PHẦN IV. ĐIỀU TRỊ KINH NGHIỆM
Chương 20. Viêm mô tế bào
Dịch: BS. Lê Thị Liên Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà
Giống như những lâu đài thời trung cổ được thiết kế bức tường thành kiên cố để tránh những kẻ tấn công, thì cơ thể chúng ta cũng đƣợc bao phủ một lớp da bảo vệ, có hiệu quả không ngờ trong việc ngăn chặn vi khuẩn có khả năng thâm nhập làm tổn thương lớp mô sâu. Dù là môi trường đầy các vi sinh vật nhƣng cơ thể vẫn đƣợc giữ an toàn nhờ có hàng rào này, điều đó chứng minh mức độ nhiễm trùng liên quan đến những lỗ hổng trên da, nhƣ là bỏng hay vết mổ.Viêm mô tế bào là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào lớp trung bì và hạ bì.
Viêm mô tế bào (VMTB) thường có sốt và những triệu chứng tại chỗ, như là nhạy cảm, nóng, đỏ, sưng, da phù nề cứng, thường quanh vết thương hay vết trầy da có vai trò như là đường xâm nhập vào cơ thể. Trong một vài trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng nề, và xuất hiện triệu chứng nhiễm độc toàn thân gồm mạch nhanh, hạ huyết áp.
Vi khuẩn gây VMTB phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và một vài bất kỳ phơi nhiễm đặc biệt với nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, VMTB xảy ra sau khi một vết thương tiếp xúc với nước biển thì gợi ý Vibrio vulnifcus là nguyên nhân. VMTB liên quan đến vết loét ở chân trên bệnh nhân đái tháo đường thì bị gây ra bởi vi khuẩn gram dương hiếu khí, vi khuẩn gram âm hiếu khí và vi khuần kỵ khí. Tuy nhiên, hầu hết VMTB ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường thì nguyên nhân đến từ sự xâm nhập của sinh vật trên da qua lỗ hỗng hay gián đoạn của thƣợng bì. Do đó, VMTB không biến chứng, cơ địa bình thường, không có tiếp xúc gì khác thường trước đó thì thường nguyên nhân là Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes hoặc liên cấu khác (Bảng 20-1).
Vì khó có thể xác định vi khuẩn đặc hiệu gây bệnh, nên điều trị thường dựa vào kinh nghiệm và gồm các thuốc có phổ kháng khuẩn trên vi khuẩn gram dương (Bảng 20-2 và Hình 20.1) . Tuy nhiên, Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes ngày càng tăng sức đề kháng với kháng sinh, điều này làm phức tạp lựa chọn điều trị. Nhìn chung, nhiễm trùng nặng nên đƣợc điều trị nội trú bằng kháng sinh tiêm, trái lại với thể nhẹ và vừa thì có thể dùng đường uống cho bệnh ngoại trú. Ở những vùng mà tụ cầu kháng methicillin (MRSA) là phổ biến hay khi có các yếu tố thuận lợi khiến MRSA hiện diện (nhƣ là bệnh nhân có tiền sử nhiễm MRSA, đã từng dùng liệu trình kháng sinh gần đây), các lựa chọn đường tiêm nên dùng vào gồm glycopeptide (vancomycin, telavancin), linezolide, daptomycin, tigecyline và ceftaroline. Doxycycline, trimethoprime- sulfamethazole, linezolide và clindamycin đường uống có thể được sử dụng. Nếu khả năng nhiễm MRSA là thấp, lựa chọn thích hợp cho đường tiêm gồm peniciline kháng tụ cầu (nafacilline, oxacillin), cephalosporin thế hệ 1 (cefazoline) hoặc clindamycin. Thuốc uống gồm dicloxacillin, cephalosporin thế hệ 1 dạng uống (cephalexin, cefadroxil), clindamycin hoặc macrolide (azithromycine, clarithromycine, erythromycin). Trong mọi trường hợp, lựa chọn thực tế nên dựa vào đặc điểm đề kháng tại địa phương.
Bảng 20-1 Vi khuẩn gây viêm mô tế bào
Vi khuẩn Tỉ lệ gây bệnh
Staphylococcus aureus 13-37%
Streptococcus pyogenes 4-17%
Liên cầu khác 1-8%
Bảng 20-2 Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm trong viêm mô tế bào
Nhóm kháng sinh Kháng sinh
Nếu nghi ngờ là tụ cầu vàng kháng methicillin Bệnh nhẹ đến trung bình (đường uống)
Tetracycline Doxycycline
Clindamycin
Sulfamid Trimethoprime-sulfamethoxazole
Linezolid
Bệnh nặng (đường tiêm)
Glycopeptide Vancomycine, televancin
Linezolide Daptomycine
Tetracycline Tigecycline, doxycycline
Cephalosporin thế hệ 5 Ceftaroline
Nếu không nghi ngờ là tụ cầu vàng kháng methicillin Bệnh nhẹ đến trung bình (đường uống)
Penicillin kháng tụ cầu Dicloxacillin
Cephalosporin thế hệ 1 Cephalexin, cefadroxil Clindamycin
Macrolide Azithromycin, clarithromycin, erythromycin.
Bệnh nặng (đường tiêm)
Penicillin kháng tụ cầu Nafcillin, oxacillin
Cephalosporin thế hệ 1 Cefazolin
Clindamycin
171 Hình 20-1. Hoạt tính của các kháng sinh dùng điều trị viêm mô tế bào
Câu hỏi:
1. Trên bệnh nhân miễn dịch bình thường, không có tiếp xúc bất thường, nguyên nhân phổ biến nhất gây VMTB là………,………., và ………. khác.
2. Điều trị theo kinh nghiệm thích hợp bằng đường uống cho một người thợ lợp nhà khỏe mạnh 48 tuổi, bị bệnh viêm mô tế bào tại vết trầy trên cánh tay, tiến triển không nặng nề và có nguy cơ MRSA thấp sẽ là………., ………., cephasporin thế hệ ……, hoặc……….
3. Ở bệnh nhân nguy cơ MRSA thấp, điều trị bằng đường tiêm thích hợp cho VMTB là………..,……….,………. hoặc………..
4. Một phụ nữ 72 tuổi cấy vi khuẩn phát hiện nhiễm tụ cầu kháng methicillin MRSA , hiện tại huyết áp thấp và xuất hiện viêm mô tế bào trên chân trái tại vị trí mà trước đó vài năm đã cắt bỏ tĩnh mạch hiển thì điều trị thích hợp là…………., ………..,
……….., ………, hoặc ………..