không bé nhỏ”
1.2.3.1. Tự hào về lớp cha anh trí dũng, nghĩa hiệp, tài hoa
Lịch sử chinh phục và cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, chống thú dữ và đấu tranh chống giặc giã miền biên ải đã hun đúc cho con ngƣời miền núi những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phấm chất tính cách riêng có thể coi là “khí chất miền núi”. Đó là sự hồn hậu trong tâm hồn; khỏe khoắn trong lao động và nghĩa hiệp với đồng bào; trí dũng trƣớc kẻ thù, không chịu khuất phục trƣớc cái ác...
Trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lƣ, ta thấy xuất hiện nhiều nhân vật là những con ngƣời bình thƣờng trong những bản làng nhỏ bé, xa xôi nhƣng mang phẩm chất “nhân kiệt”, anh hùng. Nhà văn viết về những con ngƣời đó với tất cả niềm ngƣỡng mộ, ngợi ca, một sự tự hào mang tên “người đồng mình”. Đó là những già làng, trƣởng bản hoặc chỉ đơn thuần là một con ngƣời vùng cao nhƣng đƣợc mọi ngƣời vị nể, kính trọng bởi nét tài riêng mang đặc trƣng vùng núi. Đặc biệt là tài nghệ võ thuật, đức tính cƣơng trực thẳng thắn và anh hùng nghĩa hiệp, vì cộng đồng. Tiêu biểu là nhân vật Lão Dìn (Bên dòng Quây Sơn), một ngƣ dân kiếm sống trên sông đã “nhiều lần cứu được người thoát chết đuối”,“trông nom bản Mjài không để lũ phỉ tìm cách đột nhập cướp bóc”, “kể cả mấy tay lính Tây đen thuộc dạng bặm trợn cũng không dám đụng đến lão”. Mặc dù cao tuổi nhất bản song lão vẫn có sức khỏe và những miếng võ tài hoa. Chỉ có tay không mà lão đánh thắng tên cai đồn Tây, còn đối thủ hung hăng và đồng bọn của hắn thì chỉ biết “chắp tay bái phục bậc đại sư phụ”. Lão cũng là ngƣời có công lớn giúp cho công cuộc đánh đuổi giặc Tây diễn ra quyết liệt nơi dòng Quây Sơn giành thắng lợi.
Nhân vật ké Tằn (Bản Ngườm Kim) nổi tiếng khắp dải biên cƣơng về tài võ nghệ và tính cƣơng trực. Trƣớc âm mƣu và sự dối trá của đám ngƣời Quảng Đông, ké đã sáng suốt tập hợp những học trò giỏi và thanh niên khỏe mạnh để vạch mặt chúng, đòi lại của cải cho dân bản. Trong cuộc tỉ thí giữa ké Tằn và lão già Quảng Đông, phần thắng nghiêng về võ sĩ ngƣời dân tộc đã khiến cho đoàn khách phƣơng xa kính nể. Không chỉ là tài võ nghệ, tấm lòng và thái độ trƣợng nghĩa của “hảo hán ngƣời Tày” đã thu phục hoàn toàn những kẻ hiếu chiến. Để rồi bọn họ: “xin biếu toàn bộ số của cải và kết nghĩa “lạo tồng”, hứa hẹn cùng gìn giữ một vùng biên cương yên ả”[19, tr.81].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cũng là hình ảnh ngƣời anh hùng “khỏe mạnh, giỏi võ, lại giỏi chữ… tập hợp trai bản luyện võ, nhiều phen đánh cho bọn giặc cướp bóc từ biên giới sang kinh hồn bạt vía” [22, tr.77], nhân vật Pú Tráng (Cột mốc vĩnh cửu) gần với hình ảnh ngƣời anh hùng trong truyền thuyết của đồng bào dân tộc Tày. Bên cạnh tài võ, Pú Tráng còn là ngƣời thông minh “trí dũng song toàn”. Bị giặc bắt, Pú Tráng nhanh trí dùng mƣu lừa chúng: “Túm lấy cằm tao mới sợ, túm tóc tao không sợ không khóc”[22, tr.79]. Mƣu của anh đã lừa đƣợc tên tƣớng giặc mặt quỷ miệng hùm nhƣng có cái đầu nhƣ quả bí rỗng ruột.
