Khái niệm về các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại công ty THHH phát triển kĩ thuật hồng minh (Trang 33 - 39)

Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải trích thành các số tiền nhât định tính theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương để hình thành các quỹ theo chế độ định nhằm đảm bảo lợi ích của ngươi lao động. đó là các khoản trích theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, bao gồm:

- Quỹ bảo hiểm xã hội nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích lập bằng 22% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong đó 16%

trích vào chi phí kinh doanh của đơn vị , 65 người lao động phải nộp từ thu nhập của mình. Quỹ BHXH Ddùng chi: BHXH thay lương trong thời gian người lao động đau ốm, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại doanh nghiệp, chi trợ cấp hưu trí cho người lao động về nghỉ huuw trợ cấp tiền tuất, trợ cấp bồi dưỡng cho người lao đôngụ khi ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp.

- Quỹ BHYT được sử dụng đẻ thanh toán các khoản chữa bệnh, viện phí, thuôc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Tỷ lệ trích nộp là 4,5 % trên tổng tiền lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí SXKD, còn 1,5 % khấu trừ vào lương của người lao động.

- Kinh phí kinh đoàn : dung để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn. Tỷ lệ trích nộp là 25 trên tổng tiền lương thực tế, được tính toàn bộ vào chi phí SXKD.

Các quỹ trên doanh nghiệp phải trích lập và thu nộp đầy đủ hàng quý. Một phần các khaonr chi thuộc quỹ bảo hiểm xã hội doanh nghiệp được cơ quqan quản lý ủy quyền cho hộ trên cơ sở chứng từ gốc hợp lý nhưng phải thanh toán quyết toán khi nộp các quỹ cho các cơ quan quản lý chúng các khoản chi phí trên chỉ hỗ trợ ở mức tối thiểu nhằm giúp đỡ người lao động trong trường hợp đau ốm tai nan lao động

Quy chế trả lương của Công ty

Đối với người lao động làm công tác quản lý , chuyên môn, nghiệp vụ, lái xe, nhân viên hành chính, tạp vụ, công nhân kho và nhân viên bảo vệ.

Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc của từng người, tính trách nhiệm của công việc để hình thành hệ số của nhóm chức danh công việc. Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và chất lượng công việc để xếp hạng thành tích đạt được, cộng với một phần lương cấp bậc và phụ cấp, số ngày công thực tế để trả lương

Đối với các cửa hàng và chi nhánh: tiền lương trả cho các nhân viên bán hàng phải căn cứ vào kết qủa sản xuất kinh doanh của đơn vị với các tính cụ thể như sau:

- Đơn vị nào hoàn thành kế hoạch doanh thu và kế hoạch lãi gộp thì được nhận lương bằng đơn giá tiền lương nhân với doanh thu nhân với hệ số lương khuyến khích được hưởng.

- Khi đơn vị không thực hiện hoàn thành kế koạch ( cả doanh thu và lãi gộp) thì tiền lương cũng phải giảm theo tỷ lệ tương ứng.

Đó là toàn bộ quy chế của Công ty.

2.2.2. Hình thức trả lương.

2.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian:

Đây là hình thức trả lương trong đó tiền lương được xác định phụ thuộc vào mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của người lao động.

Hình thức trả lương này thường được áp dụng đối với những công việc khó định mức cụ thể, những công việc đòi hỏi chất lượng cao và những công việc mà năng suất chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc thiết bị, hoạt động sản xuất tạm thời, sản xuất thử.

Đặc thù của hình thức trả lương này là tiền lương của người lao động không gắn liền với kết quả lao động, vì vậy để đảm bảo được tính công bằng trong trả lương đòi hỏi các doanh nghiệp phải quy định chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động phải rõ ràng, cụ thể, đánh giá quá trình thực hiện công việc của người lao động phải khoa học, chính xác, nghiêm túc.

Hình thức này được áp dụng ở các khối văn phòng, các bộ phận quản lý hành chính, tạp vụ, chuyên môn, lái xe, công nhân kho và nhân viên bảo vệ Công ty máy tính CMS.

Lương phần I: Dựa trên cơ sở quá trình công tác cống hiến của mỗi cán bộ, nhân viên trên căn cứ: Mức lương cơ bản, số ngày công thực hiện vào hệ số lương phần I so với lương cơ bản.

- Quỹ lương phần I của đơn vị trong tháng:

V1 = K 1 x VcbVcb = Kcb x VTT Trong đó:

V1: Lương phần I của đơn vị.

K1: Hệ số lương phần I (K = 0,4 ÷ 0,7).

Vcb : Tổng quỹ lương cấp bậc và phụ cấp của đơn vị trong tháng ( đã quy đổi trừ công ốm).

Kcb: Tổng hệ số lương cơ bản của toàn đơn vị (đã quy đổi trừ công ốm).

VTT: Mức lương tối thiểu.

- Lương phần I của người lao động:Ti1= Knc x K1 x ViK= Aai Trong đó:

Ti1: Lương phần I của người lao động thứ i.

Knc: Hệ số ngày công đi làm trong tháng của người lao động thứ i.

