KCS linh kiện, phụ kiện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ Tại công ty CP kiến trúc và nội thất NANO (Trang 23 - 35)

Phần 3: Báo cáo kết quả

3.4. Kết quả nội dung

3.4.2. KCS linh kiện, phụ kiện

- Tìm hiểu công dụng của từng loại linh kiện, phụ kiện được sử dụng trong sản xuất sản phẩm nội thất.

- Tìm hiểu cách lắp đặt các loại linh kiện sử dụng trong sản phẩm nội thất.

Các linh phụ kiện chủ yếu ở đây là:

+ Kim loại (sắt, thép, nhôm và hợp kim nhôm, đồng,..) dùng làm các sản phẩm đinh vít, linh kiện chân bàn, ghế, tay nắm, bản lề, chi tiết liên kết, rãnh trượt ngăn kéo, rãnh trượt cửa, khoá, chốt cài, thanh chống cửa, cơ cấu hút cửa, các loại khóa cửa, chốt cài, bộ phận hút cửa, ...

Ví dụ: Bản lề nổi (bản lề lá): khi lắp đặt, bộ phận ngoài của nó lộ ra bề mặt của sản phẩm; bản lề chìm: khi lắp đặt nó hoàn toàn bị che khuất bên trong giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ; bản lề đầu cửa: được lắp đặt ở đầu trên hoặc đầu dưới của cửa, không bị lộ ra ngoài; bản lề cửa kính: dùng 2 loại là bản lề chìm và bản lề đầu cửa; bộ phận hút cửa: dùng định vị cánh tủ để sau khi đóng

21

không tự động mở ra được nhưng có tác dụng mở cánh lại dễ dàng; đinh vít: dùng liên kết cố định các chi tiết không có khả năng tháo rời.

+ Vật liệu mềm: Da, mền, đệm, mút, tơ lụa, ... dùng làm các sản phẩm cao cấp.

+ Vật liệu thủy tinh: Có khả náng chống ẩm, chống ăn mòn axit, chống cháy, chịu mài mòn, kết hợp với vật liệu gỗ, kim loại, … sẽ làm tăng giá trị trang sức của sản phẩm.

Ví dụ: các loại cửa kính, kính của mặt bàn, ...

+ Vật liệu đá: Thích hợp làm mặt bàn, mặt tủ (sử dụng dạng tấm). Phù hợp dùng ngoài trời, đá dùng trong sản xuất có đá tự nhiên và đá nhân tạo.

Ví dụ: mặt bàn làm bằng đá, ....

+ Vật liệu polymer: Màu sắc phong phú, tạo hình đa dạng, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, vững chắc, có thể thấu sáng, chịu nước, chịu dầu, chịu ăn mòn, cách điện, chịu nhiệt.

Ví dụ: ghế tựa có các chi tiết mặt ngồi, lưng tựa, tay vịn, chân ghế đều được liên kết thành một thể thống nhất.

+ Ngoài ra còn các vật liệu làm từ nhựa, ...

Nói chung đối với các sản phẩm linh phụ kiện này thì công ty không sản xuất mà chỉ mua và đặt hàng theo yêu cầu từ các nhà sản xuất khác và các sản phẩm này thì cũng được bảo hành từ nhà sản xuất đó. Tất nhiên trước khi đưa vào sản xuất cũng phải kiểm tra một lần nữa đê đảm bảo khi đưa vào lắp ráp tránh được các lỗi.

3.4.3. Màu và chất kết dính trong sản xuất sản phẩm nội thất

Màu sắc sản phẩm phụ thuộc vào vật liệu của lớp bề mặt và ở đây chủ yếu là màu của gỗ tự nhiên (mỗi loại gỗ thì có màu sắc và vân thớ khác nhau) và màu của lớp sơn phủ bên ngoài.

Đối với các sản phẩm sơn phụ thuộc vào loại sơn và phương pháp sơn. Tại nhà máy dùng các phương pháp sơn sau:

22

Hình 20: Phân xưởng sơn

- Sơn dầu: Thành phần chủ yếu là dầu thực vật để tạo năng lực sấy khô màng sơn, thuận lợi cho quá trình trang sức, thẩm thấu tốt, giá thấp, màng sơn khô chậm, độ cứng thấp, không chịu được mài mòn, tính chịu nước và chịu hoá chất kém.

- Sơn thiên nhiên:

+ Sơn gốc dầu: tinh dầu kết hợp nhựa thiên nhiên, gia nhiệt tiến hành luyện, cho chất xúc tác và dung dịch để tạo nên một loại sơn. Nếu có chất màu gọi là sơn từ, không chứa màu thì gọi là sơn trong suốt.

+ Véc ni: là dung dịch của nhựa cánh kiến được hoà trong dung môi là cồn. Gia công thuận lợi, màng sơn khô nhanh, tính cách ly tốt nhưng chịu nước kém, dễ xuất hiện vết ố tráng do hút ẩm.

