CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của các mức bón phân đạm khác
Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010 tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.1.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng theo kiểu so sánh bậc thang (khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại). Mỗi ô có diện tích 30m2 và đƣợc nhắc lại 3 lần (90m2), đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, theo dõi, mức phân chuồng, lân, kali,… các công thức thí nghiệm chỉ khác nhau về các mức bón phân đạm.
Công thức thí nghiệm Công thức
Loại phân bón CT1 CT2 CT3
Đạm Ure (kg/ha) 0 50 100
Lân supe (kg/ha) 500 500 500
Kali clorua (kg/ha) 200 200 200
Phân chuồng (tấn/ha) 10 10 10
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
CT1 CT2 CT3
CT2 CT3 CT1
CT3 CT1 CT2
Mỗi mức phân bón đƣợc trồng thí nghiệm với diện tích 30m2 x 3 lần lặp lại (90 m2). Tiến hành chăm sóc và theo dõi cỏ thí nghiệm qua 3 lứa cắt.
- Đối với phân chuồng: Bón lót toàn bộ 10 tấn/ha.
- Đối với phân vô cơ:
- Phân lân, kali: Được bón lót toàn bộ trước khi bước vào vụ gieo trồng.
- Phân đạm: Đƣợc bón thúc 2 lần, lần 1 khi cây con có độ cao 10cm (sau khi gieo 20 ngày) và lần 2 khi cây con cao 20 cm (sau khi gieo 30 - 35 ngày).
2.2.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Diễn biến khí tƣợng, thủy văn năm 2009 tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Tốc độ sinh trưởng và tốc độ tái sinh của cỏ Stylo ở các mức phân đạm khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Năng suất chất xanh (NSCX) ở các lứa cắt (tạ/ha/lứa); tấn/ha/năm - Năng suất vật chất khô (NSVCK) và năng suất protein (NSProtein) cỏ ở các lứa cắt (tạ/ha/lứa); tấn/ha/năm
- Thành phần hóa học của cỏ ở các mức phân đạm khác nhau.
2.2.1.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
* Khí tƣợng: Số liệu theo dõi khí tƣợng, thủy văn của huyện Chiêm Hóa đƣợc lấy tại Trung tâm quan trắc khí tƣợng thủy văn của tỉnh Tuyên Quang.
* Thành phần hóa học của đất:
Đất đƣợc lấy từ lớp đất mặt ở độ sâu từ 0 - 30cm và đƣợc phân tích tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, Nitơ tổng số (%), P2O5 tổng số (%), P2O5 dễ tiêu (mg/100g), K2O tổng số (%), K2O dễ tiêu (mg/100g).
* Đo chiều cao của cây:
- Cách theo dõi: sử dụng phương pháp ô vuông Latinh, lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên theo đường chéo (như hình vẽ)
Cắm cọc, đánh dấu và đo suốt thời gian thí nghiệm. Đo chiều cao cây ngày thứ 30, 45, 60, 75, 90, 105 tính từ khi cây mọc khỏi mặt đất. Mỗi điểm đo, đo 5 cây, tính giá trị trung bình của ô. Sau khi cắt lứa 1, đo lần 1 vào ngày thứ 30, sau đó định kỳ 15 ngày đo 1 lần.
- Cách đo: dùng thước thẳng có chia độ chính xác đến từng mm để đo chiều cao cây. Khi đo đặt thước sát vào gốc cây sao cho thước vuông góc với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến điểm mút sinh trưởng của 2/3 số lá tập trung dài nhất, cao nhất. Đo vào buổi sáng sớm khi đã ráo sương, lá cỏ chưa bị héo và rủ xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đối với đo tốc độ tái sinh ta cũng đo như sau: đặt thước sát vào gốc cây sao cho thước vuông góc với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến điểm mút sinh trưởng của 3/4 số lá tập trung dài nhất, cao nhất và trừ đi chiều cao cây từ gốc đến điểm cắt. Đo vào buổi sáng sớm khi đã ráo sương, lá cỏ chưa bị héo và rủ
* Tốc độ sinh trưởng của cỏ (cm/ngày đêm)
- Tốc độ sinh trưởng của cỏ (cm/ngày đêm): là mức độ tăng trưởng biểu hiện ở chiều cao cây từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên.
