• - Lách : gồm vùng tủy đỏ và tủy trắng. Vùng tủy đỏ chứa hồng cầu, bạch cầu đa nhân, đại thực bào. Vùng tủy trắng chứa lympho bào T, B.
• - Hạch bạch huyết : mỗi hạch có phần vỏ và phần tủy.
Phần vỏ chủ yếu chứa lympho B. Khi có kháng nguyên xâm nhập vào hạch, hạch bị kích thích và hoạt động của nó sẽ tăng lên, kích thích nó phát triển (sưng to). Trong hạch sẽ xuất hiện lympho T hoạt hóa và tương bào tổng hợp kháng theồ.
• - Các cấu trúc lympho phụ : là những lympho trong bộ máy hô hấp, tiêu hóa. Tại đó tương bào thực hiện tổng hợp kháng thể tại chỗ. Một số nơi cấu trúc hình thành hẳn tổ chức như Amidal, VA chứa lympho bào và tương bào tạo nên hàng rào bảo vệ. Các mảng payer của ruột non chờ đón kháng nguyên từ ống tiêu hóa đến, các mảng này chứa
lympho B và T thực hiện miễn dịch tại chỗ.
• 1. Miễn dịch dung nạp :
• Khi con vật còn non hay trong bào thai, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, con vật đã phải tiếp xúc với 1 loại protein lạ (kháng nguyên) không phải protein của cơ thể mình, do đó nó nhận diện “nhầm lẫn” là protein của chính mình. Đến khi con vật trưởng thành, cơ thể sẽ không còn khả năng hình thành miễn dịch với loại protein đó nữa.
• Để tránh sự dung nạp miễn dịch cần xác định lứa tuổi để chủng từng loại vaccin phòng bệnh.
• 2. Bệnh tự miễn dịch :
• Là bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính protein có nguồn gốc từ cơ thể. Biểu hiện qua các bệnh :
• - Viêm cứng khớp, viêm đốt sống, viêm niệu đạo : do tế bào hồng cầu xâm nhiễm. Tại đây xảy ra sự tấn công của T và kháng theồ.
• - Viêm gan mãn tính : do virus làm tổn thương gan, làm thay đổi tế bào gan do đó xuất hiện kháng thể chống tế bào gan.
• - Viêm giao cảm.
• Các bệnh dị ứng :
•• - Phản ứng quá mẫn tại chỗ (hiện tượng Actuyt) : tại chỗ viêm bị viêm nặng do tạo thành hoại tử (kháng nguyên : vi khuẩn, chất độc, kháng sinh). Hiện tượng này được Actuyt mô tả naêm 1902.
• - Phản ứng quá mẫn toàn thân : có thể gây chết do cơ thể mẫn cảm với kháng nguyên đưa vào mà không tạo miễn dịch nên khi đưa vào lần 2 gây tăng sức mẫn cảm, làm cơ thể co giật, đứng tim.
• Cơ chế quá mẫn : khi đưa kháng nguyên vào kích thích cơ thể sản sinh kháng thể nhưng kháng thể không tồn tại trong huyết thanh mà hầu hết có trong tổ chức như cơ trơn, tổ chức thần kinh, tổ chức lưới nội mô. Khi chích kháng nguyên vào lần 2, kháng nguyên này sẽ kết hợp với kháng thể ở trong hoặc trên bề mặt các tế bào của tổ chức ấy, kích thích làm cho tế bào lympho rơi vào tình trạng bất bình thường như phá hủy trao đổi chất của tế bào khiến tế bào tiết ra các chất hóa học trung gian có hoạt tính sinh học như histamin, heparin, serotonin ... Các chất này gây co giật, làm giãn và tăng tính thấm của mao mạch, tăng sự bài tiết của các tuyến và đưa đến tình trạng sốc.
• - Phản ứng quá mẫn muộn (dị ứng nhiễm trùng) : là trạng thái tăng tính mẫn cảm của cơ thể đối với vi sinh vật và các sản phẩm của chúng khi đưa vào cơ thể lần 2. Loại dị ứng này chỉ xảy ra ở cơ thể đã bị nhiễm trùng mà không xảy ra ở cơ thể khỏe mạnh. Dị ứng này thường gặp ở các bệnh nhiễm trùng như lao, hủi, giang mai, xảy thai truyền nhiễm... Để chẩn đoán các
bệnh này thường dùng kháng nguyên dị ứng như tuberculin (chẩn đoán lao), brucellin (bệnh xảy thai truyền nhiễm)... Nhược điểm của phương pháp này là những người đã chủng vaccin hay đã khỏi bệnh vẫn cho phản ứng dương tính. Phản ứng biểu hiện sau 24 giờ (nên gọi là phản ứng quá mẫn muộn).
