CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.2 Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Á Châu
2.2.2. Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Á Châu
Doanh số TTQT qua các năm giai đoạn 2010-2013
Là một trong những NH tiên phong trong lĩnh vực TTQT, qua chặng đường hơn 20 năm hoạt động và phát triển, ACB ngày càng lớn mạnh, đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ TTQT cho cả đối tượng khách hàng cá nhân, lẫn khách hàng doanh nghiệp. Theo thời gian khi quy mô địa bàn được mở
rộng, thu hút ngày càng nhiều lượng khách hàng tiềm năng tìm đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ tiện ích hiện đại của NH.
Bảng 2.2: Doanh số TTQT giai đoạn 2010 - 2013 Năm Tổng doanh số
(USD)
Mức tăng trưởng (%)
2010 4,335,185,129 -
2011 5,269,694,589 21.56
2012 5,339,047,971 1.32
2013 5,885,630,864 10.24
(Nguồn: Báo cáo của TT.TTQT qua các năm từ 2010 - 2013) Nhìn vào bảng báo cáo tổng kết của TT.TTQT giai đoạn từ năm 2010-2013, có thể nhận thấy doanh số TTQT của ACB tương đối khả quan, điều này đã được thể hiện qua mức tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, tình hình doanh số năm 2011 có tăng mạnh so với năm 2010 với mức tăng trưởng đạt 21.56%, đây có thể nói là mức tăng ấn tượng nhất trong các năm gần đây. Bước sang năm 2012 cùng với tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn, công thêm sự cố ACB gặp phải vào tháng 08/2012 đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ACB, và doanh số TTQT cũng không là một ngoại lệ. Mặc dù vậy, doanh số năm 2012 vẫn có tăng nhưng tốc độ tăng khá thấp chỉ đạt mức 1.32% so với năm 2011. Và xu hướng tăng trưởng này vẫn tiếp tục thể hiện rõ nét ở năm 2013, với sự tăng mạnh trở lại, tuy chưa khôi phục lại mức của các năm trước đó nhưng vẫn đạt ở khoảng 5,885,630,864 USD, tăng 10.24% so với năm 2012. Có thể thấy trong năm 2013, ACB đã triển khai khá nhiều sản phẩm mới cũng như những tiện ích đi kèm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng theo hướng hiện đại. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi về phí dịch vụ đã được triển khai và áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng sử dụng, từ đó đã nâng cao được chất lượng cũng như tăng sức cạnh tranh, góp phần vào mức tăng trưởng doanh số TTQT.
Qua tình hình doanh số TTQT trong những năm vừa qua, có thể thấy dịch vụ TTQT của ACB đang có sự tăng trưởng khá ổn định, góp phần lớn vào mảng lợi
nhuận cho NH bên cạnh một số hoạt động kinh doanh khác. Với phương châm chung “ngân hàng của mọi nhà”, ACB đang tích cực đáp ứng nhu cầu thanh toán trong điều kiện tốt nhất cho khách hàng đồng thời có thể phát triển các tiện ích đi kèm và đảm bảo cho hoạt động của NH an toàn và hiệu quả.
Doanh số xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 2010 - 2013 Bảng 2.3: Doanh số xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2013
Năm Doanh số xuất khẩu (USD)
Mức tăng trưởng (%)
2010 1,800,944,440 -
2011 2,253,616,317 25.14
2012 2,438,374,178 8.20
2013 2,766,246,506 13.42
(Nguồn: Báo cáo của TT.TTQT qua các năm từ 2010 - 2013) Những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tình hình xuất khẩu có nhiều khởi sắc hơn so với giai đoạn trước. Hoà cùng xu hướng chung đó, với nỗ lực tiếp tục đẩy mạnh định hướng phát triển dịch vụ TTQT trong những năm trở lại đây, thì qua bảng 2.3 có thể nhận thấy doanh số xuất khẩu tại ACB có một sự tăng trưởng khá ổn định, tuy mức tăng không đều qua các các năm. Có thể nói nguyên nhân là do năm 2012, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bước sang năm 2013, doanh số xuất khẩu vẫn tăng theo hướng tích cực, các bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình qua ACB trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào mặt hàng như cao su, gạo và thuỷ sản và có giá trị tương đối lớn, góp phần đem lại thu nhập phí cao cho ACB, giúp ACB hoàn thành được chỉ tiêu đặt ra, thu hút và duy trì thêm một lượng khách hàng tốt nhưng vẫn phù hợp với những quy định của NHNN.