K1: Hệ số lương phần I ; K1 = 0,4 ÷ 0,7 Vi: Lương cấp bậc của người lao động thứ i.

ai: Số ngày công thực tế làm việc của người lao động thứ i.

A: Số ngày công đi làm trong tháng trả lương.

Ví dụ: Ta xét cụ thể về việc tính lương phần I ở đơn vị: Phòng kinh doanh trong tháng 10 năm 2005.

- Số người của cả đơn vị Phòng kinh doanh có 10 người, số ngày công đi làm thực tế trong tháng đều là 26 ngày.

- Hệ số lương bao gồm hệ số cơ bản và hệ số phụ cấp.

- Mức lương tối thiểu: 310.000 đồng

+ Tính quỹ lương phần I của đơn vị Phòng kinh doanh ÷ Tổng hệ số lương cơ bản của đơn vị: 39,3

÷ Kt : Hệ số lương tháng K t = 130% trong đó K1 = 70% ;

(do toàn công ty kinh doanh có lãi nhưng chưa đạt kế hoạch nên được cộng thêm hệ số lương cơ bản là: 0,3)

Áp dụng công thức:

V1 = Kcb × Kt × VTT

với Phòng kinh doanh:VKD = 39,3 × 310.000 × 0,7 =8.528.100(đồng) Như vậy, trong tháng 10/2003, đơn vị Phòng kinh doanh được tạm

ứng lương phần I là 8.528.100 đồng. Nhưng thực chất, thì đơn vị mới tạm tính là 5.698.500 đồng (K1 = 50%)

+ Tính quỹ lương phần I của người lao động

Ví dụ: Ông Nguyễn Phúc Hải - Trưởng Phòng kinh doanh Hệ số lương là: 4,83

Áp dụng công thức:

Ti1 = Knc × K1× VTi1 = 4,83 × 310.000 × 0,7 = 1.048.110 (đồng).

Qua đây ta thấy được cách tính lương phần I của cả đơn vị và từng cá nhân Lương phần II. Trả theo hiệu quả và mức độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc, Công ty CMS xây dựng nên hệ số lương chức danh thay thế hệ số lương cơ bản, căn cứ vào mức độ và chất lượng hoàn thành công việc để xếp hạng (1, 2, 3, 4) và số ngày công thực tế để tính lương cho mỗi cán bộ, nhân viên.

Lương phần II là phần còn lại của lương tháng, sau khi trừ đi lương phần I. Để tính được lương phần II, công ty phải dựa vào phân nhóm chức danh công việc và định hệ số lương theo nhóm chức danh công việc:

Phân nhóm chức danh công việc là việc xem xét, lựa chọn một số chức danh có độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc và tiêu hao lao động tương tự như nhau vào cùng một nhóm.

Công ty định ra 4 hạng và hệ số lương của từng hạng như sau:

- Hạng 1: Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, theo đúng tiến độ kế hoạch công ty quy định, có chất lượng cao, hệ số = 1,2.

- Hạng 2: Hoàn thành tốt công việc, hệ số = 1,0.

- Hạng 3: Hoàn thành công việc ở mức độ bình thường, hệ số = 0,8.

- Hạng 4: Hoàn thành công việc ở mức độ thấp, không đảm bảo thời gian lao động, hệ số = 0,5.

Hạng 1 tối đa = 30% (tổng số cán bộ, nhân viên hiện có của đơn vị).

Việc phân hạng do các trưởng và phó phòng quyết định sau đó công khai trong đơn vị. Hệ số lương chức danh và phân hạng được áp dụng thống nhất trong toàn công ty.

- Quỹ lương phần II của đơn vị:

V2 = Vđv – V1 Trong đó:

V2 : Lương phần II của đơn vị.

Vđv : Tổng quỹ lương của đơn vị V1 : Lương phần I của đơn vị.

Trả lương phần II của tháng đối với người lao động thực hiện theo công thức:

Ti2 = HV2 × hi Trong đó:

Ti : Lương phần II của người lao động thứ i V2 : Tổng quỹ lương chi phần II của đơn vị

H : Tổng hệ số lương của đơn vị theo chức danh đã quy đổi hạng thành tích và ngày công thực tế của toàn đơn vị.

hi : Hệ số chức danh của người lao động thứ i đã quy đổi.

H = ∑=m1hih

m – là số người của đơn vị

Ví dụ: Lương phần II của Ông Nguyễn Phúc Hải Tổng quỹ lương tháng 10/2003 của phòng kinh doanh:

Vđv = Kcb × Kt × VTT = 39,3 × 130% × 310.000 = 15.837.900 (đồng) Tổng quỹ lương phần II:

V2 = Vđv – V1 = 15.837.900 – 8.528.100 = 7.309.800 (đồng) Lương của ông Hải:

Ti2 = HV2 × hi = 1.260.310 (đồng)

2.2.2.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm.

* Công thức tính quỹ tiền lương hàng tháng theo sản phẩm của các đơn vị:

Hi = (ĐGTLn × DTih × KK) / 1000 Trong đó:

Hi : Quỹ lương tháng của đơn vị i.

