2.7 TĂNG CƯỜNG TRUY NHẬP KÊNH PHÂN TÁN
2.7.4 Khoảng cách liên khung mở rộng EIFS (Extended Inter-frame Space)
2.7.5 Phát hiện xung đột
Khi một trạm thu được một TXOP nó có thể truyền trong khoảng thời gian của TXOP, không giốn như một truyền tải đơn. Có một thời điểm mà 2 trạm sẽ cùng được truy nhập kênh đồng thời và kết quả va chạm có thể là không tin được cho bên nhận được.
Phân lớp MAC trong chuẩn 802.11n
Để tối thiểu hóa mất mát do xung đột gây ra, các trạm phải trao đổi một khung ngắn vào lúc bắt đầu của TXOP để phát hiện xung đột. Khung ngắn này có thể là một trao đổi RTS/CTS hoặc một Data/ACK đơn ngắn.
2.7.6 Khung dữ liệu QoS (QoS Data frame)
Để hỗ trợ các tính năng QoS và khối báo nhận, chuẩn 802.11e bổ sung giới thiệu một khung mới, QoS Data. Khung dữ liệu QoS có các trường giống như khung dữ liệu chính quy nhưng bao gồm phần thêm vào của trường QoS Control. Trường QoS Control mang nhiều trường con khác nhau cho việc quản lý QoS và các tính năng khác.
2.8 BÁO NHẬN KHỐI
Các giao thức xác nhận khối, được giới thiệu trong 802.11e bổ sung , cải thiện hiệu quả bằng cách cho phép chuyển giao một khối dữ liệu được thừa nhận với 1 khối báo nhận (BA) thay vì một gói tin ACK cho mỗi khung dữ liệu cá nhân. Không giống như các cơ chế ghi nhận bình thường , cơ chế báo nhận khối là phiên định hướng và một trạm phải thiết lập một phiên ghi nhận khối với trạm ngang hàng của nó đối với mỗi bộ định danh lưu lượng (TID) cho mỗi khối dữ liệu truyền qua. Một phiên ghi nhận khối cụ thể xác định bởi các bộ < địa chỉ truyền, địa chỉ nhận, TID>.
Chuẩn 802.11e bổ sung giới thiệu 2 giao thức xác nhận khối : báo nhận khối ngay lập tức và báo nhận khối trễ. Hai giao thức khác nhau trong cách quản lý trao đổi khung điều khiển báo nhận khối. Trong báo nhận khối ngay lập tức, khung yêu cầu báo nhận khối (BAR) yêu cầu khung báo nhận khối (BA) trả lời ngay lập tức, tức là BA sẽ được trả về trong SIFS trong BAR nhận được và do dó trong cùng 1 TXOP. Với báo nhận khối trễ, BAR được gửi trong một TXOP và khung BA trả lời được gửi lại trong TXOP tiếp theo. Báo nhận khối ngay lập tức cho phép độ trễ thấp hơn và cải thiện hiệu suất so với báo nhận khối trễ.
Báo nhận khối được kích hoạt trong 1 hướng cho 1 TID riêng biệt với việc trao đổi ADDBA Request và ADDBA Response. Các trạm cần gửi dữ liệu sẽ gửi 1 ADDBA Request tới trạm sẽ nhận dữ liệu. Bên nhận sẽ báo đã nhận được ADDBA Request bằng khung ACK và trả lời lại bằng 1 khung ADDBA Response, sau đó sẽ nhận lại 1 khung ACK báo nhận được khung ADDBA Response từ bên phát. Việc trao đổi ADDBA cho
Phân lớp MAC trong chuẩn 802.11n
báo nhận khối, bên gửi hoặc bên nhận sẽ gửi 1 khung yêu cầu DELBA, mà nếu nhận được sẽ báo lại cho bên kia bằng khung ACK.
Việc truyền các khối dữ liệu diễn ra như sau. Bên gửi truyền 1 hoặc nhiều khung QoS Data được đánh địa chỉ tới bên nhận và TID của phiên báo nhận khối.
Trường Ack Policy được đặt bằng Block Ack. Các khối dữ liệu không cần truyền theo thứ tự và có thể bao gồm các khung truyền lại. Bên nhận có trách nhiệm sắp xếp lại các khối dữ liệu theo thứ tự cho các lớp cao hơn và thực hiện việc này bằng bộ đệm sắp xếp lại. Bên nhận sẽ giữ các khối trong bộ đệm sắp xếp cho đến khi đầy. Bên gửi giới hạn phạm vi số thứ tự sao cho không bị tràn bộ đệm của bên nhận.