- Xác định tốc độ sinh trưởng bằng cách: sau khi trồng 30 ngày tiến hành đo lần 1, sau đó định kỳ 15 ngày đo một lần cho đến khi thu cắt lứa 1.
TĐST
(cm/ngày đêm) =
Chiều cao cây BQ lần 2 (cm) - Chiều cao cây BQ lần 1 (cm) Thời gian theo dõi (ngày)
* Tốc độ tái sinh (cm/ngày):
Tốc độ tái sinh cho biết: tốc độ mọc lại của cây từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau.
Xác định bằng cách: 30 ngày sau khi cắt đo lần 1, sau đó định kỳ 15 ngày đo 1 lần cho tới khi cắt. Cách đo và theo dõi như đối với lứa sinh trưởng.
Kết quả theo dõi đƣợc tính cho lứa tái sinh nhƣ sau:
Tốc độ tái sinh (L)
(cm/ngày đêm) = L2 - L1
T Trong đó: L: Tốc độ tái sinh
L1: Chiều cao cỏ còn lại khi cắt lần trước L2: Chiều cao cỏ đo đƣợc
T: Khoảng cách cắt hoặc giữa 2 lần đo
* Cường độ sinh trưởng và tái sinh của từng lứa (NSCX/ha/lứa)
Cường độ sinh trưởng: là khối lượng chất xanh thu được từ khi cỏ mọc đến khi thu cắt hoặc ra hoa (kg/ha/ngày).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cường độ tái sinh: là khối lượng chất xanh mọc lại sau mỗi lứa thu hoạch (kg/ha/ngày)
Công thức tính cường độ sinh trưởng, tái sinh của cỏ:
Cường độ sinh trưởng, tái sinh (kg/ha/ngày) =
Năng suất chất xanh (kg/m2) x 10.000m2 T (ngày)
Trong đó: T là thời gian theo dõi cho 1 lứa.
* Năng suất cỏ:
- Năng suất chất xanh (kg/m2/lứa hoặc tấn/ha/lứa): là khối lƣợng chất xanh thu đƣợc của một chu kỳ cắt tính trên một đơn vị diện tích.
NSCX (kg/m2 hoặc tấn/ha/lứa) = KLCX thu đƣợc của 1 chu kỳ cắt Diện tích thực hiện
- Năng suất VCK (kg/m2 hoặc tấn/ha): là khối lƣợng vật chất khô thu đƣợc của một chu kỳ cắt tính trên một đơn vị diện tích.
Năng suất VCK (tấn/ha/lứa) = Năng suất chất xanh x % VCK
* Sản lƣợng cỏ
- Sản lƣợng chất xanh của cỏ: là tổng khối lƣợng chất xanh của các lứa cắt trong 1 năm/ha (tấn/ha/năm).
Sản lƣợng chất xanh đƣợc tính bằng cách cộng năng suất của tất cả các lứa cắt trong năm/ha rồi quy ra tấn/ha.
- Sản lƣợng VCK (tấn/ha/năm) = Sản lƣợng chất xanh x % VCK = ∑ NS VCK các lứa
Để tính năng suất của cỏ chúng tôi tiến hành cắt và cân riêng từng ô cỏ ứng với mỗi mức phân thí nghiệm, mỗi mức phân thí nghiệm có diện tích 30m2 và lặp lại 3 lần. Cắt toàn bộ chất xanh trong từng ô riêng biệt, năng suất chất xanh sẽ đƣợc tính là tổng khối lƣợng chất xanh của 3 ô/90m2 ở từng mức phân bón. Sau đó tính tỷ lệ VCK, từ đó tính đƣợc năng suất VCK.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phương pháp phân tích thành phần hóa học:
Mẫu cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 đƣợc lấy và gửi phân tích các thành phần hóa học tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên về:
Vật chất khô (%); protein tổng số (%); lipid thô (%); Khoáng tổng số (%); xơ tổng số (%); Ca (%); P (%) [32] [37] [36] [34] [33] [31] [38] [35].
