CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI ÂM SẮC CỦA NGUYÊN ÂM ĐƠN TRONG
4.3. Đặc trưng âm sắc của nguyên âm
Để xác định giá trị đại diện cho tần số F1, F2 của mỗi nguyên âm, chúng tôi sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (SD). Trong đó, độ lệch chuẩn cho biết độ sai lệch trung bình của một người nói thuộc nhóm đến giá trị trung bình của nhóm đó.
Bảng 4.1.Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn F1, F2 của nguyên âm 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 500 1000
1500 2000
2500 3000
F1
F2
mong chong sóc móc gạch xách xanh chanh ca
pha trai mai chào mào tham đạm chán cạn
sáng vàng cạp áp mát phạt gác lạc
300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 500 1000
1500 2000
2500 3000
F1
F2
mong chong sóc móc gạch xách xanh chanh ca
pha trai mai chào mào tham đạm chán cạn
sáng vàng cạp áp mát phạt gác lạc
trong tiếng Bình Định do nữ phát âm
Nguyên âm
Trung bình F1
Trung bình
F2 SD F1 SD F2
[i] 533 2612 112 168
[ɪ] 769 1926 105 183
[ɛ] 640 2465 89 241
[ɯ] 704 1540 88 168
[ɤ] 868 1526 90 112
[ɐ] 1049 1616 104 132
[ổ] [ổ̆] 926 2006 140 252
[ɔ] 903 1352 86 98
[u] 636 1086 91 146
[o] 847 1257 131 173
Bảng 4.2. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn F1, F2 của nguyên âm trong tiếng Bình Định do nam phát âm
Nguyên âm Trung bình F1
Trung bình
F2 SD F1 SD F2
[i] 441 2213 58 183
[ɪ] 672 1684 72 169
[ɛ] 581 2207 60 188
[ɯ] 596 1328 65 147
[ɤ] 743 1304 67 124
[ɐ] 902 1326 76 125
[ổ] 845 1816 845 1816
[ɔ] 807 1148 69 71
[u] 577 975 74 98
[o] 746 1056 96 130
Dựa vào các giá trị trên, ta có thể biểu diễn sơ đồ các nguyên âm thực sự tồn tại trong tiếng Bình Định như sau:
Hình 4.33. Biểu đồ nguyên âm tiếng Bình Định do nữ phát âm
Hình 4.34. Biểu đồ nguyên âm tiếng Bình Định do nam phát âm
Như vậy, về mặt phát âm, tiếng Bình Định có 10 nguyên âm, trong đó [i] là nguyên âm có độ nâng lưỡi cao nhất và lưỡi đưa về trước nhiều nhất, [ɐ] là nguyên âm có độ nâng lưỡi thấp nhất, [u] là nguyên âm lưỡi lùi về sau nhiều nhất.
4.4. Giải pháp âm vị học
300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 500 1000
1500 2000
2500 3000
F1
F2
[i]
[ɪ]
[ɛ
[ổ]
[ɯ]
[ɤ]
[u]
[o]
[ɔ]
[ɐ]
300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 500 1000
1500 2000
2500 3000
F1
F2
[i]
[u]
[o]
[ɛ [ɪ]
[ổ]
[ɯ]
[ɤ]
[ɐ] [ɔ]
