Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN
1. Thực trạng tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở Thị trấn Cẩm Giàng
1.2 Về tổ chức Đoàn
1.3.3 Nguyên nhân hạn chế
- Một số chủ trương của Đoàn chưa sát thực tế, khi triển khai thiếu đôn đốc, kiểm tra, tổng kết kịp thời; công tác cán bộ của Đoàn còn bất cập;
năng lực, trình độ nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội của một bộ phận cán bộ Đoàn còn thấp. Việc tham mưu cho Đảng trong tạo nguồn, đào tạo, sử dụng và luân chuyển cán bộ ở một số thời điểm chưa tốt. Đoàn chậm thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thanh niên. Điều kiện, phương tiện hoạt động và nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi còn khó khăn như: CSVC phục vụ cho hoạt động TDTT (sân bãi lớn để tập, dụng cụ tập TDTT, hội trường, phòng làm việc, nơi giải quyết các vấn đề thanh niên quan tâm), kinh phí tổ chức các hoạt động, hệ thống loa đài phục vụ tuyên truyền... Ngoài ra sự chuyển dịch nhanh của cơ cấu kinh tế, tình trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội gia tăng như: số đề, cờ bạc, trộm
cắp..., sự không gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tư tưởng thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Phong trào đoàn còn hình thức, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, những vấn đề nóng mà giới trẻ quan tâm như: tình dục, tình yêu, đạo đức…thì Đoàn còn đứng ngoài cuộc, cán bộ đoàn lúng túng khi có đoàn viên đặt câu hỏi liên quan. Nguyện vọng của đoàn viên thanh niên trong giai đoạn hiện nay rất phong phú, đa dạng và đòi hỏi có tính chất thiết thực, hấp dẫn cao so với các thập kỷ trước, bởi ngày trước nhu cầu giải trí và sân chơi giải trí của đoàn viên thanh niên chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, ca múa hát là sinh hoạt chính, còn ngày nay, có rất nhiều loại hình giải trí cho đoàn viên lựa chọn: phim ảnh, ca nhạc, chat, game, karaoke… Nếu sinh hoạt đoàn không hấp dẫn, thì thanh niên sẽ tìm loại hình giải trí trên, chứ không tham gia và sinh hoạt tập thể - một loại sinh hoạt có tính chất giáo dục ý thức cộng đồng rất cao.
- Công tác cơ cấu cán bộ đoàn chưa được chuẩn bị chu đáo, quản lý thiếu chặt chẽ việc bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp vận động thanh niên cho đội ngũ cán bộ Đoàn chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra, còn lúng túng trong việc xác định – hình thức nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện của cơ sở mình.
- Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho hoạt động của Đoàn còn hạn chế so với yêu cầu, nhiều hoạt động của Đoàn cần kinh phí hỗ trợ thì lại không có.
- Một số chi ủy Đảng ở các khu và nhà trường chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác thanh niên. Thiếu sự lãnh đạo thường xuyên công tác xây dựng, Đoàn chưa được coi là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TN THỊ TRẤN CẨM GIÀNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1 Mục tiêu phấn đấu của Đoàn Thị trấn Cẩm Giàng nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ địa phương lần thứ XXI
Nghị quyết Đảng bộ Thị trấn Cẩm Giàng lần thứ XXI (Nhiệm kì 2010-2015) đã nêu:
“Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội đã nêu ra cần có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân Thị trấn. Vai trò của quần chúng rất quan trọng, trong đó đoàn thanh niên đóng vai trò xung kích. Để phát huy tính tích cực của Đoàn, Đảng bộ cần quan tâm hơn nữa về mọi mặt; đầu tư cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất để lãnh đạo Đoàn đi đúng hướng đã định”.
Trước hết Đoàn thanh niên cần đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động phù hợp với tâm lý, giới tính nhằm tập hợp đông đảo thanh niên sinh hoạt trong tổ chức, động viên để họ phát huy mọi tiềm năng sáng tạo, vai trò xung kích của mình.
Đảng bộ cần quan tâm đến vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng văn hóa và đạo đức lối sống cho thanh niên thông qua tấm gương của các Đảng viên, Ban chấp hành Đảng bộ phải có nghị quyết riêng về công tác lãnh đạo thanh niên, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay, Đảng bộ chủ trương thanh niên phải thực sự đi đầu trong các lĩnh vực:
Lĩnh vực kinh tế: Đoàn thanh niên phải xung kích trong việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm tăng năng xuất, sản lượng và giá trị kinh tế, phát triển các dịch vụ, buôn bán thị trấn phấn đấu đạt:
Thu nhập bình quân đầu người 10 - 15 triệu đồng/ người/năm (Đến năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/năm)
- Đảng bộ giao trách nhiệm cho Đoàn xây dựng mô hình làm kinh tế giỏi trong gia đình thanh niên ở 4 chi đoàn cơ sở. Từ đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng cụ thể:
8 mô hình thanh niên làm dịch vụ, buôn bán phát triển kinh tế ở khu trung tâm Thị trấn.
3 mô hình thanh niên chuyển dịch cơ cấu từ diện tích trũng khoanh vùng chăn nuôi cá và trồng cây ăn quả.
- Lĩnh vực văn hóa xã hội: Tạo môi trường xã hội lành mạnh; từng bước hạn chế và chấm dứt tình trạng TTN vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội. Từ đó góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;
Đoàn thanh niên đi đầu trong việc thực hiện các quy ước xây dựng làng văn hóa như thực hiện tiết kiệm trong việc cưới, việc tang.
Với đặc điểm cơ bản của thanh niên là hiếu động và thích khẳng định mình. Do vậy, hiệu quả của phong trào sẽ không cao hoặc chệch hướng nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng từ BCH Đảng bộ đến các chi ủy là hết sức cần thiết, nó đảm bảo cho sự thắng lợi của công tác Đoàn và phong trào TTN.