CẤU TRÚC, DUNG TRỌNG, ĐỘ RỖNG ĐẤT

Một phần của tài liệu ÔN TẬP KHOA HỌC ĐẤT CƠ BẢN TH.S LÊ VĂN DŨ ĐHNLTPHCM (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG IV CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA ĐẤT CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT

BÀI 2: CẤU TRÚC, DUNG TRỌNG, ĐỘ RỖNG ĐẤT

1. Định nghĩa

- Sự sắp xếp của các hạt của đất.

2. Tại sao có cấu trúc?

- Các hạt liên kết với nhau nhờ các hợp chất hữu cơ và một số chất vô cơ có tính “keo”.

+ Nguồn sinh học: Polysaccharides, phức hữu cơ, proteins, sự đào bới của động vật (giun đất), tăng cường sự hình thành cấu trúc và tính bền vững của đoàn lạp.

+ Nguồn khoáng học: Oxides, Carbonates, Silicates (hạt sét).

3. Đặc điểm của cấu trúc a. Kiểu dạng: dạng của đoàn lạp

Dạng Đặc điểm Hình ảnh

Hình cầu (hạt)

- Chỉ hình thành ở tầng A - Dễ thay đổi

- Giàu chât hữu cơ

Hình phiến

- Thường ình thành ở tầng E - Do mẫu chất vận chuyển - Do tác động cơ học: nén chặt

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 31 Hình khối

- Thường hình thành ở tầng B, vùng khí hậu ẩm.

- Có thể hình thành ở tầng A

Hình trụ

- Luôn hình thành ở tầng B, vùng khô hạn và bán khô hạn.

- Na cao, sét bị phân tán.

b. Kích thước - Mịn;

- Trung bình;

- Thô.

c. Mức độ: mức độ rõ ràng - Mạnh;

- Trung;

- Yếu

d. Cấu trúc một số loại đất thông thường:

- Nếu nhiều sét  cấu trúc Mạnh, Khối to;

- Nếu nhiều chất hữu cơ  cấu trúc Hạt/viên, Hình cầu.

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 32 4. Ghi chú cấu trúc đất

MỨC ĐỘ KÍCH THƯỚC DẠNG

Trung bình Thô Bán khối góc cạnh

Yếu Trung bình Phiến

Mạnh Rất thô Hình trụ

Trung bình Rất mịn Hình cầu

5. Đoàn lạp – đơn vị cấu trúc

- Sự sắp xếp các thành phần hạt nguyên sinh thành các tập hợp được gọi là đoàn lạp hay bề mặt thổ nhưỡng.

- Tác nhân liên kết:

+ Rễ cây (các chất do rễ tiết ra);

+ Chất hữu cơ (OM) (quang trọng nhất) + Sét.

- Thạch cao giúp đất hình thành đoàn lạp (kết cụm)

- Độ bền đoàn lạp là tính bền của tập hợp các phần tử đất, là đặc tính cấu trúc quan trọng của đất giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lực cơ giới khi cày hoặc hoạt động tưới nước – Mức độ dễ hay khó vỡ của bề mặt thổ nhưỡng.

- Cấu trúc mạnh, đoàn lạp bền vững + Hàm lượng chất hữu cơ

+ Hàm lượng và loại sét

+ Hàm lượng khoáng có tính kết cụm (calcium carbonate, thạch cao, v.v..) a. Đoàn lạp

- Đoàn lạp chứa rất nhiều vi tế khổng; phần diện tích giữa các đoàn lạp là các đại tế khổng.

b. Tầm quan trọng của đoàn lạp trong đất nông nghiệp - Tăng độ rỗng;

- Tăng độ thấm ban đầu, tăng tốc độ tiêu nước, giảm lượng nước chảy tràn trên mặt đất;

- Tăng khả năng giữ nước của đất.

