Ảnh hưởng của việc bổ sung tế bào đệm tới sự phát triển phôi lợn thụ tinh ống nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hệ thống tạo phôi in vitro ở lợn (Trang 45 - 53)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 35

Việc sử dụng tế bào đệm nuôi kết hợp với phôi như một hình thức bắt chước điều kiện cơ thể sống. Ống dẫn trứng động vật có vú cung cấp các điều kiện sinh lý cho sự phát triển phôi ở giai đoạn sớm trong cơ thể và góp phần quan trọng trong sự thành công của việc mang thai (Pushpakumara, 2002).

Trong nghiên cứu này, thí nghiệm được thiết kế sử dụng ba loại tế bào đệm là tế bào sợi thai chuột, tế bào ống dẫn trứng lợn và tế bào tử cung lợn. Kết quả về ảnh hưởng của việc bổ sung tế bào đệm tới khả năng phân chia của phôi thụ tinh ống nghiệm được thể hiện ở Bảng 5.

Bảng 5. Ảnh hưởng của việc bổ sung tế bào đệm tới khả năng phân chia của trứng lợn thụ tinh ống nghiệm

Loại tế bào đệm

Số lần lặp lại thí nghiệm

Số trứng thí nghiệm

Số trứng phân chia

Tỷ lệ phân chia (%)

Đối chứng 8 458 275 (60,0 ± 3,5)

Tế bào sợi thai

chuột 8 406 274 (66,6 ± 7,3)

Tế bào ống dẫn trứng lợn

8 433 280 (64,6 ± 5,2)

Tế bào tử cung lợn 8 358 243 (67,6 ± 1,2)

Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ phân chia của phôi sau thụ tinh ống nghiệm tương tự nhau giữa nhóm không bổ sung tế bào đệm (đối chứng) và các nhóm thí nghiệm nuôi với tế bào đệm. Tỷ lệ phân chia của phôi sau thụ tinh ống nghiệm dao động từ 60,03% đến 67,58%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 36

Có một điều đáng chú ý là các sản phôi lợn ống nghiệm nếu nuôi trong điều kiện thông thường, phôi thường bị dừng lại ở giai đoạn 2-4 tế bào và không phát triển tiếp được. Kết quả về ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự phát triển phôi đến giai đoạn 2-16 tế bào được thể hiện ở bảng 6

Bảng 6. Ảnh hưởng của tế bào đệm tới khả năng phát triển phôi tới giai đoạn 2- 16 tế bào

Loại tế bào đệm

Số lần lặp lại thí nghiệm

Số phôi giả định

Số phôi 2- 16 tế bào

Tỷ lệ phôi 2- 16 tế bào

(%)

Đối chứng 8 275 153 (57,1 ± 3,1)a

Tế bào sợi thai

chuột 8 274 116 (39,4 ± 6,2)ab

Tế bào ống dẫn trứng lợn

8 280 82 (29,2 ± 4,8)b

Tế bào tử cung lợn 8 243 72 (30,5 ± 3,9)b

Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa với P<0,05

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phôi nuôi trong môi trường không có tế bào đệm, tỷ lệ phôi chỉ phát triển đến giai đoạn 2-16 tế bào khá cao (57,1%). Tuy nhiên, khi phôi được nuôi với tế bào biểu mô ống dẫn trứng và tế bào tử cung, tỷ lệ phôi dừng lại ở giai đoạn 2-16 tế bào tương ứng chỉ còn là (29,2% và 30,5%).

Trong khi đó, tỷ lệ phôi giai đoạn 2-16 tế bào ở nhóm phôi được nuôi với tế bào biểu mô ống dẫn trứng và tế bào tử cung tương đương nhau (29,2% và 30,5%, theo thứ tự) và thấp hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ này ở nhóm đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 37

Không có sự khác biệt về tỷ lệ phôi giai đoạn 2-16 tế bào giữa nhóm phôi nuôi với tế bào sợi thai chuột và nhóm đối chứng cũng như với hai nhóm nuôi kết hợp còn lại.

Tóm lại, tế bào sợi thai chuột và tế bào tử cung lợn giúp hỗ trợ phôi lợn in vitro phát triển vượt qua giai đoạn 2-16 tế bào.

Sự tương quan ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự phân chia và phát triển phôi đến giai đoạn 2-16 tế bào thể hiện ở Biểu đồ 3.