Những con ngƣời giỏi võ trong văn xuôi Đoàn Lƣ đều là những ngƣời lƣơng thiện, không ƣa chuyện càn quấy, bất chính. Họ chỉ ra tay khi có sự bất bình. Đó là sự kiện ông Loòng trừng trị tên học trò phản trắc đã gây ra nhiều tội lỗi là Lâm Tông (Miếng hiểm cuối cùng); lão Poòng giúp đỡ những ngƣời dân yếu đuối trừng trị kẻ côn đồ bất hảo nhƣ thằng Sòi điên (Trả lại bình yên). Có khi vì hoàn cảnh đƣa đẩy, bất đắc dĩ đi vào con đƣờng trộm cƣớp nhƣng vẫn là hảo hán, là “kẻ giang hồ cao thượng” trong con mắt của nhân dân bởi phƣơng châm “cƣớp của ngƣời giàu chia cho dân nghèo” nhƣ Lạo Lầu (Tướng cướp hoàn lương). Bản chất lƣơng thiện khiến Lạo Lầu đau đáu ân hận vì đã dấn thân vào điều ác. Tình huống gặp đứa trẻ đáng thƣơng bị đem làm mồi bẫy hổ đã làm thức tỉnh lƣơng tri và tình yêu thƣơng nơi tƣớng cƣớp Lầu. Bởi thế, ông lặng lẽ cùng đứa bé “bỏ đi xa mãi cái lãnh địa và quá khứ của mình. Lạo Lầu quyết hoàn lương, sẽ phát nương làm rẫy nuôi đứa bé khốn khổ nhưng may mắn nên người”[20, tr.44].
Với cảm hứng ca ngợi sức mạnh và tài năng của con ngƣời vùng cao trong việc đối đầu với thú dữ, Đoàn Lƣ xây dựng những nhân vật đã ra tay nghĩa hiệp vì sự bình yên cho dân lành nhƣ: Lão Lìm giết hổ (Lão Lìm); Ké Zùng tiêu diệt thủy quái hồ Thác Bà (Ké Zùng), Pú Tráng diệt thuồng luồng (Cột mốc vĩnh cửu), vv…
Không chỉ tự hào về lớp cha anh trí dũng trong cuộc đấu tranh đánh giặc, tiễu phỉ, trừ gian, nhà văn còn dành sự trân trọng, ngƣỡng mộ đối với những con ngƣời bình dị trong cuộc sống đời thƣờng nhƣng lại “tài hoa” trong công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
việc của mình: Áo Dì (Áo Dì) có tài bắt chim họa mi “khéo đứng vị trí số 1 thế giới, biết bẫy chim từ lúc chưa xách nổi lồng chim khỏi mặt đất”… bắt chước được tiếng của hầu hết các loại họa mi”[25, tr.165]. Ké Zì (Chân trời rộng mở) giỏi nghề thầy thuốc khiến bố con chú Sơn ở thủ đô muốn đƣa Ké xuống chữa bệnh cho bà con miền xuôi. Trong Kỉ niệm về một dòng sông, có những con ngƣời giản dị, bình thƣờng với công việc mƣu sinh trên sông nƣớc nhƣng để lại bài học đáng quý: “Câu cá là cách bắt cá lịch sự nhất, nhân đạo nhất vì chỉ bắt cá to, không bắt cá đẻ, không như hội vô lương dùng mìn…”. Chú Tƣơng câu cá giỏi có tiếng khiến cho bọn trẻ chỉ biết trầm trồ thán phục; dƣợng Tƣ - “thả lờ bắt cá trên tài sư phụ. Mỗi mùa hè, khi nước cuồn cuộn đổ về là không biết cơ man cá sẽ ngoan ngoãn đi về nhà dượng”[21, tr.55]; lão Sằn
“sống độc thân, biết nhiều nghề, giỏi nghề tìm bắt ba ba, rất giỏi lặn, bơi lội. Việc bắt ba ba dưới nước, lão Sằn làm dễ như nhấc một hòn đá từ dưới nước lên”[21, tr.90]; lão Ca cả đời gắn với dòng sông nên cũng nhiều lần cứu đƣợc ngƣời chết đuối, cứu giúp những gia đình hoạn nạn. Chỉ qua chi tiết ông lão gỡ những cái lƣỡi câu có ngạnh ra khỏi bàn chân dễ dàng nhƣ nhổ một cái gai khiến tác giả trầm trồ thán phục: “Nghề thuốc của tôi mà có được những người thạo việc như ông lão thì hay biết chừng nào” [21, tr.103]. Bố của cậu bé Định:
