Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu LA pháp luật về giá trị hải quan ở việt nam (Trang 30 - 33)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2. Cơ sở lý thuyết

Luận án sử dụng một số lý thuyết:

- Học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.

- Lý luận giá trị của W.Petty trong tác phẩm bàn về thuế khóa và lệ phí.

- Lý luận giá trị của Adam.Smith

- Các lý thuyết liên quan đến trị giá hải quan, pháp luật về trị giá hải quan của Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Các câu hỏi nghiên cứu

25

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, NCS xác định một số câu hỏi làm cơ sở cho việc nghiên cứu như sau:

Câu hỏi thứ nhất: Trị giá hải quan được tiếp cận dưới góc độ nào? Bản chất của trị giá hải quan?

Câu hỏi thứ hai: Pháp luật về trị giá hải quan được hiểu như thế nào?

Những đặc trưng cơ bản của pháp luật về trị giá hải quan? Nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về trị giá hải quan là gì? Pháp luật về trị giá hải quan có tác động như thế nào đối với quản lý nhà nước về hải quan và đối với hoạt động xuất, nhập khẩu?

Câu hỏi thứ ba: Thực trạng pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam? Còn những tồn tại, bất cập nào?

Câu hỏi thứ tư: Định hướng và giải pháp cụ thể nào cho việc hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam? Các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam?

Các giả thuyết nghiên cứu

Thứ nhất, về góc độ luật học, pháp luật Việt Nam về trị giá hải quan có nhiều qui định chưa đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chưa được qui định đầy đủ, cụ thể và thực tiễn thực hiện pháp luật về trị giá hải quan còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và chưa đảm bảo cho cơ quan Hải quan thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Hải quan.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam về trị giá hải quan còn những bất cập, những khác biệt so với các qui định của Hiệp định trị giá GATT/WTO, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ lập pháp của Việt Nam.

Thứ ba, pháp luật Việt Nam về trị giá hải quan chưa đáp ứng các tiêu chí về tính thống nhất, sự phù hợp và tính minh bạch trong các qui định về trị giá hải quan.

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện để thực hiện các cam kết quốc tế, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Vì lẽ đó, các công trình nghiên cứu pháp luật về trị giá hải quan chưa nhiều.

Việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam về những vấn đề liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án là cơ sở để NCS xác định được mục đích nghiên cứu. Đồng thời, luận án cũng làm rõ các câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Đặc biệt, trên cơ sở nghiên cứu các công trình, bài viết có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước, NCS đã rút ra được những vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu trước làm rõ. Nhiệm vụ của Luận án phải tiếp tục làm rõ các vấn đề dưới đây: Phân tích để làm rõ khái niệm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và nội dung của pháp luật về trị giá hải quan; Trên cơ sở đó chỉ ra bất cập của pháp luật Việt Nam về trị giá hải quan, luận án phải đề xuất được các giải pháp cụ thể về hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan và đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại.

Đây là những vấn đề lý luận chủ yếu để NCS thực hiện và việc trả lời cho các câu hỏi ở trên sẽ được làm rõ trong Chương 2, Chương 3 và Chương 4 dưới đây của Luận án.

27 Chương 2

Một phần của tài liệu LA pháp luật về giá trị hải quan ở việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)