Kiểm tra, thanh tra giáo dục

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 21 - 27)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG THPT THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.2. Kiểm tra, thanh tra giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn12

Kiểm tra: Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, phát hiện những sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý tới một cấp độ cao hơn.

Quá trình kiểm tra có 4 bước cơ bản sau:

- Xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích.

- Tổ chức việc đo lường thành tích.

- So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực.

- Ra quyết định điều chỉnh.

Những bước cơ bản của kiểm tra trong quản lý liên hệ chặt chẽ với nhau qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Các bước cơ bản của quá trình kiểm tra trong quản lý

Tính tất yếu của kiểm tra trong quản lý: Kiểm tra là một trong những nhu cầu quan trọng của công tác quản lý, đồng thời nó là một chức năng thiết yếu của công tác quản lý; quản lý mà không kiểm tra thì không gọi là quản lý.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bị thù trong, giặc ngoài bao vây bốn phía. Bên cạnh đó cán bộ của ta còn chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý nên gặp nhiều lúng túng, cá biệt còn làm sai với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã nhận được nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân

Xác lập chuẩn

Đo lường thành

tích

Uốn nắn sai lệch

Phát huy thành tích

Xử lý So sánh

thành tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn13

dân phản ánh về những sai trái trong công tác quản lý của cán bộ và những lo lắng, băn khoăn, mất niềm tin của nhân dân với cán bộ quản lý. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, chấn chỉnh tình hình, đảm bảo kỷ cương phép nước, kêu gọi toàn dân đồng lòng, chung sức, đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Từ thực tế của công tác quản lý, trong cuộc họp Chính phủ lần thứ nhất (04/10/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra yêu cầu phải thành lập bộ phận Thanh tra và Người đã ký sắc lệnh thành lập Ban thanh tra đặc biệt để phục vụ cho công tác quản lý đất nước.

Từ đó đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn là nhu cầu tất yếu của sự nghiệp cách mạng. Tại cuộc họp Chính phủ lần thứ nhất (04/10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “thanh tra là tai mắt của cấp trên, là người bạn của cấp dưới,… thanh tra là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý của bộ máy nhà nước”. Công tác thanh tra phải được tiến hành theo phương châm

“kiểm tra một cách thường xuyên, kịp thời, rộng khắp, chính xác, có trọng tâm, phải kết hợp thanh tra của cán bộ lãnh đạo, của quần chúng với việc kiểm tra của các cơ quan chuyên trách” [dẫn theo 8].

Tóm lại, hoạt động thanh tra, kiểm tra là một đòi hỏi khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước. Từ lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định rằng: hoạt động thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu được trong công tác lãnh đạo, quản lý. Ngược lại, trong công tác lãnh đạo, quản lý cũng phải coi hoạt động thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng. Quan điểm này được chỉ đạo xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử của cách mạng Việt nam. Nhiều Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ đều xác định: công tác thanh tra, kiểm tra có tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn14

dụng quan trọng trực tiếp đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và giữ gìn kỷ cương phép nước.

Vị trí, vai trò của kiểm tra trong quản lý

Vị trí: Kiểm tra là chức năng quản lý quan trọng trong quá trình quản lý, nằm trong chuỗi quy trình: Kế hoạch hóa - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra.

Về hình thức hoạt động, kiểm tra là khâu kết thúc của một quá trình quản lý đồng thời là tiền đề chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Có thể mô tả vị trí, chức năng của kiểm tra trong một quá trình quản lý theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Vị trí, chức năng kiểm tra trong quá trình quản lý

Hoạt động kiểm tra cung cấp các thông tin phản hồi cho chủ thể quản lý và các cấp quản lý để điều chỉnh quá trình quản lý cho phù hợp nhằm đạt tới các mục tiêu đã đề ra. Do đó kiểm tra có chức năng quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý như: đổi mới công tác kế hoạch hóa, công tác tổ chức, chỉ đạo, cơ chế quản lý…

Vai trò: Kiểm tra là một chức năng cơ bản để đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc được chính xác. Qua kiểm tra, người cán bộ quản lý biết được thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới như thế

Thông tin quản lý Kế hoạch hóa

Kiểm tra

Chỉ đạo

Tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn15

nào; đồng thời, người được kiểm tra cũng biết kết quả công việc mình đã làm đạt được mức độ ra sao, có đúng với mục đích, yêu cầu mà cấp trên triển khai hay không. Trong thực tế công tác quản lý cho thấy: kiểm tra có tác dụng đánh giá đúng thực trạng, đồng thời còn đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ người được kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong cuộc họp Chính phủ lần thứ nhất (04/10/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nếu tổ chức tốt việc kiểm tra thì giống như chúng ta có chiếc đèn pha, bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ làm việc ra sao chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng chín phần mười khuyết điểm của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức việc kiểm tra chu đáo, thì chắc chắn sẽ không có những sai sót đó, nghĩa là chúng ta tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần” [dẫn theo 7].

