xử lý điều chỉnh trục cong sao cho vải mở hết khổ. Nếu để vải bị xếp ly thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trục ép , chất lượng vải và còn gây ra lỗi sọc màu trên vải sau khi nhuộm.
(B1) Trục cong không mở hết khổ vải
Quy trình điều chỉnh độ cong của trục nhằm vải mở hết khổ đảm bảo lỗi xếp ly:
- Trên bề mặt trục cong có lớp bọc cao su đàn hồi cao có thể điểu chỉnh tùy theo mức độ xếp ly vải.
- Điều chỉnh sao cho vải mở hết khổ không để vải bị xếp ly hạn chế tối đa xảy ra lỗi xếp ly.Nếu để vải xếp ly đi qua trục ép sẽ làm hư vải và hại cả trục ép đồng thời qua công đoạn nhuộm sẽ làm vải bị sọc màu.
- Quan sát thấy vải không mở hết khổ công nhân đứng máy ngay lập tức điều chỉnh độ cong của trục.
- Trường hợp không kịp điều chỉnh độ cong trục làm vải không mở hết khổ thì ngay lập tứ dừng máy công đoạn sấy tránh vải bị xếp ly qua trục ép gây hại trục ép và gây hỏng lô hàng.
Phải quan sát thường xuyên quá trình mở khổ để điều chỉnh trục hợp lý.
(B2) Trục bị mòn , lõm
Quy trình bảo trì các trục mòn , lõm đảm bảo không bị sọc vải
- Trục bị mòn , lõm khi vải đi qua sẽ tạo ra các nếp nhăn , gấp nếp sau đó vải đi qua trục ép gây ra lỗi xếp ly và sọc màu sau nhuộm.
- Thống kế quan sát nếu lỗi sọc màu do trục mòn lõm gây ra thường xuyên hay không?
- Thường quá trình bảo trì thực hiện theo định kì tuy nhiên nếu lỗi sọc vải thường xảy ra và gây hư hỏng nặng cho lô hàng mà nguyên nhân do trục bị lõm , mòn trục thì công tác bảo trì thậm chí là thay trục mới sẽ phải được thực hiện.
- Nếu lỗi sọc vải (sọc màu sau nhuộm) do trục mòn , lõm gây ra không đáng kể thâm chí có thể khắc phục thì có thể bỏ qua quy trình thay trục. Vì việc thay trục mới cần chi phí rất lớn nếu không cần thiết thì có thể bỏ qua thay vào đó là bảo trì trục bằng cách mài hay hàn.
Kiểm tra hóa chất – chất lượng vải sau công đoạn Nấu – tẩy Quy trình kiểm tra hóa chất sau nấu – tẩy
Kiểm tra nồng độ NaOH sử dụng
- Do NaOH đưa vào sử dụng ở dạng lỏng , được pha từ NaOH rắn nên trước khi sử dụng bắt buộc phải qua công đoạn kiểm tra lại nồng độ để đạt đúng nồng độ yêu cầu .
- Lấy NaOH từ bể lớn . Cho vào ống đong 50ml đến vạch trên cùng . Dùng Baume kế thả thật nhẹ nhàng vào . Quan sát mức dung dịch ngang với mức đo
- Tuyệt đối tuân theo các yêu cầu về an toàn lao động để tránh bị gây nguy hiểm từ NaOH.
Kiểm tra nồng độ H2O2
- Do nồng độ thuốc tẩy thay đổi tùy nhà cung cấp nên trước khi đưa vào sử dụng phải tiến hành kiểm tra nồng độ chính xác bằng phương pháp định phân cũng như xác định đúng nồng độ thuốc tẩy trong các bể hóa chất để kịp thời bổ sung đúng lượng cần thiết.
- Ghi nhận kết quả.
Kiểm tra độ thấm
- Cắt một miếng vải ra khỏi máy tẩy dài 10cm , ngang 3cm nhúng vào cốc thủy tinh chứa dung dịch nhuộm .
- Quan sát độ thấm ngấm thuốc nhuộm trên vải . Nếu trong 1 phút cao độ khoảng 3-5 cm thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn phải xem lại nồng độ hóa chất trong các bể nấu , tẩy ,..để kịp thời điều chỉnh bằng cách bổ sung hóa chất.
- Vải được xem là ngấm tốt khi vết thuốc nhuộm nhỏ lên vải lan rộng đều , không có gai.
Kiểm tra ngoại quan vải sau tiền xử lý
- Lấy 10% số lượng mỗi mẻ nếu lỗi sọc vải sai sót cao thì kiểm tra thêm 15% số cây vải.Nếu sai sót vẫn cao thì tiến hành kiểm tra 100% lô vải.Nếu lô hàng đạt đúng yêu cầu chất lượng thì kiểm tra các chỉ tiêu khác như độ sạch, vết dơ, … Tuy nhiên lô hàng không đạt đúng chất lượng yêu cầu thì phải báo ngay cho phòng Kỹ thuật để xử lý.
- Vải phải đạt yêu cầu các chỉ tiêu sau :
• Không có ngấn, sọc
• Độ trắng theo yêu cầu
• Độ thấm
• Không thủng lỗ
• Không còn hồ dư
• Không còn H2O2 dư
• Vải đạt các chỉ tiêu trên sẽ được đưa vào công đọan xử lý tiếp theo C Lỗi do máy nhuộm
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài.
