Giới thiệu một số công trình xử lý nước thải

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.3. Giới thiệu một số công trình xử lý nước thải

Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển nước thải. Nước thải từ bể thu gom được bơm qua bể điều hòa.

2.3.2. Bể điều hòa

Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa có thể được phân loại như sau:

– Bể điều hòa lưu lượng:

– Bể điều hòa nồng độ

– Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ:Thường đặt sau bể lắng cát, trước bể lắng đợt I, loại bể này phải có đủ dung tích để điều hòa lưu lượng và nồng độ và bên trong phải có thiết bị khuấy để đảm bảo sự xáo trộn đều toàn bộ thể tích. (Trịnh Xuân Lai, 2000)

2.3.3. Bể lọc sinh học

− Là công trình được thiết kế nhằm mục đích phân hủy các vật chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình oxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc. Trong bể thường chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám.

− Bể lọc sinh học thường được phân chia thành hai dạng: bể lọc sinh học nhỏ giọt và bể lọc sinh học cao tải. Tháp lọc sinh học cũng có thể được xem như là một bể lọc sinh học nhưng có chiều cao khá lớn.

− Bể lọc sinh học nhỏ giọt thường dùng để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải, giá trị BOD của nước thải sau khi làm sạch đạt tới 10 ÷ 15mg/l với lưu lượng nước thải không quá 1000 m3/ngđ. (Lâm Vĩnh Sơn, 2008)

− Bể lọc sinh học cao tải có những đặc điểm: tải trọng nước tới 0 ÷ 30m3/m2ngđ tức là gấp 10 ÷ 30 lần ở bể lọc nhỏ giọt. (Lâm Vĩnh Sơn, 2008)

− Tháp lọc sinh học: những tháp lọc sinh học có thể xử dụng ở các trạm xử lý với lưu lượng dưới 50000m3/ngđ, với điều kiện địa hình thuận lợi và nồng độ nước thải sau khi làm sạch BOD là 20÷25mg/l. (Lâm Vĩnh Sơn, 2008)

Bể lọc sinh học là công trình xử lý sinh học nước thải trong điều kiện nhân tạo nhờ vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có bố trí các lớp vật liệu lọc, khi nước thải đi qua bể thấm vào lớp vật liệu lọc thì các cặn bẩn sẽ bị giữ lại tạo thành màng gọi là màng vi sinh. Vi sinh này hấp phụ các chất hữu cơ và nhờ có oxy mà quá trình oxy được thực hiện.

Những màng vi sinh đã chết sẽ cùng với nước thải ra khỏi bể và được giữ lại ở bể lắng đợt hai

2.3.4. Bể Aerotank

− Bể Aerotank là công trình làm bằng bê tông, bê tông cốt thép, với mặt bằng thông dụng là hình chữ nhật. Hỗn hợp bùn và nước thải cho chảy qua suốt chiều dài bể.

− Nước thải sau khi xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hoà tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aerotank. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn và có thể là các hợp chất hữu cơ chưa phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển dần thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy, xử lí nước thải ở Aerotank được gọi là quá trình xử lí với sinh trưởng lở lửng của quần thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bông bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn màu nâu sẫm, là bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Thời gian lưu nước trong bể Aerotank là từ 1÷8 giờ, không quá 12 giờ.(Lâm Minh Triết, 2001)

− Yêu cầu chung của các bể Aerotank là đảm bảo bề mặt tiếp xúc lớn giữa không khí, nước thải và bùn.

Yêu cầu chung khi vận hành là nước thải đưa vào Aerotank cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25mg/l, pH = 6,5÷9, nhiệt độ không nhỏ hơn 30oC. (Lâm Minh Triết, 2001)

2.3.5. Bể lắng đợt 2

Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các cặn vi sinh, bùn trong nước thải. (Lâm Minh Triết, 2001)

Tùy thuộc vào loại nước thải, diện tích xây dựng để chọn các loại bể lắng thích hợp như: bể lắng đứng, bể lắng ngang…

2.3.6. Bể lọc áp lực

Bể lọc áp lực là một loại bể lọc khép kín, thường được chế tạo bằng thép có dạng hình trụ đứng và hình trụ ngang.

Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước thải (cuối dây chuyền công nghệ). Do bể làm việc dưới áp lực, nên nước cần xử lí được đưa vào trực tiếp từ trạm bơm vào bể, rồi đưa trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. (Lâm Vĩnh Sơn, 2008)

Cấu tạo: giống bể lọc nhanh

Nguyên tắc làm việc: Nước đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp cát lọc, lớp đỡ vào hệ thống thu nước trong, đi vào đáy bể và vào nguồn tiếp nhận.

Khi rửa bể, nước từ đường ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và vào phễu thu, chảy theo ống thoát nước rửa xuống ống thu nước rửa lọc

2.3.7. Bể khử trùng

Bể khử trùng có nhiệm vụ diệt vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm chưa được hoặc không thể loại bỏ trong quá trình xử lý

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w