Khái niệm: Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích còn gây được cảm giác Phân loại: Bao gồm 2 loại :
+ Ngưỡng trên: Là cường độ kích thích tối đa mà ở đó còn gây ra cảm giác
+ Ngưỡng dưới: Là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác
Phạm vi của ngưỡng dưới và ngưỡng trên gọi là vùng phản ánh.
Trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất
- Ngưỡng sai biệt: Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai vật kích thích đủ để ta phân biệt hai kích thích đó.
Ngưỡng sai biệt đối với từng cảm giác là một hằng số. Các cảm giác khác nhau sẽ có ngưỡng sai biệt khác nhau
VD: Cảm giác thị giác=1/100
Cảm giác thính giác = 1/10
Ngưỡng sai biệt và ngưỡng tuyệt đối ở mỗi người khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, trạng thái tâm lý, sinh lý, tính chất nghề nghiệp và do rèn luyện của mỗi người
Cường độ kích thích tối thiểu để gây được
cảm giác
Ngưỡng cảm giác phía dưới
Vùng cảm giác được
Cường độ kích thích tối đa vẫn gây được
cảm giác
Ngưỡng cảm giác phía trên
5.2. Qui luật thích ứng của cảm giác
- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích.
- Sự thích ứng diễn ra theo qui luật sau:
+ Cường độ kích thích tăng độ nhạy cảm giảm
+ Cường độ kích thích giảm độ nhạy cảm tăng
VD: Đang ở chỗ tối bước ra sáng, lúc đầu ta thấy loá mắt nhưng chỉ sau vài giây, độ
nhậy cảm giảm xuống, thi giác thích ứng ta sẽ nhìn rõ
- Qui luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng khác nhau.
+ Các loại cảm giác thích ứng nhanh: cảm giác nhìn, ngửi
+ Các loại cảm giác thích ứng chậm: cảm giác nghe, cảm giác đau
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi do rèn luyện và tính chất nghề nghiệp. VD: Công nhân luyện kim có thể chịu được nhiệt độ cao 50-60 độ C trong thời gian dài hay thợ nhuộm lâu năm có thể phân biệt được hơn 60 màu đen khác nhau: đầu bếp giỏi nếm được bằng mũi; đọc sách bằng tay…
Không để con cái dạn đòn vì đánh nhiều nó sẽ mất đi cảm giác ân hận về lỗi lầm như vậy sẽ không còn tác dụng giáo dục.
Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cuả cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi
của kích thích Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cuả cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi
của kích thích
Cảm giác con người có khả năng thích ứng với
kích thích
Cường độ kích thích tỉ lệ nghịch
với độ nhạy cảm
Mức độ thích ứng là khác nhau ở mỗi cảm giác
5.3. Qui luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
- Cảm giác con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luôn tác động qua lại lẫn nhau.
Sự tác động này diễn ra theo qui luật sau:
+ Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác
+ Một kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia
VD: - Nếu đặt hai tờ giấy xám như nhau lên một cái nền trăng, một cái nền đen ta thấy, từ giấy trên nền trắng dường như sẫm hơn tờ giấy đặt trên nền đen.
- Ăn kẹo ngọt sau đó ăn hoa quả sẽ có cảm giác nhạt nhẽo
- Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại
- Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời gọi là sự tương phản trong cảm giác