Dựa trên sự phân bố và tách/ nhập nhóm của nguyên âm theo giá trị formant F1, F2 như đã trình bày trong phần 4.2, chúng tôi đưa ra bảng tóm tắt sự thay đổi của tiếng Bình Định trong các kết hợp của nguyên âm với phụ âm cuối so với tiếng Việt chuẩn như sau:
Bảng 4.3. Bảng tóm tắt sự biến đổi âm sắc của của nguyên âm đơn khi kết với âm cuối trong tiếng Bình Định so với tiếng Việt chuẩn
/-zero/ /-j/ /-w/ /-m/ /-n/ /- ŋ/ /-p/ /-k/ /- t/
/i/ [-ɪ] [-iw] [-im] [-in] [-ɪn] [-ip] [-ɪt] [-it]
/e/ [-ɤ] [-iw] [-im] [-ɤn] [-ɤn] [-ip] [-ɤt] [-ɤt]
/ɛ/ [-ɛ] [-ɛw] [-ɛm] [-ɛŋ] [ổn] [-ɛp] [ổt] [-ɛk]
/ɯ/ [-ɯ] [-ɯ] [-ɯw] [-ɯŋ] [-ɯk] [-ɯk]
/ɤ/ [-ɤ] [- ɐj] [-om] [-ɤŋ] [-op] [-ɤk]
/ɤ̆/ [- ɐj] [- ɐw] [- ɐm] [- ɐŋ] [- ɐŋ] [- ɐp] [- ɐk] [- ɐk]
/a/ [-ổ] [-ổj] [-ổw] [-ổm] [-ổŋ] [-ổŋ] [-ổp] [-ổk] [-ổk]
/ă/ [-ổ̆j] [-ổ̆w] [-ổ̆m] [-ổ̆ŋ] [-ổ̆ŋ] [-ổ̆p] [-ổ̆k] [-ổ̆k]
/u/ [-u] [-uj] [-ɯm] [-uŋ] [-uŋ] [-ɯp] [-uk] [-uk]
/o/ [-o] [- ɐw] [-om] [oŋm] [- ɐŋm] [-op] [- ɐkp] [-okp] /ɔ/ [- ɐ] [-oj] [-om] [-ɔŋ] [ổŋm] [-op] [ổkp] [-ɔk]
Hàng ngang và hàng dọc in đậm là âm trong tiếng Việt, phần in màu là cách đọc trong tiếng Bình Định với sự biến đổi cả về nguyên âm chính lẫn phụ âm cuối. Dựa vào bảng trên, ta có quy luật kết hợp của âm chính và âm cuối trong cách phát âm của Bình Định như sau:
Bảng 4.4. Bảng tóm tắt sự kết hợp của âm chính và âm cuối trong tiếng Bình Định
[-zero] [-j] [-w] [-m] [-n] [- ŋ] [- ŋm] [-p] [-k] [-kp] [- t]
[i] + + + + +
[ɪ] + + +
[ɛ] + + + + + +
[ɯ] + + + + + + + +
[ɤ] + + + + +
[ ɐ] + + + + + + + + +
[ổ] + + + + + ? + + ? + + + ? +?
[ổ̆] + + + +? + +? + + +? +?
[u] + + + +
[o] + + + +
[o:] + +
[ɔ:] + +
Dựa vào bảng kết hợp nguyên âm và phụ âm cuối trong tiếng Bình Định, ta thấy:
(1): [ɪ] và [i] là trở thành hai âm vị riêng biệt /i/ và /ɪ/ do sự xuất hiện của hai cặp tối thiểu khi [i] và [ɪ] kết hợp với âm cuối [-n, -t]:
“xin” [sin] – “xinh” [sɪn]
“ít” [it] – “ích” [ɪt]
Sở dĩ trong tiếng Bình Định xuất hiện hai cặp tối thiểu này là vì phụ âm cuối [-ŋ] và [k]
trong phương ngữ Bắc bị chuyển thành [-n] và [-t].
Như vậy, tiếng Bình Định có thêm một âm vị mới là /ɪ/ và mất đi một âm vị là /e/. Nếu căn cứ vào đặc điểm ngữ õm, ta thấy ở hàng “trước” sẽ cú /i/, /ɛ/, /ổ/, /ổ̆/, hơi lựi về sau cú /ɪ/. Tuy nhiên, việc xác định một cách có hệ thống quan hệ giữa các nguyên âm trong hệ thống âm vị của tiếng Bình Định còn liên quan đến các nguyên âm sẽ được giải quyết ở chương 6. Chính vì vậy, chúng tôi tạm thời chưa xác định /ɪ/ là nguyên âm thuộc hàng nào và nguyên âm nào sẽ thay thế vị trí của /e/ trong bảng hệ thống âm vị tiếng Bình Định.