2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo bổ sung trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của dê nuôi thịt
2.2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc tiến hành ở vụ Đông - Xuân năm 2009 - 2010 trong thời gian 90 ngày ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
2.2.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về các yếu tố nhƣ: giống, tuổi, khối lƣợng cơ thể, tỷ lệ đực/cái trên 24 con dê địa phương (dê nội), tuổi trước khi thí nghiệm từ 6 - 7 tháng, khối lượng trung bình từ 11,7 - 12 kg/con, chia thành 04 lô tương ứng với 04 công thức thức ăn, mỗi lô 06 con (03 đực, 03 cái), có 01 lô đối chứng và 03 lô thí nghiệm.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
STT Diễn giải Lô ĐC TN1 TN2 TN3
1 Giống dê Dê Cỏ Dê Cỏ Dê Cỏ Dê Cỏ
2 Số lƣợng dê (con) 6 6 6 6
3 Tỷ lệ đực/cái 3/3 3/3 3/3 3/3
4 Khối lƣợng đầu thí
nghiệm (kg/con) 11,88±0.24 11,77 ±0.24 11,98 ± 0.32 11,73 ± 0.37 5 Tuổi bắt đầu thí
nghiệm (tháng) 6 - 7 6 - 7 6 - 7 6 - 7
6 Thời gian thí
nghiệm (ngày) 90 90 90 90
7 Nhân tố thí nghiệm
Chăn thả tự do ngoài bãi
chăn
Chăn thả tự do+bổ sung 100g bột cỏ
Stylo
Chăn thả tự do+bổ sung 150g bột cỏ
Stylo
Chăn thả tự do+bổ sung 200g bột cỏ
Stylo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nhân tố thí nghiệm
Giữa lô đối chứng và các lô thí nghiệm chỉ khác nhau ở chỗ: Dê ở lô đối chứng chỉ chăn thả tự do ngoài bãi chăn và không đƣợc ăn bổ sung bột cỏ Stylo. Dê ở các lô thí nghiệm ngoài chăn thả tự do ngoài bãi chăn nhƣ lô đối chứng còn đƣợc ăn bổ sung bột cỏ Stylo với mức 100gam (lô TN1), 150gam (lô TN2), 200gam/con/ngày (lô TN3) vào buổi sáng sớm trước khi đi chăn thả.
Bột cỏ Stylo đƣợc phơi khô nghiền nhỏ, đảm bảo chất lƣợng tốt, bột lá khô, nhẹ, có mùi thơm đặc trƣng, đƣợc bảo quản trong bao nilon để nơi khô ráo, thoáng mát và thường xuyên được kiểm tra ôi, mốc. Dê được cho ăn bột cỏ vào buổi sáng sớm, mỗi con đƣợc ăn tự do trong một máng riêng. Khi cho ăn bột cỏ được làm ẩm bằng cách phun nước để khi dê ăn không hít phải bột cỏ khô vào phổi.
Bãi chăn thả có các loại cây và cỏ hòa thảo phong phú, với diện tích bãi chăn thả trên 10 ha. Tất cả các lô (đối chứng và thí nghiệm đều đƣợc chăn thả tự do trên bãi chăn cả ngày).
2.2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
- Khối lƣợng tích lũy của dê thịt qua các thời điểm 1, 2, 3 tháng thí nghiệm. Theo dõi sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê nuôi thịt ở 4 lô.
- Kích thước các chiều đo lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm: Dài thân chéo, Vòng ngực, Cao vây, Vòng ống.