- Kiểm tra hàng chuẩn bị cho vào máy có bị chướng ngại gì không.
- Kiểm tra vào vải .
- Vải phải đảm bảo đúng yêu cầu trước khi chạy máy
- Chuẩn bị hóa chất - thuốc nhuộmtheo yêu cầu công nghệ.
- Phải đảm bảo dung dịch nhuộm đều pH, kiểm tra độ hòa tan của thuốc nhuộm bằng cách nhỏ giọt trên giấy lọc .
(C6) Chuẩn bị máy
Quy trình chuẩn bị máy
- Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
- Kiểm tra lại họng Jet, khe hở - kích cỡ họng Jet vệ sinh – lưới lọc, bộ trao đổi nhiệt.
- Mở cầu dao chính, mở công tắc điện để kiểm tra nguồn điện đúng tiêu chuẩn 380 (sai số 5V) kiểm tra hệ thống khí nén đạt áp lực yêu cầu, áp lực, xả đọng, mứa dầu bôi trơn.
- Kiểm tra áp suất gió nén, xả họng và dầu bôi trơn
- Lấy nước vào với khối lượng theo quy định tùy theo loại máy, loại vải. Mở bơm tuần hoàn chạy và điều chỉnh áp suất họng Jet.
- Kiểm tra Amper bơm.
- Kiểm tra hoạt động của máy móc thiết bị :
- Tình trạng hoạt động bầu nhuộm, hoạt động của bơm tuần hoàn dung dịch có tốt không.
- Ngoài ra cần kiểm tra nguồn cơ cấu phun, guồng..
- Mở bộ chương trình và cài đặt nhiệt độ theo yêu cầu công nghệ ta có thể lên độ trực tiếp bằng cách mở van tay đến khi đạt nhiệt độ khóa van tay lại chuyển sang lên độ quy trình.
- Bể hóa chất, máng nhuộm phải được làm sạch hóa chất của lô hàng trước Kiểm tra lò dầu , hơi dầu có bị rò rỉ hay không .
Kiểm tra cặp trục ép có bị hư hỏng,mài mòn , lệch ,…
- Hệ thống dẫn hướng vải phải đảm bảo trơn , đều bề mặt , không biến dạng .
- Mở công tắc cho bơm chạy tuần hoàn.
- Mở các van xả nước cho thích hợp ở bể nhuộm.
- Kiểm tra vệ sinh máy , cài đặt nhiệt độ theo đơn hàng
- Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
- Kiểm tra nước ở bể nhuộm .Nồng độ hóa chất theo yêu cầu công nghệ (ngấm, lưu), độ pH.
- Kiểm tra các thông số công nghệ được cài đặt :
• Tốc độ máy
• Lực phun
• Nhiệt độ
• Thời gian nhuộm thích hợp.
- Kiểm tra đồng hồ áp lực khí nén theo quy trình.
- Kiểm tra nguồn nhiệt
- Kiểm tra hóa chất bể nhuộm… có sạch sẽ hay không
- Chuyển công tắc máy sang chế độ đồng bộ, tự động bấm chuông. Khởi động máy
(C4)Vận hành máy
Quy trình vận hành máy
- Mở công tắc cho vải bắt đầu vào máy.
- Cho vải vô xong, canh lại đúng lượng nước theo yêu cầu công nghệ và cho máy chạy.
- Cho hóa chất và lên độ theo đúng quy trình.
- Kiểm tra điều chỉnh đúng áp lực họng Jet, tốc độ vải, tốc độ trục lăn, áp lực không khí nạp vào.
- Theo dõi thường xuyên các đồng hồ báo quy trình của vải trong máy để kịp thời điều chỉnh, tránh xảy ra sự cố.
- Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của thiết bị làm việc, di chuyển của hàng trong máy để kịp thời xử lý.
- Đảm bảo thời gian và lượng hơi cấp vào buồng hấp.
- Nồng độ hóa chất cho vào bể ngấm hóa chất cần được kiểm soát chặt chẽ tránh ảnh hưởng đến chất lượng vải sau nấu tẩy và các giai đoạn gia công tiếp theo.
- Trường hợp có sự cố khẩn cấp ta dừng toàn bộ máy bằng cách ấn nút và báo cho bộ phận kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.
- Theo dõi kiểm tra các thông số kỹ thuật và báo cáo vào phiếu kiểm tra công nghệ.
- Khi chạy hết hàng đóng máy ta chú ý may lại đầu cây vải cho đầu vào và ra của máy.
- Khóa các van hơi nước, hơi, tất cả các công tắc đã mở và cúp cầu dao chính.
- Công nhân đứng máy theo dõi quá trình chạy máy và vải chạy (C2) Guồng Jet làm vải xếp ly
Quy trình điều chỉnh sức căng vải trong guồng Jet
- Sức căng quá lớn làm vải bị xếp ly dọc vải sau nhuộm vải dễ bị sọc màu
- Tùy theo loại vải mà ta có thể nhuộm trong các quy trình khác nhau, mỗi quy trình sẽ có áp lực sức căng khác nhau
- Vải Rayon co giãn rất lớn nếu căng quá mạnh không nhưng gây ra lỗi sọc vải mà còn rách hay đứt vải.
- Cần điểu chỉnh lực căng sao cho đúng với vải Rayon
- Việc điều chỉnh sức căng được thự hiện ở quy trình chuẩn bị máy 5.2.2.2 Lỗi khổ vải