DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 29 - 32)

THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về VPBank và VPBank chi nhánh Hà Nội2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Giới thiệu chung về VPBank

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lưu hành ngày 12/08/1993, với tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam ( VPBank) thời gian hoạt động là 99 năm.

Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/09/1993 dựa trên giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993.

Từ năm 2006 đến nay, VPBank đặt hội sở chính tại số 8 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, VPBank đã chú trọng phát triển và mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới giao dịch trên toàn quốc. Cụ thể, ngay sau khi thành lập, tháng 12/1993 VPBank mở chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh. Cũng trong năm 2004 một chi nhánh ở Hải Phòng được thành lập. Tiếp theo, các chi nhánh tại các Huế, Hà Nội, Sài Gòn… cũng chính thức đi vào hoạt động. Bên cạnh việc thành lập các chi nhánh cấp I, VPBank còn mở thêm nhiều phòng giao dịch, trên khắp các địa bàn với phương châm “ hành động vì ước mơ của bạn”.Tính đến cuối năm 2011, VPBank đã đưa vào hoạt động gần 150 chi nhánh, và phòng giao dịch trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, và 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union. Đặc biệt, bên cạnh mở các chi nhánh, và phòng giao dịch, ngân hàng đã thành lập 2 công ty con là Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) và công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS). Việc thành lập 2 công ty con đã giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng phục vụ và uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng lớn mạnh.

Ban đầu khi mới thành lập, vốn điều lệ của Ngân hàng là 20 tỷ VND. Nhưng trong quá trình hoạt động và phát triển, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ VND (tháng 2/2005), tiếp đến là 310 tỷ VND vào tháng 12/2005. Việc VPBank ký hợp đồng mua

CoreBanking - T24 của Temenos Thụy Sỹ (tháng 4/2006), và VPBank được bán 10% cổ phần cho ngân hàng OCBC (Singapore) tháng 9/2006 đã nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên 750 tỷ đồng và giúp OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation nắm giữ 14,88% cổ phần của công ty. Từ đó đến nay, ngân hàng đã 4 lần nâng vốn điều lệ và ngày 1/10/2008 chính thức nâng đến 2.177 tỷ đồng.

Khi mới chính thức thành lập, số lượng cán bộ công nhân viên của VPBank mới chỉ vẻn vẹn có 18 người. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng về quy mô và mạng lưới giao dịch, phát triển về dịch vụ thì số lượng nhân viên cũng tăng lên tương ứng. Số lượng nhân viên toàn hệ thống tính đến nay có khoảng gần 3.000 nhân viên, trong đó phần lớn là có trình độ đại học và trên đại học, một số ít còn lại có trình độ cao đẳng. Con số này đã tăng lên rất nhiều so với năm 2010 (2.506 cán bộ nhân viên). Nhận thức được đội ngũ cán bộ công nhân viên là nòng cốt, bộ mặt, là sức mạnh của ngân hàng, nên VPBank đã tuyển dụng nhân viên có trình độ, đội ngũ nhân viên trẻ, đầy sáng tạo, và nhiệt huyết. Bên cạnh đó, VPBank luôn chú trọng đến công tác đào tạo, triển khai các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên theo hướng chuyên sâu, đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ, làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình phục vụ khách hàng, và tạo động lực thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên. VPBank còn chú trọng đến đời sống vật chất, và đời sống tinh thần của nhân viên. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng.

Ngày 27/7/2010 Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên thành Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng. Tuy nhiên ngày 12/8 thương hiệu mới của ngân hàng mới chính thức đi vào sử dụng.

VPBank làm việc với phương châm lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Trong đó, có VPBank chi nhánh Hà Nội.

2.1.1.2. VPBank - chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội, được thành lập theo công văn số 1128/NHNP-CNH ngày 6/10/2004, và chính thức đi vào hoạt động ngày 4/1/2005. Việc thành lập chi nhánh này dựa trên cơ sở tách bộ phận kinh doanh tại Hà Nội khỏi hội sở chính đi vào hoạt động độc lập với tư cách là chi nhánh cấp một. Chi nhánh VPBank Hà Nội đặt trụ sở chính tại số 4 Dã Tượng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

tư hướng dẫn của ban quản trị công ty. Tuy nhiên, quy trình cũng như cơ cấu làm việc, giao dịch trên thị trường tại chi nhánh được kế thừa và phát triển dựa vào bộ máy toàn hệ thống.

Cùng với sự phát triển, lớn mạnh về uy tín cũng như chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn; quy mô của chi nhánh Hà Nội cũng ngày một lớn mạnh. Từ khi tách ra khỏi hội sở đến nay, chi nhánh đã mở thêm 11 phòng giao dịch trên toàn thành phố Hà Nội.

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội.

VPBank – Chi nhánh Hà Nội, bao gồm năm phòng ban và 11 phòng giao dịch trực thuộc.

VPBank Cát Linh : địa điểm tại 20A Cát Linh, Đống Đa. VPBank Trần Hưng Đạo : tại 97 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm VPBank Tràng An : Tại 12 Điện Biên Phủ, Hoàn Kiếm VPBank Yên Phụ : tại 46 Yên Phụ, Tây Hồ

VPBank Thụy Khuê : tại 152 Thụy Khuê, Tây Hồ VPBank Khâm Thiên : tại 92 Khâm Thiên, Đống Đa

VPBank Tôn Đức Thắng : tại 214 Tôn Đức Thắng, Đống Đa VPBank Trần Xuân Soạn : tại 66 Trần Xuân Soan, Hai Bà Trưng VPBank Đội Cấn : tại 279 Đội Cấn, Ba Đình

VPBank Linh Đàm : tại 19 BT1, Bắc Linh Đàm, Hà Nội VPBank Ba Đình : tại 450 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w