Bảng 2.4: Doanh số nhập khẩu giai đoạn 2010 - 2013 Năm Doanh số nhập khẩu
(USD)
Mức tăng trưởng (%)
2010 2,534,240,689 -
2011 3,016,078,272 19.01
2012 2,900,673,793 -3.83
2013 3,119,384,358 7.54
(Nguồn: Báo cáo của TT.TTQT qua các năm từ 2010 - 2013) Giai đoạn năm 2010-2011, cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung trên cả nước, tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp có nhiều tiến triển rõ rệt, kéo theo đó là doanh số nhập khẩu tại ACB cũng đạt tốc độ tăng khá đều, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị, cũng như mặt hàng hóa chất, ngoài ra trong giai đoạn này ACB vẫn luôn duy trì được mức tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, đảm bảo nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT, cùng với việc chú trọng nâng cao hơn về chất lượng dịch vụ. Do đó cũng góp phần vào sự phát triển doanh số TTQT trong giai đoạn này.
Bước sang năm 2012, khi ACB phải đối mặt với một số biến cố trong hoạt động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của cả hệ thống và doanh số TTQT cũng không là ngoại lệ, có thể thấy trong năm 2012, doanh số nhập khẩu của các doanh nghiệp thực hiện tại ACB có sự sụt giảm rõ rệt mức 3.83%, tuy mức giảm không cao nhưng đã làm thay đổi xu hướng tăng đều trong những năm trước đó.
Tình hình này đã cải thiện đáng kể qua năm 2013, với việc triển khai thêm nhiều chương trình khuyến mãi cho các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ TTQT cùng với nhiều tiện ích hiện đại đi kèm đã góp phần thúc đẩy mức doanh số nhập khẩu giai đoạn này gia tăng với tốc độ tăng so với năm 2012 đạt mức 7.54%.
Cơ cấu các phương thức thanh toán.
Nhìn qua bảng 2.5 có thể nhận thấy, trong cơ cấu doanh số TTQT của ACB theo phương thức thanh toán thì có thể nhận thấy phương thức đơn giản nhất là T/T được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất và luôn chiếm một tỷ trọng khá cao qua
các năm, luôn đạt mức trên 50% trong tổng doanh số TTQT, đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận hằng năm của NH. Thực tế với quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển dịch vụ TTQT, thì phương thức T/T vẫn được các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu. Và hiện nay thì có thể nhận xét đây là mảng thanh toán quan trọng, đã trở thành một thế mạnh chủ lực của NH mà NH đã và đang tiếp tục tập trung phát triển với một lượng khách hàng doanh nghiệp tiềm năng và quen thuộc, đảm bảo cho hoạt động TTQT duy trì ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bước sang năm 2012 và 2013, do tình hình ngoại thương ngày phát triển mạnh kèm theo đó là các rủi ro trong kinh doanh cao, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi về nhận thức và dần dần có thói quen sử dụng các phương thức TTQT đảm bảo và an toàn hơn cho các bên, giai đoạn này cơ cấu phương thức thanh toán rõ ràng đã có sự chuyển dịch, với mức tăng trong tỷ trọng phương thức L/C, nhờ thu và CAD đều tăng nhẹ, còn tỷ trọng phương thức T/T bị sụt giảm, nếu trong năm 2011 là 67.24% thì qua năm 2012 mức tỷ trọng này chỉ đạt 65.27% và chỉ đạt mức 62.11% trong năm, một trong những nguyên nhân khiến khách hàng thay đổi chuyển qua sử dụng phương thức thanh toán khác là do tính rủi ro cao trong phương thức T/T trả trước, phương thức sử dụng chủ yếu của đa số các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay. Khác với những loại hình thanh toán khác, phương thức T/T đơn giản hơn, không phải mất nhiều thời gian và đòi hỏi quy định thủ tục phức tạp, và tốn ít chi phí hơn. Tuy nhiên, đây là loại hình chứa đựng rủi ro nhất định, cần phải được quản lý chặt chẽ. Đặc biệt, khi thanh toán theo phương thức T/T bao gồm các khoản thanh toán tuy giá trị không lớn bằng các loại hình cho khác, nhưng lại bao gồm số lượng các khoản thanh toán đáng kể. Vì vây việc quản lý rủi ro của phương thức thanh toán này cũng khá phức tạp mà các NH cần phải tư vấn thật kỹ cho khách hàng trước khi thực hiện để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho khách hàng giao dịch. Nắm rõ cơ cấu này giúp ACB có những chiến lược đúng đắn để phát triển từng loại sản phẩm trong từng thời kỳ cụ thể, và đây vẫn hứa hẹn là một mảng kinh doanh còn đầy tiềm năng mà NH cần phải tích cực cạnh tranh với hàng loạt các NH trong và ngoài nước khác trong cuộc chạy đua giữ khách
hàng. Tuy nhiên, để hoạt động TTQT tại ACB tăng trưởng bền vững hơn nữa, NH cần nỗ lực nhiều hơn trong các năm sau, nhằm quân bình hơn về tỷ trọng cho từng loại phương thức, tránh tình trạng lệ thuộc vào một vài phương thức nhất định, khi có biến động sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu và hoạt động kinh doanh của NH.