- Mổ khảo sát năng suất thịt khi kết thúc thí nghiệm, các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: Tỷ lệ thịt xẻ (%). Tỷ lệ thịt lọc (%). Tỷ lệ xương (%). Tỷ lệ nội tạng (%). Tỷ lệ đầu (%). Tỷ lệ da (%).
- Hiệu quả của việc bổ sung bột cỏ trong khẩu phần cho dê nuôi thịt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Khối lƣợng tích lũy dê qua các tháng thí nghiệm: cân khối lƣợng dê lúc bắt đầu thí nghiệm, sau 1 tháng, sau 2 tháng và sau 3 tháng; cân vào buổi sáng trước khi cho ăn bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa 30kg, có độ chính xác tới 10g trong suốt thời gian thí nghiệm. Trên cơ sở đó xác định đƣợc sự tăng, giảm khối lƣợng sống của dê
- Xác định sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối:
+ Sinh trưởng tuyệt đối:
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày) = W1 - Wo
T1 - To
A: Là độ sinh trưởng tuyệt đối g/con/ngày Wo: Là khối lƣợng ban đầu theo dõi (g) W1: Là khối lƣợng kết thúc theo dõi (g) To: Là thời điểm bắt đầu theo dõi (ngày) T1: Là thời điểm kết thúc theo dõi (ngày) + Sinh trưởng tương đối:
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát. Sinh trưởng tương đối (%) được xác định theo công thức:
R (%) =
W1- W0
x 100 W1 + W0
2
W0: Khối lƣợng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lƣợng lúc kết thúc theo dõi R: Sinh trưởng tương đối
- Đo kích thước một số chiều đo lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đo cao vây (CV): Đo vuông góc với mặt đất, khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh xương bả vai (dùng thước gậy)
Đo dài thân chéo (DTC): Là khoảng cách từ điểm trước khớp xương bả vai đến đỉnh xương ngồi (dùng thước dây).
Đo vòng ngực (VN): Đo vòng quanh ngực, sát sau nách chân trước ngay xương sườn số 6 - 7 (dùng thước dây).
Đo vòng ống (VO): Đo ở 1/3 phía trên xương bàn chân trái trước (dùng thước dây).
Đo kích thước các chiều vào đầu thí nghiệm và sau từng tháng thí nghiệm đến khi kết thúc 3 tháng thí nghiệm, đo vào buổi sáng trước khi cho dê ăn, mỗi chiều đo 3 lần rồi lấy trung bình, theo hướng dẫn của giáo trình
“Chọn và nhân giống gia súc” của Trần Đình Miên và cs, 1975 [24].
- Mổ khảo sát một số chỉ tiêu về năng suất thịt:
Khi kết thúc thí nghiệm, mỗi lô mổ 4 con (2 đực và 2 cái) để so sánh.
Phương pháp mổ khảo sát theo phương pháp mổ khảo sát của đại gia súc, cho dê nhịn đói 24 giờ, cân khối lƣợng hơi rồi cắt tiết, lột da và phân loại sản phẩm sau giết mổ theo các chỉ tiêu nghiên cứu.
Phương pháp cân đo: Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 30 kg, 5 kg và 2 kg, chính xác tới 5 và 10 gam. Phương pháp mổ và cân các phần cơ thể theo phương pháp mổ khảo sát của đại gia súc (theo Trần Cừ và CS, 1975) [7].
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lƣợng thịt xẻ (kg)
x 100 Khối lƣợng sống (kg)
Thịt xẻ là phần xác con vật sau khi đã bỏ da, đầu, chân, phủ tạng, bộ phận sinh dục và máu.
Tỷ lệ thịt tinh (%) = Khối lƣợng thịt lọc
x 100 Khối lƣợng sống (kg)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỷ lệ xương (%) = Khối lượng xương
x 100 Khối lƣợng sống (kg)
Tỷ lệ nội tạng (%) = Khối lƣợng nội tạng
x 100 Khối lƣợng sống (kg)