Đặc điểm, trình độ và khả năng của các nông hộ nuôi lợn Lửng

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực thu thập và tư liệu hoá tri thức truyền thống trong bảo tồn, sử dụng quỹ gen lợn nhỏ miền núi ở việt nam (Trang 43 - 46)

A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI – THÚ Y

1.2.1 Đặc điểm, trình độ và khả năng của các nông hộ nuôi lợn Lửng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số bình quân và tỷ lê(%)

Tổng số hộ điều tra 76 100,00

Tuổi chủ hộ Năm 41,21

Trình độ văn hoá của chủ hộ Học hết lớp 6 7,21 Trình độ văn hoá của chủ hộ Học hết lớp 9 3,87 Trình độ văn hoá của chủ hộ Học hết lớp 12 3,02 Trình độ văn hoá của chủ hộ Cao đẳng, đại học 2,02

Chủ hộ không đi học Chủ nông hộ 60,2

Tổng số nhân khẩu người/hộ 6,01

Số lao động người/hộ 4,34

Diện tích đất ở m2 521,78

Diện tích đất vườn m2 1.021,00

Số hộ nuôi lợn 76 100,0

Hộ có rừng từ: 1 – 2,6 ha Hộ 23,3%

Hộ thuộc diện ưu tiên của nhà nước (Chương trình nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa còn có nhiều khó khăn)

76 100%

Kinh tế hộ gia đình

Hộ khá 24 33,44

Hộ trung bình 23 30,36

Hộ nghèo 27 36,20

Kết quả bảng 10 cho thấy:

- 100% các hộ dân đều sống ven các con suối nhỏ hoặc trong các thung lũng cách xa đường giao thông.

- Chỉ có số ít sống dọc theo đường giao thông liên làng bản, thô n xã.

- Trong số 76 hộ có chăn nuôi lợn Lửng được điều tra, có 100% thuộc người các dân tộc thiểu số (Dân tộc Mường)

- Tuổi trung bình của chủ hộ là 41,21, trình độ học vấn của các chủ hộ khá thấp, chỉ có 2,02 % có trình độ cao đẳng và đại học, số này tập trung chủ yếu đối với người kinh đi xây dựng kinh tế từ những năm 1975 trở lại đây,

- Số chủ nông hộ không đi học chiểm: 60,2 %.

- Khả năng nhận thức và tiếp thu những tiến bộ mới còn hạn chế , kèm theo đó là tập tục lạc hâu còn phổ biến. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung và chăn nuôi nói riêng.

- Số nhân khẩu trung bình trong mỗi hộ là 6,01 khẩu/hộ, số lao động trung bình là 4,34 người/hộ.

- Diện tích đất ở bình quân là 521,78 m2/hộ, diện tích đất vườn là 1.021,00 m2/hộ. Đây là điều kiện phù hợp để người dân phát triển chăn nuôi lợn Lửng theo hình thức bán chăn thả và nuôi thả rông

Đa số các hộ đồng bào dân tộc trong xã đều thuộc diện kinh tế khó khăn, nhất là các hộ được điều tra trong nghiên cứu này. Kết quả điều tra cho thấy số hộ sống ở mức khá so với các hộ khác trong xã chiếm 33,44%, hộ có mức sống trung bình chiếm 30 ,36%., hộ nghèo chiếm: 36,20%

Từ những đặc điểm chung của bảng 10, chúng tôi đã vận dụng SWOT để phân tích, đánh giá và rút ra những điểm sau:

Thế mạnh (Strengthly):

- Nguồn thức ăn t hô xanh sẵn có tại chỗ dồi dào, nông dân, đồng bào dân tộc có thể phát triển chăn nuôi lợn bằng chính nguồn thức ăn thô xanh sẳn có trong vườn, đồi nhà mình hoặc khai thác trong rừng.

- Nguồn thức ăn tinh cũng là nguồn tự có, tự khai thác được như: Cám gạo, sắn củ tươi, bột ngô, bột sắn….

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn..

Điểm yếu (Weakness):

- Mặt bằng dân trí còn thấp, phương tiện truyền thông kém.

- Tệ nạn, thủ tục mê tín, bói toán còn phổ biến

- Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các vùng đồng bào dân tộc ít người là rất khó khăn và có nhiều hạn chế.

- Đường giao thông, vận tải còn nhiều khó khăn.

- Phương tiện thông tin liên lạc nghèo nàn và thiếu Cơ hội (Opportunity):

- Được dự án hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và một phần kinh phí cho chăn nuôi.

- Được chính quyền địa phương quan tâm, ủng hộ và khuyến khích.

- Nhà nước đã có chính sách phát triển kinh tế ưu tiên cho các tỉnh miền núi phía Bắc và có chương trình/dự án riêng về phát triển, khai thác nguồn gen vật nuôi, giống cây trồng bản địa có giá trị kinh tế.

-Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và giá bán đắt hơn các loại thịt lợn khác trên thị trường.

- Người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia đề tài đề có cơ hội được tập huấn nâng cao kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nói riêng và vật nuôi nói chung.

Rủi ro, mối đe doạ (Threat):

- Dịch bệnh.;

- Thiên tai.

- Lũ lụt

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực thu thập và tư liệu hoá tri thức truyền thống trong bảo tồn, sử dụng quỹ gen lợn nhỏ miền núi ở việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)