“thạo việc quăng chài, biết đan lờ, đặt đó, dùng nơm bắt cá”, ngoài ra ông còn tỉ mỉ, khéo léo trong nhiều công việc hàng ngày, …
Qua trang viết của Đoàn Lƣ, ngƣời ta nhận ra ở nơi xa xôi khuất nẻo có những con ngƣời dũng cảm, tài hoa và trở thành anh hùng của dân bản, nghệ sĩ của thiên nhiên. Họ cũng là kho bách khoa về cuộc sống. Những trang văn viết về “ngƣời con của quê hƣơng” nhƣ thế luôn chan chứa niềm tự hào, ngƣỡng mộ của nhà văn.
1.2.3.2. Tình cảm yêu mến lớp thiếu nhi tài giỏi, giàu ý chí nghị lực, có tâm hồn trong sáng, thuần hậu chất phác
Đoàn Lƣ gửi gắm tình cảm yêu thƣơng, sự cảm phục cũng nhƣ tin yêu hi vọng vào lớp mầm non tƣơng lai qua các nhân vật thiếu nhi của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhiều nhân vật thiếu nhi của ông gợi nhắc đến hình ảnh của Kim Đồng, Lê Văn Tám, tuổi nhỏ nhƣng ý thức vƣơn cao, cùng với cha anh của mình sẵn sàng tham gia kháng chiến. Tiêu biểu nhƣ Chẩn và báo Phùng trong Bên dòng Quây Sơn. Đóng góp lớn nhất là việc hai em huy động các bạn khỏe mạnh trong lớp học thầy Đoàn đi vận chuyển hàng hóa. Nhóm “dân công thiếu niên” dậy từ sớm, đến chỗ tập kết, hăng hái xếp những thùng hàng lên ô tô, xe ngựa. Công việc nhiều, làm không ngơi tay nhƣng ai cũng sung sƣớng, coi đó là niềm vinh dự mà chỉ thiếu niên bản Mjài mới có đƣợc. “Việc học hành có phần chật vật hơn, không còn được bắt cá, săn thú nhưng cả nước đang dồn sức cho kháng chiến. Bao trẻ con vùng địch tạm chiếm làm gì có điều kiện để mà học. Từ bỏ những thú vui lúc này là cần thiết”[24, tr.48]. Đó là những suy nghĩ rất đẹp, rất đáng trân trọng. Nhờ thông minh nhanh trí lại luôn mong ƣớc giúp cách mạng hiệu quả nhất, Chẩn đã nghĩ ra kế dùng mảng chở hàng, lợi dụng dòng chảy Quây Sơn và khả năng chèo chống của những cậu bé vùng sông nƣớc. Hình ảnh độc đáo: “đội thiếu niên du kích” với những bè mảng chở đầy hàng hóa đã cho thấy phẩm chất dũng cảm của những “dân quân miền núi tí hon”. Trƣớc khi ra huyện học lớp 5, Chẩn vẫn băn khoăn muốn đƣợc làm gì đó thật sự có ích để giúp cho kháng chiến. Cậu bàn với lão Dìn sẽ bắt thật nhiều cá bán lấy tiền mua súng đạn. Những suy nghĩ, dự định của Chẩn phản ánh sự trƣởng thành của lớp thiếu nhi trong kháng chiến: “Nó vẫn nghĩ là làm việc gì đó để giúp kháng chiến chóng thành công, mỗi người góp một ít sức lực, dù bé nhỏ, dồn lại cũng thành sức mạnh. Thóc gạo thì nhà Chẩn giúp nhiều rồi, hay là mua vải về may quần áo gửi ra mặt trận. Mình sẽ ra sức giúp lão Dìn đánh cá để có tiền” [24, tr.77].