+ Sơn polyester (sơn PE): Dùng trang sức cho các loại sản phẩm cao cấp, màng sơn PE có độ cứng cao, chịu mài mòn tốt, độ triết quang rất cao, chịu nước, chịu nhiệt, chịu hoá chất, duy trì được màu sắc, cách điện.

Máy phun sơn sử dụng tại nhà máy là các loại máy phun sơn cầm tay như:

Zoom PZ 600, paint zoom, máy phun sơn mini, ...

23

Hình 21: Công nhân đang sơn

Sau khi sơn xong thì các sản phẩm được kiểm tra lại một lần nữa và chuyển qua công đoạn sấy khô.

Chất kết dính (vật liệu tạo mối liên kết): tại nhà máy sử dụng rất nhiều loại tùy loại sản phẩm nhưng chủ yếu là các loại sau:

- Keo ure formaldehyde (UF).

+ Màu hơi vàng, dung dịch có dạng thấu sáng hoặc bán thấu sáng;

+ Giá thành thấp, thao tác thuận tiện, tính năng tốt. Sau khi đóng rắn, màng keo không màu;

+ Tính năng chịu nước mức trung bình, thường sử dụng trong nội thất. Tuy nhiên nó giải phóng ra môi trường lượng formaldehyde tự do nên nó được biến tính trước khi đưa vào sử dụng.

+ Keo phenol formaldehyde (PF).

24

Màu nâu, cường độ dán dính cao, chịu nước, chịu nhiệt, chịu được điều kiện khí hậu, … có thể dùng cho các sản phẩm ngoài trời.

Giá thành cao, thời gian đóng rắn dài, nhiệt độ đóng rắn cao.

+ Keo m-dihydroxy benzen (RF).

Đóng rắn ở điều kiện bình thường hoặc gia nhiệt, có chứa 1 lượng formaldehyde nhất định.

Khả năng chịu nước, chịu được điều kiện khí hậu. Chủ yếu dùng trong các kết cấu bằng gỗ, các chi tiết cong được ghép uốn bằng keo, ván gỗ ghép, …

Hình 22: công nhân đang dùng keo + Keo polyvinyl acetate (PVAc).

Màu trắng nhũ, an toàn trong sử dụng, không có mùi ô nhiễm, không bị ăn mòn, có thể đóng rắn ở nhiệt độ thường, cường độ lớp màng keo khá cao, lớp keo không màu, thấu sáng, độ bền cao, dễ gia công, sử dụng đơn giản.

Nhược điểm là chịu nước, chịu ẩm, chịu nhiệt kém. Thích hợp sử dụng cho các sản phẩm nội thất.

25

Hình 23: sản phẩm ván ghép dùng keo của nhà máy

Các loại keo này dùng để sản xuất các loại ván ghép, ép, dán và trong một số trường hợp dùng để liên kết các chi tiết trong các sản phẩm nội thất như: tay nắm, chốt, khe hở mối ghép, tạo các mối liên kết, ...

3.4.4. Quá trình gia công chi tiết sản phẩm

Đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm. Đối với quá trình sản xuất tại nhà máy thì được thực hiện theo day chuyền công nghệ đã được lắp đặt từ trước và thường được thực hiện qua các bước chính:

Bước 1: phân tích và lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với mục tiêu thiết kế sản phẩm và điều kiện sản xuất cụ thể;

Bước 2: Tính toán và lựa chọn được phương án tổ chức sản xuất và thi công lắp đặt các sản phẩm gỗ tại các công trình gỗ;

Bước 3: Tính toán và lựa chọn được các thông số công nghệ hợp lý của quá trình sản xuất sản phẩm gỗ;

26

Bước 4: Tính toán, lựa chọn được loại hình và số lượng máy móc thiết bị phù hợp công suất xưởng để sản xuất sản phẩm gỗ cho công trình gỗ;

Hình 24: máy chế biến gỗ tại nhà máy

Bước 5: Tính toán, lựa chọn được nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, linh kiện, phụ kiện phù hợp với việc lắp đặt các sản phẩm gỗ tại công trình gỗ;

Hình 25: sinh viên đang tham gia sản xuất sản và vận hành máy

27

Bước 6: tiến hành chế tạo sản phẩm theo bản vẽ thiết kế;

Hình 26: sản phẩm sau khi gia công

Hình 27: sản phẩm tại nhà máy

Bước 7: kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm theo bản vẽ thiết kế, nếu đạt yêu cầu thì chuyển bước tiếp theo, các sản phẩm chưa được mà vẫn trong phạm vị

28

sửa chữa được sẽ được sản xuất lại (quay lại bước 6), các sản phẩm bị hỏng sẽ bị loại;

Bước 8: làm sạch, đánh nhẵn sản phẩm và chuyển bước tiếp theo.