• - Bệnh huyết thanh : thường xảy ra sau 8 - 12 ngày sau khi tiêm một lượng huyết thanh lớn vào cơ thể (từ 10 ml trở lên) và thường xuất hiện điển hình ở mũi tiêm đầu tiên. Bệnh biểu hiện ngứa, nổi mẩn (giống mề đay), tăng nhiệt, đau khớp, sưng hạch, sưng lách, có khi tiểu ra máu... vài ngày sau thì khỏi.
Các phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể
Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể xảy ra chủ yếu phụ thuộc vào
cấu trúc bề mặt của các phần tử kháng nguyên và kháng thể. Sự kết hợp này không xảy ra trên toàn bộ bề mặt phân tử kháng nguyên mà chỉ xảy ra ở các nhóm “quyết định” của kháng nguyên và trung tâm hoạt động của kháng thể.
•• Cơ chế kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể:
• Pauling thì cho rằng : trên 1 phân tử kháng thể có 2 hóa trị nghĩa là cùng một lúc có thể liên kết với 2 phân tử kháng nguyên, còn kháng nguyên thường có nhiều hóa trị nên 1 kháng nguyên 1 cùng lúc có thể gắn nhiều kháng thể.
• Do có cấu tạo như vậy mà kháng nguyên và kháng thể được gắn với nhau tạo thành phức hợp mạng lưới khó hòa tan và bị kết tủa. Cũng theo Pauling : sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể nhờ 3 lực lý hóa sau :
• - Lực hút phân tử.
• - Lực hút tĩnh điện giữa 2 nhóm chức khác nhau (giữa NH3+ và COO-).
• - Lực liên kết của các cầu nối hydro nằm giữa các nhóm hydroxyt (OH-).
•
Phản ứng ngưng kết (Agglutination) :
Là sự dính các vi khuẩn vào nhau thành đám nhờ có kháng thể tương ứng và khi có mặt dung dịch muối sinh lý (chất điện phân).
• Kháng thể gây ngưng kết gọi là kháng thể ngưng kết còn kháng nguyên kích thích sinh ra kháng thể ngưng kết gọi là kháng nguyên ngưng kết. Phản ứng tạo ra cặn lợn cợn.
• Không phải chỉ có vi khuẩn có khả năng ngưng kết mà cả hồng cầu, nấm men, nấm mốc, tinh trùng... cũng có khả năng gây ngửng keỏt.
Phản ứng ngưng kết
Phản ứng kết tủa :
• Về nguyên lý thì phản ứng kết tủa giống với phản ứng ngưng kết, nó chỉ khác ở chỗ : ở phản ứng ngưng kết kháng nguyên là tế bào vi khuẩn sống (hay chết), còn ở phản ứng kết tủa kháng nguyên là dịch chiết rút từ các mô hay cơ quan của cơ thể bệnh (máu, sữa).
• Kết quả dương tính của phản ứng là tạo ra cặn nhỏ làm đục hỗn dịch. Phản ứng kết tủa dùng để chẩn đoán bệnh nhiệt thán, giang mai và một số bệnh do virus.
Phản ứng khuếch tán trên thạch (Agar Gel Diffusion) :
• Thực chất là phản ứng kết tủa được tiến hành trong thạch đĩa. Đổ thạch trung tính có bổ sung 0,85 % NaCl vào đĩa petri. Khi thạch đông thì đục lỗ (thường ở giữa 1 lỗ, xung quanh 3 - 4 loã).
• Trong mỗi lỗ đổ dung dịch kháng nguyên và huyết thanh kết tủa. Nếu là kháng nguyên chuẩn hay huyết thanh chuẩn thì đổ vào lỗ giữa, các lỗ xung quanh đổ huyết thanh hay
kháng nguyên chẩn đoán.
• Kháng nguyên và kháng thể sẽ khuếch tán chậm chạp trong thạch và khi gặp nhau nếu tương đồng sẽ tạo