Đoàn Lƣ đặc biệt quan tâm đến những em bé có hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn nhƣng giàu ý chí nghị lực, thông minh, tài giỏi, biết vƣơn lên trong cuộc sống và trong học tập. Lỳ Sang (Những giọt nước đắng cay) đƣợc nghỉ hè về quê cũng phải cùng đoàn ngƣời đốt đuốc ra đi từ gà gáy để lấy nƣớc ăn. Thƣơng dân bản Slí Điêng, em cố gắng tìm ra nguồn nƣớc để bà con không còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chịu cảnh gùi nƣớc cả ngày vất vả. Bên cạnh đó, em cũng mạnh dạn đấu tranh chống lại sự lôi kéo và dụ dỗ đầy phản động của lão Mùa A Hờ. Dù mới tuổi thiếu niên nhƣng các công việc quan trọng đƣợc Lỳ Sang tìm cách giải quyết hoàn toàn thuyết phục; bởi vì em là ngƣời đƣợc đi học, có nhiều cái chữ hơn bà con dân bản.
Anh Voỏng (Ngọt ngào tuổi thơ) nhà nghèo nên việc học cũng khá chật vật. Nhƣng thích học và học giỏi nên từ trƣờng vùng cao, cậu bé Voỏng sau này đã trở thành sinh viên trƣờng Đại học Bách Khoa. Chẩn (Bên dòng Quây Sơn) là cậu học trò duy nhất của bản Mjài đi học tiếp trên huyện. Con đƣờng đến trƣờng hơn hai mƣơi cây số. Em phải dậy từ 4 giờ sáng, vƣợt sông, vƣợt đƣờng mòn và nỗi sợ hãi thƣờng trực mới đến đƣợc lớp học. Nhƣng khó khăn khắc phục, để tiết kiệm thời gian, Chẩn tìm ra cách học rất hay: “Ở lớp nó chú ý nghe giảng, cố gắng thuộc và hiểu bài càng nhiều càng tốt. Trên đường về, trước khi trời tối nó vừa đi vừa cố nhớ lại nội dung bài giảng trên lớp của thầy giáo. Chỗ nào không nhớ được thì mới mở vở ra xem lại. Về đến nhà chỉ việc chép lại những bài toán đã giải trên đường… Với môn văn thì khó hơn, Chẩn hình dung bài học trong đầu, đi qua Ngườm Dang nó đọc thành tiếng bài học đang nghĩ” [24, tr.104]. Em đã thành học sinh giỏi đƣợc thầy yêu, bạn quý.
Nhân vật Hầu A Khiao trong Hạt giống bản H’Mông là em thiếu nhi đƣợc bản Mông Ón gửi đi học trƣờng vùng cao Việt Bắc. Thế nhƣng, con đƣờng học cũng khá gian truân. Lúc còn nhỏ, em thƣờng xuyên theo bố mẹ di dân, phát nƣơng làm rẫy. Giờ phải xa gia đình đi học khi mới mƣời một tuổi, việc chƣa nói tiếng phổ thông thành thạo cũng cản trở em học tập và giao tiếp với các bạn. Mọi thứ đều xa lạ và bỡ ngỡ. Nhƣng A Khiao đã vƣợt qua những nỗi buồn, sự yếu đuối và thua thiệt so với bạn bè. Em tự nhủ sẽ ở lại trƣờng cố gắng học thật giỏi chứ không trốn học: “cây ngô giống muốn tốt tươi thì trước hết hạt ngô giống phải khỏe khoắn” [20, tr.68]. Xây dựng nhân vật Hầu A Khiao, một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
học sinh dân tộc thiểu số, Đoàn Lƣ muốn gửi đến độc giả tấm gƣơng hiếu học đáng quý của thiếu nhi dân tộc Mông trên con đƣờng nhọc nhằn đi tìm tri thức.
Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của ý chí nghị lực nơi thiếu nhi vùng cao, Đoàn Lƣ cũng rất yêu mến vẻ đẹp của những tâm hồn tƣơi sáng chốn núi rừng. Có thể vì cuộc sống của các em gắn bó với thiên nhiên miền núi nguyên sơ nên tâm hồn các em cũng trong sáng và thuần hậu. Cũng có thể vì nhà văn đã nhìn các em bằng cái nhìn đầy tin yêu, trìu mến của một nhà văn, một nhà giáo dục và một bác sĩ khoa nhi thân thiện đã từng tiếp xúc với rất nhiều trẻ thơ.
Chẩn (Bên dòng Quây Sơn) và Định (Kỉ niệm về một dòng sông) là hai
cậu bé có tâm hồn trong sáng thuần hậu đặc trƣng nhất cho thiếu nhi dân tộc Tày. Mỗi cậu bé đều gắn bó với một bản làng và dòng sông thân thuộc. Cả hai đều là những thiếu nhi chăm chỉ, đƣợc nuôi dƣỡng bởi cội nguồn văn hóa và những truyền thống tốt đẹp, cùng lớn lên với thiên nhiên trong lành nên biết yêu quý những ngƣời thân yêu; biết ngƣỡng mộ những ngƣời tài giỏi, nghĩa hiệp; biết thƣơng kẻ khó nghèo; biết phân biệt việc làm tốt xấu, hành động theo lẽ phải và không khi nào gian dối. Nhƣng hơn hết là tình yêu ngập tràn trong tâm hồn các em. Các cậu bé lành hiền ấy không cùng uống nƣớc một dòng sông nhƣng yêu thiên nhiên quê hƣơng theo những cách giống nhau. Đó là sự cảm nhận tinh tế về thế giới tự nhiên gần gũi: Từng bờ bãi ven sông; từng ngọn núi, khu rừng; từng loại cỏ cây hoa lá; từng con vật gần gũi và cả những loài cá trong cảm nhận của các em đều có một tâm hồn, sinh động và thú vị. Tất cả thế giới xung quanh qua cái nhìn của các em đều đáng yêu, đáng quý. Các em trân trọng những kỉ niệm, kí ức đã trải qua và không khỏi xót xa khi nhiều giá trị tốt đẹp của quá khứ dần trôi vào quên lãng.
A Sung (A Sung) cũng là cậu bé ngƣời Mông rất đáng yêu. Đi học xa, em
luôn nhớ quê nhà và những ngƣời thân trong gia đình, biết dành dụm mua quà cho bà và em. A Sung là một cậu bé giàu tình yêu thƣơng, giàu lòng nhân ái. Tuy có công lớn trong việc bắt đƣợc con tê tê giá trị nhƣng khi nhìn thấy tê tê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
con đáng yêu phải mất mẹ khi chƣa hay biết gì (trong khi tê tê mẹ thì hết sức bảo vệ con nó), em đã khẩn khoản yêu cầu các bạn thả nó trở lại rừng. Từ bấy giờ trở đi, A Sung không bao giờ bắt tê tê nữa. Đó không chỉ là ý thức bảo vệ thiên nhiên. Cao hơn cả là vẻ đẹp tâm hồn của cậu bé vùng cao yêu thƣơng những loài vật hiền lành, có ích.
Trong sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi, Đoàn Lƣ viết nhiều về những con ngƣời bình dị, sinh ra từ núi, chất phác, nghị lực, có đời sống tâm hồn rộng mở, có ý thức bảo vệ cộng đồng, giữ gìn truyền thống, khó khăn không lùi bƣớc. Cuộc sống lam lũ nhƣng gắn bó với thiên nhiên đã tạo cho họ bản lĩnh và sự tài hoa, khéo léo giỏi giang trong công việc. Xuyên suốt trong các nhân vật, qua các thế hệ từ già đến trẻ là tình yêu quê hƣơng tha thiết. Tình yêu ấy bắt đầu từ những mảnh vƣờn, dòng sông, khu rừng thân thuộc. Từ tình yêu bản nhỏ đến