ĐGTLn : Đơn giá tiền lương năm n

DTih : Doanh thu của đơn vị i bán được trong tháng h.

KK : Hệ số khuyến khích được hưởng (nếu có)

Đối với các cửa hàng và chi nhánh thì việc chia lương hàng tháng cho nhân viên, cũng được chia tương tự như các đơn vị trả lương theo thời gian.

Ví dụ: Công ty tính lương theo sản phẩm như sau

Do tháng 10/2003, cửa hàng số 3 của công ty đã thực hiện hoàn thành kế hoạch doanh thu và lãi gộp được giao. Nên được hưởng hệ số lương khuyến khích là:

1,3. Với mức doanh số bán ra của tháng 3 đạt: 1.562.340.000 đồng.

- Tính quỹ lương của cửa hàng số 3 của công ty tháng 10/2003.

Áp dụng công thức:

Hi = (ĐGTLn × DTih × KK) / 1000 (đồng)

= (ĐGTLn × DTih × 1,3) / 1000 (đồng)

Với đơn giá tiền lương là 4đồng/1000đồng (tức là cứ 1000 đồng doanh thu thì được hưởng 4 đồng tiền lương).

Thay vào ta có:

Hi = (4 × 1.562.340.000 × 1,3) / 1000 = 8.124.168 (đồng) Lương phần III

Khi kết thúc năm kế hoạch, nếu quỹ lương của công ty còn do tiết kiệm giảm phí, do lãi của sản xuất dịch vụ sau khi công ty tiến hành tổng quyết toán. Trên cơ sở đánh giá xếp hạng thành tích tập thể: A, B, C, D. Việc chia lương phần III cho nhân viên áp dụng như chia lương phần II.

Sau khi kết thúc năm kế hoạch, căn cứ vào việc thực hiện các chỉ tiêu được giao, giám đốc công ty quyết định khen thưởng cho từng đơn vị:

Đơn vị xếp hạng A được tính hệ số lương = 1,2.

Đơn vị xếp hạng B được tính hệ số lương = 1,0.

Đơn vị xếp hạng C được tính hệ số lương = 0,8.

Đơn vị xếp hạng D được tính hệ số lương = 0,5.

Những căn cứ để công ty phân phối lần III.

- Căn cứ vào mức độ thực hiện kế hoạch của từng đơn vị ở các chi Tiêu Căn cứ vào thực hiện chế độ báo cáo thống kê.

- Căn cứ vào ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy của công ty.

- Thực hiện các phong trào thi đua, công tác xã hội,... Công ty tiến hành họp để xem xét, đánh giá phân loại, đối với từng đơn vị, báo cáo giám đốc, giám đốc ra quyết định

Cách tính lương phần III

V3i = ctngty C3KV × Kcb × K3 Trong đó:

V3i : Lương phần III của đơn vị i.

V3Côngty : Tổng lương phần III của toàn công ty.

Kct : Tổng hệ số lương cơ bản toàn công ty.

Kcb : Tổng hệ số lương cơ bản của đơn vị i.

K3 : Hệ số phân hạng của đơn vị

Như vậy hình thức trả lương sản phẩm của Công ty được tính căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế người lao động hoàn thành và được nghiệm thu và đơn giá cho 1 sản phẩm.

Công ty quy định nếu công nhân làm hỏng sản phẩm quá tỉ lệ cho phép thì những sản phẩm ngoài tỉ lệ cho phép đó sẽ không được trả lương. Nếu sản phẩm hỏng có thể khắc phục được thì được phép tính vào sản lượng thực tế, mà không được nghỉ bù thời gian hao phí để khắc phục sản phẩm hỏng.

Công ty đã đưa yếu tố chất lượng vào nhằm khắc phục nhược điểm của cách tính trên là chưa phản ánh được yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dễ làm cho công nhân coi trọng số lượng bỏ qua chất lượng sản phẩm

Tuy nhiên việc xác định như vậy chưa thực sự có tác dụng đưa người lao động lao động vào kỷ luật sản xuất của Công ty vì sản phẩm hỏng có thể do lỗi của máy móc, có thể do lỗi của chính người lao động không tập chung trong quá trình làm việc. Nếu không có một giải pháp khác thì các lỗi này có thể thường xuyên lặp lại, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của Công ty.

Với các công nhân làm việc trong các dây chuyền sản xuất, sản phẩm là kết quả lao động của nhiều người ( sản phẩm mang tính tập thể ) thì lương sẽ được tính cho cả nhóm làm việc, sau đó nhóm sẽ chia lương

stt Họ và tên Ký nhận

Hệ số chức danh

Hệ số hang

Hệ số quy đổi

Thành tiền

1 2 3 4 5 6 7

1 Đặng thị thanh 1,8 1,2 2,16 651596,45

1

2 Nguyễn hồng vân 1,5 1,2 1,80 542997,01

3 Vũ thị huyền 1,0 1,0 1,00 301665,00

4 Nguyễn quỳnh 1,2 1,0 1,20 361998,01

5 Đỗ thị mai 1,0 1,0 1,00 301665,00

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại công ty THHH phát triển kĩ thuật hồng minh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w