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 33 c. Các điều kiện cải thiện tính bền vững của đoàn lạp

- Ít cài xới;

- Mật độ rễ cao’;

- Sinh khối nấm cao;

- Hàm lượng chất hữu cơ cao;

- Hàm lượng sét cao.

d. Ảnh hưởng của làm đất đến tính chất đất

0 20 40 60 80 100 120

Chất hữu cơ Tính bền của đoàn lạp Khả năng giữ nước hữu dụng

Cày lật Cày không lật Không làm đất

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 34

* Các kỹ thuật làm đất - Múc tiêu làm đất

+ Chuẩn bị đất để gieo hạt/cây con + Kiểm sóat cỏ dại

+ Làm tơi xốp đất vùng rễ cây (giảm dung trọng) + Bảo tồn đất và nước

- Cày chảo

+ Giảm thảm thực vật tự nhiên

+ Cày sâu và vùi sâu thực vật vào trong đất lật phần bên dưới chứa nhiều mùn lên trên chất hữu cơ phân giải nhanh

+ Thường tiến hành từng vụ - Cày lật

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 35 + Phá vỡ đất

+ Phủ dư thừa thực vật chỉ phá tầng đất cứng, không lật tầng mặt.

- Cày không lật

+ Không lật đất, phủ dư thừa thực vật.

+ Dung trọng đất, lượng dư thừa thực vật phủ phụ thuộc vào lọai cày.

+ Giảm xói mòn.

- Hệ thống không làm đất – gieo hạt trực tiếp

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 36 + Không phá vỡ cấu trúc đất, luôn yêu cầu thuốc diệt cỏ

+ Hạn chế tối đa sự xáo trộn đất trước khi gieo trồng + Đặc biệt là hạn chế rất lớn sự xói mòn đất

+ Tiết kiệm năng lượng và thời gian

+ Dư thừa thực vật được bỏ lại trên mặt đất, cung cấp OM + Nơi sinh sống của động vật

+ Nâng cao hàm lượng chất hữu cơ, cải thiện chất lượng và khả năng sản xuất của đất.

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 37 - Làm đất theo băng – luống

+ Giữ dư thừa thực vật và gieo trồng với điều kiện ít xáo trộn đất, nhưng vẫn duy trì năng suất cây trồng.

+ Làm đất xen kẽ từng vụ/năm.

+ Diện tích xen: 1/2 – 1/3 - Làm đất cổ truyền và bảo tồn:

+ Cổ truyền – cày lật, phơi ải, bừa, trồng cây/gieo hạt.

+ Bảo tồn – phủ dư thừa thực vật trên mặt đất, tăng tính thấm ban đầu, giảm lượng nước chảy tràn.

Ưu điểm Nhược điểm

Tiết kiệm năng lượng Sâu bệnh

Tiết kiệm thời gian Năng suất thấp

Kiểm soát xói mòn Nén chặt

Vùi đất hữu cơ Khó kiểm soát cỏ dại - Gieo trồng không làm đất:

+ Yêu cầu: Độ sâu gieo trồng; lắp đất đồng đều.

- Không làm đất:

+ Mục tiêu:

 Cải thiện độ thóang

 Tăng tính thấm ban đầu

 Rễ xuyên phá dễ dàng

SV: Nguyễn Minh Thắng Page 38 + Qui trình:

 Đào hố;

 Xới lớp đất mỏng

- Không nên làm đất khi đất quá ẩm ướt vì:

+ Tính bền của đoàn lạp giảm khi đất ướt + Khi đoàn lạp bị vỡ, tế khổng sẽ bị bít

+ Có thể mặt đất bị đóng ván, ngăn cản sự thấm của nước và sự nẩy mầm của hạt.

- Không muốn áp dụng kỹ thuật không làm đất vì:

+ Kỹ thuật mới, tốn kém;

+ Sinh vật (chim, chuột) ăn hạt giống;

+ Dư thừa thực vật có thể chứa nguồn bệnh, cỏ dại

+ Cấu trúc đất tốt lên = tiêu nước tốt và phân bón hóa học nhanh chóng di chuyển xuống tầng sâu.

- Tính ổn định của đất:

+ Vôi, cement, và silica dùng để tăng tính ổn định.

+ Vôi rất có hiệu quả trên đất sét, có thể dùng với cement, silica.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu ÔN TẬP KHOA HỌC ĐẤT CƠ BẢN TH.S LÊ VĂN DŨ ĐHNLTPHCM (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)