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán Phương
thức
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số (USD)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (USD)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (USD)
Tỷ trọng
(%) T/T 3,543,332,641 67.24 3,484,593,048 65.27 3,655,683,042 62.11 L/C 1,434,410,867 27.22 1,514,367,567 28.36 1,833,385,164 31.15 Nhờ thu 291,100,200 5.52 338,805,986 6.34 394,905,831 6.71
CAD 850,881 0.02 1,281,371 0.02 1,656,827 0.03
Tổng 5,269,694,589 100 5,339,047,971 100 5,885,630,864 100 (Nguồn: Báo cáo của TT.TTQT qua các năm từ 2010 - 2013)
Doanh số phí TTQT thu được qua các năm.
Bằng việc xây dựng khung biểu phí hoàn chỉnh áp dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, có thể thấy hiện thu nhập chủ yếu của hoạt động TTQT là từ nguồn phí dịch vụ, đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận hằng năm của toàn hệ thống. Ngoại trừ giai đoạn năm 2012, thì mỗi năm tổng phí thu được từ hoạt động TTQT đều tăng, tuy mức tăng không đồng đều nhưng đã phần nào tạo ra một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động TTQT nói riêng và của ACB nói chung. Đặc biệt năm 2013, một năm sau khi tình hình khó khăn làm sụt giảm nghiêm trọng trong doanh số xuất nhập khẩu cũng như tổng thu nhập phí, mức thu phí năm 2013 đã được cải thiện đáng kể với tốc độ tăng trưởng đạt 56.86%, điều này đã phản ánh niềm tin của khách hàng vẫn dành cho ACB.
Bảng 2.6: Doanh số phí TTQT thu được qua các năm Năm Tổng phí TTQT (VND) Tốc độ tăng trưởng (%)
2010 393,039,778,902 36.00
2011 522,282,665,083 32.88
2012 221,774,731,364 -61.33
2013 347,876,569,901 56.86
(Nguồn: Báo cáo của TT.TTQT qua các năm từ 2010 - 2013)
Tỷ trọng doanh số phí TTQT thu được trong tổng soanh số phí giao dich.
Cùng với các nghiệp vụ giao dịch ngân quỹ, TTQT cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng phí dịch vụ ACB thu được qua các năm. Nếu trong năm 2010, doanh số phí TTQT đã đóng góp vào tổng phí dịch vụ ACB đạt mức 40.64%
thì bước qua năm 2011 con số này tăng lên đến kể chiếm 45.87%. Và cũng nằm trong xu hướng chung của năm 2012, tổng phí TTQT thu được bị sụt giảm khá nghiêm trọng chỉ chiếm 27.65% trong tổng phí dịch vụ giai đoạn này. Tuy nhiên, với thế mạnh là một NH hoạt động lâu năm luôn am hiểu nhu cầu khách hàng và cung cấp chất lượng dịch vụ tốt, ACB đã giữ được niềm tin của khách hàng, cải thiện đáng kể mức thu nhập phí năm 2013, trong giai đoạn này tổng phí dịch vụ đã tăng trở lại, trong đó mức phí TTQT chiếm 35.27% trong tỷ trọng phí dịch vụ, góp phần vào mảng lợi nhuận cho ACB. Thực tế cho thấy, các phí thu được từ dịch vụ TTQT chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng phí dịch vụ, tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ TTQT cũng đang ngày chiếm lĩnh thị trường và khẳng định điều không thể thiếu để tồn tại nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, góp phần đem lại cho ACB hệ thống sản phẩm đa dạng. Và đây chính là tiền đề để ACB tiếp tục phát triển mở rộng đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ này nhằm thu hút thêm khách hàng mới đồng thời duy trì được mối quan hệ với khách hàng hiện tại nhằm góp phần giúp ACB tăng thêm mức lợi nhuận hằng năm.
Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số phí TTQT thu được trong tổng doanh số phí giao dịch qua các năm.
Năm Tổng phí TTQT (tỷ đồng)
Tổng phí dịch vụ (tỷ đồng)
Tỷ trọng phí TTQT trong tổng phí dịch vụ (%)
2010 393.04 967.15 40.64
2011 522.28 1,138.54 45.87
2012 221.77 802.08 27.65
2013 347.88 986.98 35.27