PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của phân vi sinh làm từ bả mía đến môi trường nước và tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi (Trang 27 - 33)

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thông số Ao thí nghiệm Ao đối chứng

Diện tích 2000 m2 2000 m2

Số lượng tôm thả 180.000 con 180.000 con

Thời gian nuôi 3 tháng 3 tháng

Vi sinh sử dụng Thông thường Hudavil Hud-5

Thời gian sử dụng Mỗi tuần Mỗi tuần

Lặp lại 3 3

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG 23 Hình 2.1: hệ thống các ao nuôi trong nghiên cứu

2.3.2 Quản lý và chăm sóc 2.3.2.1 Chuẩn bị ao Cách tiến hành

- Cải tạo ao khô: Tiến hành kéo bùn đáy ao sau vụ nuôi, không đưa bùn vét đáy nên bờ ao. Trước vụ mới sửa lại bờ, lấp lại những chỗ rò rỉ để tránh việc thất thoát nước. Sử dụng phân bón vi sinh Hudavil Hud – 5, với lượng 16 kg/1000 m3, khi đất còn ẩm.

- Lấy nước: nước được lấy từ ao lắng, cấp vào ao khoảng 50 cm, sau đó bón vôi đá với liều lượng 100 kg/1000 m2 nhằm mục đích tăng pH để hạn chế tảo độc (tảo giáp).

- Gây màu: Để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm chủ yếu là các động vật phù du và động vật đáy. Sử dụng phân NPK (20-20-0) với lượng 2 kg/1000 m3, khi thấy màu màu nước đậm, cấp thêm nước từ ao lắng vào cho đến khi đạt

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG 24 khoảng 130 cm. sau đó dùng thêm phân NPK 2 kg/1000 m3 và chế phẩm Hudvil - Hud5 (16 kg/1000 m3).

- Kiểm tra các yếu tố môi trường.

2.3.2.2 Chăm sóc

- Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp của công ty GROBEST Việt nam với độ đạm tối thiểu 40%. Cho tôm ăn 4 lần/ ngày (6 giờ sáng, 10 giờ sáng, 2 giờ chiều và 5 giờ chiều). Cho ăn nhiều vào sáng, khoảng 60 % tổng lượng thức ăn trong ngày. Sau 2 giờ thì kiểm tra lại lượng thức ăn dư. Nếu thức ăn trên vó vừa hết hoặc dư ít khi kiểm tra thì giữ nguyên lại lượng ăn cũ, nếu thức ăn còn dư nhiều thì giảm 10 – 20 % và nếu thức ăn hết trước hơn thời gian qui định (2 giờ) thì tăng thêm 10% lượng ăn trong lần cho ăn kế tiếp. Theo dõi và ghi nhận lượng ăn cần thiết cho hàng ngày.

- Thăm ao thường xuyên: sáng, tối và đêm khuya.

- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường để duy trì chất lượng nước phù hợp cho tôm.

- Trong quá trình nuôi cần lưu ý chất lượng nước tốt tạo điều kiện sạch cho tôm phát triển nhanh, hạn chế dịch bệnh.

2.3.3 Phương pháp thu mẫu

2.3.3.1 Thu mẫu kiểm tra các yếu tố thủy hóa

Thu ở 4 điểm khác nhau (4 góc ao), cách bờ 1-2m, cách mặt nước khoảng 30 cm. Trộn đều nước thu tại bốn điểm, tiến hành kiểm tra tại chỗ.

2.3.3.2 Thu mẫu kiểm tra mật độ vi khuẩn

Thu ở 4 điểm khác nhau, cách bờ 1-2 m, cách mặt nước khoảng 30 cm. Trộn đều nước thu tại 4 điểm và đựng khoảng 2/3 chai 1 lít, trữ lạnh, chuyển đến phòng thí nghiệm.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG 25 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu và tần suất thu mẫu

Chỉ tiêu theo dõi Tần suất thu mẫu

pH 2 ngày/1 lần (sáng và chiều)

Kiềm 7 ngày/1 lần

TAN 7 ngày/1 lần

Tổng vi khuẩn 7 ngày/1 lần Vi khuẩn Vibrio 7ngày/1 lần 2.3.4 Phương pháp phân tích mẫu

Bảng 2.2: Các phương pháp phân tích mẫu

Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

pH pH test kit

Kiềm Kit Aqua Base

TAN Kit Aqua AM

Tổng vi khuẩn Đếm khuẩn lạc trên môi trường NA

Vibrio tổng số Đếm khuẩn lạc trên môi trường TCBS Vibrio parahemolyticus Đếm khuẩn lạc trên môi trường

Chromagar TM Vibrio

2.3.4.1 Phương pháp đếm khuẩn lạc

- Pha loãng mẫu: chuẩn bị 5 ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý, dùng micropipet hút 1 ml mẫu nước cho vào ống nghiệm thứ nhất, lắc trộn đều ống nghiệm , ta được mẫu có nồng độ pha loãng 10-1. Tiếp tục hút 1 ml từ ống 10-1 sang ống nghiệm thứ 2, lắc trộn đều, ta được mẫu có nồng độ pha loãng 10-2, làm tương tự cho đến khi đạt nồng độ 10-5 [3].