(2): [u] và [i] tồn tại trong thế phân bố bổ sung:
[-zero] [-j] [-w] [-m] [-n] [- ŋ] [- ŋm] [-p] [-k] [-kp] [- t]
[i] + + + + +
Tuy nhiên, không thể xem [u] và [i] là hai biến thể của cùng một âm vị. Bởi lẽ, hai âm tồn tại ở thế phân bố bổ sung phải có phẩm chất ngữ âm tương tự nhau mới có thể được xem là hai biến thể của cùng một âm vị (Fromklin, V. 2001: 255). Trong khi đó, [i] và [u] là hai nguyên âm có đặc trưng ngữ âm rất khác biệt, do đó dẫu cho chúng xuất hiện trong thế phân bố bổ sung nhưng vẫn được coi là 2 âm vị riêng biệt: /u/ và /i/.
(3): [ɤ] và [ɐ] là hai nguyên âm riêng biệt, khác nhau về phẩm chất, trong đó [ɤ] thuộc hàng cao hơn [ɐ]. Tuy nhiên hai nguyên âm này còn khác nhau về trường độ, do đó giải pháp âm vị học cho [ɤ] và [ɐ] sẽ được bàn sâu hơn ở chương 6.
(4): Trong tiếng Bình Định, có sự khu biệt giữa [ɐ] và [ɐ:]: “chây” – “chơi”. Tuy nhiên, việc có nên cho rằng trong tiếng Bình Định xuất hiện thêm một âm vị mới là /ɐ:/ đối lập với /ɐ/ hay không thì còn liên quan đến giải pháp xử lý [ɐ] và [ɤ] như đã trình bày ở (3). Do đó, vấn đề này cũng sẽ được đề cập sau, ở chương 6.
(5): Tương tự như vậy, vấn đề [ɔ:] và [ɔ], [o:] và [o] sẽ được bàn kĩ hơn sau khi phân tích trường độ.
(6): Sự phõn bố của [ổ̆] và [ổ] khi kết hợp với 4 õm cuối [-n, -t, - ŋm, -kp] chưa thể giải quyết triệt để nếu chỉ đơn thuần dựa vào âm sắc của nguyên âm vì 2 nguyên âm này có âm sắc giống nhau, chỉ khác nhau về trường độ. Nói cách khác, chưa thể biết chắc được “-ong, - oc, -anh, -ach” trong cách phát âm của Bình Định được đọc thành âm dài hay âm ngắn. Do đó, sự kết hợp của hai nguyên âm này cũng như tư cách âm vị học của nó sẽ được bàn đến sâu hơn khi đề cập đến vấn đề trường độ của nguyên âm trong chương 6.
Chương 5: SỰ THAY ĐỔI ÂM SẮC CỦA NGUYÊN ÂM ĐÔI TRONG TI ẾNG BÌNH ĐỊNH
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày kết quả phân tích ngữ âm học của 3 nguyên âm đôi. Đặc điểm chung của ba nguyên âm này trong tiếng Bình Định là sự biến mất của yếu tố thứ hai trong một số bối cảnh. Sự biến mất này dẫn đến việc nhập một của nguyên âm đôi với nguyên âm đơn trong các bối cảnh đó, dẫn đến việc xuất hiện các cặp tối thiểu và làm thay đổi hệ thống âm vị của tiếng Bình Định. Trong chương này, chúng tôi sẽ lần lượt:
(1) vẽ sơ đồ biểu diễn giá trị formant F1, F2 của các nguyên âm đôi do từng tư liệu viên phát âm;
(2) phân tích từng nguyên âm đôi trong các bối cảnh để xác định bối cảnh mà yếu tố thứ hai bị tinh giản, kiểm chứng lại sự nhập một của nguyên âm đôi trong bối cảnh đó với nguyên âm đơn tương ứng;
(3) xác định đặc trưng âm sắc nguyên âm của từng giới, bao gồm cả xác định đặc trưng của nguyên âm đôi còn được giữ lại trong tiếng Bình Định và xác định lại đặc trưng âm sắc của nguyên âm đơn nhập một với nguyên âm đôi;
(4) đưa ra giải pháp âm vị học.