Biểu đồ 3. So sánh ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự phân chia và sự phát triển phôi tới giai đoạn 2-16 tế bào của trứng lợn TTON

Tỷ lệ hình thành phôi nang của trứng thụ tinh ống nghiệm là yếu tố quan trọng đánh giá hiệu suất tạo phôi in vitro ở lợn. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tế bào đệm tới sự hình thành phôi nang được thể hiện ở bảng 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 38

Bảng 7. Ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm đến giai đoạn phôi nang

Loại tế bào đệm

Số lần lặp lại thí

nghiệm

Số phôi giả định

Số phôi nang (blastocyst)

Tỷ lệ phôi nang (%)

Đối chứng 8 275 48 (16,8 ± 3,1)b

Tế bào sợi thai chuột 8 274 69 (24,6 ± 3,1)ab

Tế bào ống dẫn trứng

lợn 8 280 69 (24,4 ± 2,2)ab

Tế bào nội mạc tử

cung lợn 8 243 66 (28,5 ± 3,5)a

Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa với P<0,05

Kết quả thí nghiệm cho thấy, phôi nuôi kết hợp với tế bào sợi thai chuột và tế bào biểu mô ống dẫn trứng cho tỷ lệ hình thành phôi nang tương đương (24,6% sv 24,4%) và tương đương so với đối chứng (16,8%). Trong khi đó, tỷ lệ hình thành phôi nang ở nhóm phôi được nuôi kết hợp với tế bào nội mạc tử cung lợn là 28,5%, cao hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ này ở nhóm đối chứng, P<0,05.

Không có sự khác biệt trong tỷ lệ hình thành phôi nang ở các nhóm nuôi phôi với tế bào đệm (P>0,05).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 39

Như vậy việc nuôi kết hợp phôi lợn in vitro với tế bào nội mạc tử cung lợn là biểu hiện rõ ràng nhất, cho tỷ lệ phôi nang cao hơn rõ rệt so với đối chứng (P<0,05). Điều này có thể lý giải là tế bào nội mạc tử cung lợn tạo điều kiện tương tự với điều kiện phát triển phôi trong cơ thể. Tế bào này có thể tiết ra chất kích thích sự phát triển phôi đến giai đoạn phôi nang.

Tương quan giữa ảnh hưởng của tế bào đệm tới tỷ lệ phân chia, tỷ lệ hình thành phôi nang và tỷ lệ phôi 2-16 tế bào với tỷ lệ hình thành phôi nang được thể hiện ở Biểu đồ 4 và 5.

Biểu đồ 4. So sánh ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự phân chia và hình thành phôi nang của trứng lợn TTON

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 40

Biểu đồ 5. So sánh ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự phát triển phôi đến giai đoạn 2-16 tế bào và hình thành phôi nang của trứng lợn TTON

Ngoài tỷ lệ hình thành phôi nang thì chất lượng phôi nang (số tế bào / phôi nang) cũng là yếu tố quan trong đánh giá sự thành công của hiệu suất tạo phôi in vitro ở lợn. Kết quả về ảnh hưởng của việc bổ sung tế bào đệm tới chất lượng phôi nang được thể hiện ở bảng 8.

Bảng 8. Ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm đến chất lượng phôi nang

Loại tế bào đệm

Số lần lặp lại thí nghiệm

Số phôi nang (blastocyst)

Số tế bào trung bình/phôi nang

Đối chứng 8 48 26,6 ± 1,5

Tế bào sợi thai chuột 8 69 27,3 ± 1,5

Tế bào ống dẫn trứng lợn 8 69 29,9 ± 1,9

Tế bào tử cung lợn 8 66 32,3 ± 2,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 41

Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc bổ sung tế bào đệm không ảnh hưởng tới chất lượng phôi nang. Số tế bào trong mỗi phôi nang tương đương nhau ở nhóm đối chứng và nhóm nuôi kết hợp với tế bào sợi thai chuột, tế bào biểu mô ống dẫn trứng và tế bào nội mạc tử cung lợn là (26,6; 27,3; 29,9 và 32,3 tế bào/phôi, theo thứ tự) P>0,05.

Tương quan giữa ảnh hưởng của tế bào đệm tới tỷ lệ hình thành phôi nang và số tế bào/phôi nang được thể hiện ở biểu đồ 6

Biểu đồ 6. So sánh ảnh hưởng của tế bào đệm tới sự hình thành phôi nang và chất lượng phôi nang của trứng lợn TTON

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hệ thống tạo phôi in vitro ở lợn (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)