- Xác định tổng vi khuẩn: Dùng micropipet hút 0,1 ml dung dịch từ các mẫu pha loãng 10-3, 10-4, 10-5 cho vào môi trường NA, dùng que cấy trang trang đều trên bề mặt thạch cho đến khi mặt thạch khô, ghi chú sau đó đem ủ 370C/24 h. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần. Sau 24 giờ đọc kết quả, khuẩn lạc điển hình trên môi trường NA có màu trắng sữa.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG 26 - Xác định Vibrio tổng số: Dùng micropipet hút 0,1 ml dung dịch từ các mẫu pha loãng 100, 10-1, 10-2 cho vào môi trường TCBS, dùng que cấy trang trang đều trên bề mặt thạch cho đến khi thấy bề mặt thạch khô, ghi chú sau đó đem ủ ở 370C/24 h. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần. Sau 24 giờ đọc kết quả, khuẩn lạc điển hình trên môi trường TCBS có màu vàng và xanh.

- Xác định Vibrio parahaemolyticus: Dùng micropipette hút 0,1 ml dung dịch từ các mẫu pha loãng 100, 10-1, 10-2 cho vàomôi trường Chromagar TM Vibrio (Môi trường sinh màu cho sự phân lập và phân biệt V. parahaemolyticus, V. vulnificusV.

cholera), dùng que cấy trang trang đều trên bề mặt thạch cho đến khi bề mặt thạch khô, ghi chú sau đó đem ủ ở 370C/24 h. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần, sau 24h đọc kết quả. Khuẩn lạc đặc trưng của V. parahaemolyticus trên môi trường là màu tím hoa cà, khuẩn lạc màu xanh lá cây chuyển sang xanh ngọc là V. vulnificusV. cholera, còn khuẩn lạc không màu là V. alginolyticus.

- Nhận diê ̣n khuẩn la ̣c và đếm số khuẩn la ̣c ở các nồng đô ̣, cho ̣n nồng đô ̣ có số

khuẩn lạc mo ̣c trong khoảng đếm thích hợp (25-250 khuẩn la ̣c/ đĩa). Đếm số

lượng khuẩn la ̣c trên cả 3 đĩa của cùng nồng đô ̣ pha loãng [3].

- Tính mật đô ̣ tổng vi khuẩn, Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus theo công thứ c:

A (CFU/ml) = N Ʃni × V × fi Trong đó: A: số lượng vi khuẩn có trong 1ml mẫu

N: tổng số khuẩn la ̣c đếm đĩa

ni: số đĩa được đếm ở nồng đô ̣ pha loãng i V: thể tích cấy vào mỗi đĩa

fi: nồng đô ̣ pha loãng có số khuẩn la ̣c được đếm

2.3.5 Phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và hệ số thức ăn

2.3.5.1 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG 27 Thu mẫu kiểm tra tốc độ tăng trưởng: tiến hành thu tôm ở 4 điểm khác nhau sau đó cân chia tỉ lệ ra để được trọng lượng trung bình (gam/con), kiểm tra định kì 15 ngày/lần. Tốc độ tăng trưởng theo ngày của tôm được tính theo công thức:

DWG = 𝑊𝑐−𝑊đ 𝑡

DWG: tốc đô ̣ tăng trưởng của tôm theo ngày (g/ngày) Wc: trọng lượng cuối

Wđ: tro ̣ng lượng ban đầu t: thờ i gian thí nghiê ̣m

2.3.5.2 Tỉ lệ sống của tôm

Tỷ lê ̣ sống của tôm = sô ́ tôm thu hôạch

sô ́ tôm thả × 100

2.3.5.3 Hệ số thức ăn

Sau khi thu hoạch tôm, tiến hành tính hệ số thức ăn (FCR) theo công thức FCR= 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎứ𝑐 ă𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑡ô𝑚 ă𝑛

𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ô𝑚 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑐ℎ

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel. Xử lý thống kê bằng phần mềm PASW Statistics 18.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG 28

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của phân vi sinh làm từ bả mía đến môi trường nước và tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)