Hình 28: công nhân đang đánh nhẵn sản phẩm

3.4.5. Quá trình lắp ráp sản phẩm

Quá trình lắp ráp sản phẩm sau khi được chế tạo được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: kiểm tra chi tiết sản phẩm cho lắp đặt các bộ phận;

bước 2: tiến hành lắp đặt các bộ phận theo thiết kế;

Bước 3: kiểm tra tính chính xác của việc lắp đặt các bộ phận theo bản vẽ thiết kế;

Bước 4: giám sát sự thay đổi để chỉnh sửa và bổ sung thiết kế trong lắp các bộ phận.

Bước 5: làm sạch, đánh bóng sau khi lắp ráp chuyển sang công đoạn tiếp theo.

29

Hình 29: lắp ráp sản phẩm tại nhà máy

3.4.6. Quá trình trang sức sản phẩm

Đây là khâu quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm, được thực hiện sau khi sản phẩm được được lắp rạp hoàn thiện phần thô. Quá trình trang sức cũng dựa vào bản vẽ thiết kế của sản phẩm.

Vật liệu trang sức tùy thuộc vào sản phẩm chế tạo mà có các loại trang sức sau:

- Trang sức bằng vật liệu dán mặt, tác dụng bảo vệ bề mặt, bịt cạnh và trang sức bề mặt cái này thì có rất là nhiều cách nhưng ở tại nhà máy sản xuất thì ít dùng cách này, dây chuyền lắp đặt ở đây chỉ chủ yếu là trang sức bề mặt bằng cách dùng sơn và các vật liệu trang trí khác (cách 2 và 3). Vật liệu dán mặt thì nhà máy không tự sản xuất , chủ yếu là các sản phẩm làm sẵn được nhập về và sử dụng trang sức cho các sản phẩm.

Ví dụ: Ván trang sức (nhiều lớp giấy tẩm keo Melamin và giấy tẩm keo Phenol được ép ở điều kiện áp suất cao tạo nên một loại ván mỏng). Loại này thường dùng trang sức bề mặt cho sản phẩm trong nhà bếp, phòng làm việc, phòng máy, phòng thí nghiệm, trường học.

30

- Trang sức bằng sơn, nghĩa là khi chúng ta sơn các sản phẩm sau khi chế tạo chính là trang sức cho sản phẩm một màu sắc theo ý muốn. Đồng thời tạo trên bề mặt sản phẩm tạo lớp màng bảo vệ và trang sức nhằm kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm;

- Trang sức bằng các vật liệu trang trí;

Ví dụ: gương, đá tấm, vỏ dừa, ....hay một số sản phẩm trang sức thủ công thì yêu cầu người làm phải có khả năng hiểu biết thẩm mĩ cao như các sản phẩm trang sức dùng các viên đá rời, lẻ, vỏ dừa, các vật dụng rời lẻ khác yêu cầu có sự sắp xếp bởi bàn tay con người (các sản phẩm này thường theo những đơn hàng đặc biệt); thanh nạm dùng trang sức: dùng để bịt phần cạnh hay trang sức xung quanh của gương tủ, xung quanh bề mặt đồ gia dụng.

- Trang sức bằng các vật liệu mềm: da, nệm.

Máy móc thiết bị trong quá trình trang sức sản phẩm nội thất: mốt số loai máy cần tay.

Hình 30: Trang sức mặt ghế bằng vải và nệm.

31

Sau khi tiến hành trang sức sản phẩm xong thì tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm như: độ nhám bề mặt, độ bóng, dung sai kích thước, độ đồng đều của màng trang sức,…

+ Đối với độ nhám bề mặt, độ bóng thì ta có thể đo bằng máy kết hợp kiểm tra bằng tay và mắt thường.

+ Dung sai kích thước ta kiểm tra bằng thước kết hợp với bản vẽ thiết kế.

+ Độ đồng đều của màng trang sức thì kiểm tra chủ yếu bằng mắt của người làm có nhiều năm kinh nghiệm.

3.4.7. KCS quá trình hoàn thiện và đóng gói sản phẩm

Kiểm tra lại tất cả một lần nữa trước khi đóng gói sản phẩm như sau:

- Kiểm tra tính chính xác theo bản vẽ chi tiết sản phẩm;

- Kiểm tra về tính thẩm mỹ của sản phẩm: Màu sơn, độ dày màng phủ trang sức, bong tróc màng sơn,…..

Sau khi các sản phẩm đều đạt yêu cầu thì tiến hành đóng gói, ghi mã sản phẩm, nhập kho.

Hình 31: các nhân viên làm việc tại kho đóng gói sản phẩm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ Tại công ty CP kiến trúc và nội thất NANO (Trang 23 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)