Kiểm tra còn giúp cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng chính xác những cá nhân, đơn vị có thành tích; đồng thời phát hiện những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời. Do đó, kiểm tra không chỉ là “vạch mặt” hay “lùng bắt”

những sai sót mà còn uốn nắn, sửa chữa kịp thời những lệch lạc có thể xảy ra;

đồng thời khuyến khích, động viên cái đúng, cái tốt, nhân rộng điển hình tốt và tuyên truyền, phổ biến được những kinh nghiệm tốt ngay trong thực tiễn.

Các loại kiểm tra trong quản lý:

Căn cứ vào chủ đề quản lý, nhà quản lý khi tiến hành kiểm tra có thể xác định các loại kiểm tra theo các nguồn khác nhau như:

* Kiểm tra của cấp trên và bên ngoài hệ thống: Là kiểm tra được thực hiện do cấp trên yêu cầu và các tổ chức khác bên ngoài nhà trường tiến hành theo quy định. Đối với Giáo dục, loại kiểm tra này được tiến hành do các chuyên viên của Phòng GDĐT hay của Sở GDĐT thực hiện, theo các nhiệm vụ cụ thể. Do đó, để tránh phiền hà cho các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý trực tiếp đối với các cơ sở cần có kế hoạch cụ thể, thông báo kế hoạch kiểm tra cho đơn vị, chủ động kết hợp với các cơ quan cấp trên và bên ngoài hệ thống có nhu cầu kiểm tra cùng triển khai, thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn16

Kiểm tra của cấp trên có tính hành chính, pháp chế cao. Kết luận của hình thức kiểm tra này thường thể hiện sự đánh giá về mặt quản lý nhà nước của cấp trên đối với đơn vị. Tuy nhiên, kiểm tra của cấp trên trực tiếp trong cùng một hệ thống thường nhằm chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ, mang tính chất giám sát, giúp phát huy những ưu điểm, phát hiện những tồn tại để có những quyết định điều chỉnh phù hợp, cần thiết.

* Kiểm tra của thủ trưởng: Là sự kiểm tra của chủ thể quản lý theo chức năng, nhiệm vụ để đánh giá việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ của cơ sở hoặc của cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

Kiểm tra của Hiệu trưởng trong trường THPT được gọi là KTNBTH.

Kiểm tra này cũng có tính chất hành chính pháp chế Nhà nước. Tuy nhiên, tính chất này thể hiện trong một phạm vi hẹp của một đơn vị trường học. Những kết luận của Hiệu trưởng trong việc kiểm tra đối với cán bộ, giáo viên được sử dụng làm căn cứ tham khảo trong các đợt kiểm tra, thanh tra của cấp trên.

* Kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội: Theo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như giám sát việc thực hiện các quyết định đối với thủ trưởng và các bộ phận trong đơn vị.

* Tự kiểm tra: là quá trình tự xem xét, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động của từng cá nhân trong tổ chức. Đối với nhà trường, là kiểm tra việc thực hiện công tác của cán bộ, giáo viên, học sinh theo nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo việc triển khai nhiệm vụ chung đúng quy định, đạt hiệu quả theo mục tiêu, kế hoạch đã định.

Một trong những mục đích quan trọng của công tác quản lý là biến quá trình kiểm tra thành việc tự kiểm tra của từng cá nhân trong tổ chức. Ở các nhà trường, nếu kết hợp tốt các hình thức kiểm tra khác nhau sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong đơn vị mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn17

Thanh tra giáo dục: Thanh tra giáo dục (TTGD) là hoạt động của chủ thể QLGD nhằm kiểm tra, xem xét việc làm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo (đối tượng của QLGD); thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để giúp cho QLGD đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Đối tượng của thanh tra giáo dục được quy định:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác quy định của Nghị định 85/2006/NĐ - CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng của thanh tra giáo dục.

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)