Sau khi gửi một khối các khung dữ liệu, người gửi tạo một khung Block Ack Request (BAR). Khung BAR thực hiện hai chức năng: đưa khung dữ liệu vào bộ đệm tái sắp xếp của bên nhận và nhận về khung BA. Bộ đệm sắp xếp lại của bên nhận có thể nhận dữ liệu vào thông qua các lỗ trống trong khoảng số thứ tự do MSDU mà không thông qua sau khi đã hết bộ đếm truyền lại.
Khung BAR bao gồm một trường Starting Sequence Control bao gồm số thứ tự của các MSDU lâu nhất trong khối báo nhận. MSDUs trong bộ đệm của người nhận với số thứ tự với số đứng trước được gửi tới lớp LLC ( nếu đầy đủ) hoặc loại bỏ nếu bị thiếu. Các khung BA chứ 1 bitmap đại diện cho trang thái báo nhận của khung dữ liệu nhận được khởi đầu bằng số thứ tự bắt đầu của khung BA.
Khi nhận được khung BA, bên gửi loại bỏ khung dữ liệu báo nhận và sắp lại hàng đợi cho các khung tin chưa được báo nhận để truyền lại. Bên gửi cũng có thể loại bỏ các khung tin đã truyền lại hoặc đã hết thời hạn tồn tại. Với 1 phiên báo nhận, bên gửi vẫn có thể thu hút khung ACK cho khung QoS Data bằng cách đặt trường Ack Policy bằng Normal Ack.
2.8.1. Trao đổi các khối khung dữ liệu
Trao đổi các khối khung dữ liệu sử dụng giao thức báo nhận ngay lập tức minh họa trong hình 2.24 (a) với STA 1 truyền đến STA 2.
Sau giai đoạn ganh đua, STA 1 chiếm được TXOP. Là 1 cơ chế phát hiện va chạm và để đặt NAV ở trạm láng giềng, STA 1 thực hiện trao đổi khung ngắn, trong trường hợp này là RTS/CTS. Sau đó STA 1 gửi 1 khung dữ liệu quay lại với SIFS truyền riêng cho đến giới hạn của TXOP.
Phân lớp MAC trong chuẩn 802.11n
Hình 2.24 (a) Trao đổi các khối khung dữ liệu
Vì nó có nhiều dữ liệu hơn để gửi, STA 1 lần nữa truy cập thiết bị không dây và chiếm 1 TXOP. Trao đổi RTS / CTS thực hiện một lần nữa, tiếp theo là các khung còn lại trong khối được gửi như một gói tin quay lại. STA 1 sau đó gửi một khung BAR, thu hút 1 khung BA trả lời từ STA 2. Khung BA trả lời cho biết đã nhận được các khung dữ liệu trong khối.
Hình 2.24 (b)Phát hiện đụng độ bằng trao đổi Data/ACK
Để thay thế cho các trao đổi RTS/CTS, STA 1 có thể trao đổi Data/ACK với STA 2 để phát hiện đụng độ, minh họa trong hình 2.24 (b). cần phải phát hiện đụng độ thông qua 1 trong các cơ chế này để đảm bảo thông lượng qua mạng trong suốt thời gian TXOP. Trao đổi Data/ACK cung cấp thêm giới hạn bảo vệ gần máy phát (do điều chế bậc cao hơn được sử dụng cho các khung dữ liệu), nhưng hiệu quả hơn so với trao đổi RTS / CTS mà không có chuyển giao thông tin diễn ra.
Phân lớp MAC trong chuẩn 802.11n
Cần lưu ý rằng việc chuyển giao khối độc lập với TXOP. Khối chuyển giao có thể xảy ra trên nhiều TXOP hoặc nó có thể được chứa trong một TXOP duy nhất.
2.9 KẾT LUẬN
Chương II đã giới thiệu về các chức năng, cách thức hoạt động của 802.11 và 802.11n trong lớp MAC của tầng liên kết dữ liệu. Để hiểu rõ hơn sự vượt trội của 802.11n so với các chuẩn ra đời trước đó như a,b,g, ở chương III sẽ giới thiệu rõ hơn về các cải tiến trong kỹ thuật truy nhập kênh cũng như ưu và nhược điểm của các phương pháp đó.
Các cải tiến thông lượng ở lớp MAC
CHƯƠNG III