Tình hình cơ bản của xã Lý Bôn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại xã lý bôn, huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 37 - 43)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình cơ bản của xã Lý Bôn

4.1.1. Điu kin t nhiên ca xã Lý Bôn 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Lý Bôn nằm ở phía đông bắc của huyện Bảo Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.732,64 ha, có quốc lộ 34 và quốc lộ 4C chạy qua, Trụ sở xã cách trung tâm huyện Bảo Lâm 15km. Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Đức Hạnh và tỉnh Hà Giang - Phía Nam giáp thị trấn Pác Miầu và xã Nam Quang

- Phía Đông giáp huyện Bảo Lạc, xã Vĩnh Quang và xã Vĩnh Phong - Phía Tây giáp xã Nam Cao và xã Tân Việt

4.1.1.2. Địa hình

Xã Lý Bôn có địa hình đặc trưng của vùng đồi núi cao, chia làm hai dạng địa hình chính núi đã vôi xen lẫn với núi đất và địa hình dạng thung lũng.

- Địa hình núi đá vôi xen lẫn với núi đất phân bố hầu khắp địa bàn xã và chiếm diện tích chủ yếu trong tổng diện tích tự nhiên của xã

- Dạng địa hình thung lung nằm ở ven các chân núi chủ yếu là các khu vực trũng ven chân các khối núi chính, hầu hết diện tích các thung lung ðều nhỏ và rải rác.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Lý Bôn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 20 – 25oC

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 35 – 40oC (thường xảy ra vào tháng 5, 6).

- Nhiệt độ thấp trung bình hàng năm: 5 – 10oC (Thấp tuyệt đối : 1oC thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1).

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 6, 7, 8;

chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Mưa ít nhất trong các tháng 1, 2, 3.

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400mm.

- Gió Bão: Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu xã Lý Bôn chịu ảnh hưởng của bão, gió lốc, mưa đá gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.4. Thủy văn

Lý Bôn có thủy văn tương đối thuận lợi có lưu vực sông Gâm và sông Nho Quế chảy qua và có các suối Nà Tồng, Pác Pha, Pác Ruộc và suối Tà Làu là nguồn nước cung cấp nước tưới cho sản xuất nông – lâm nghiệp, cây trồng vật nuôi.

4.1.1.5. Nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên là của xã Lý Bôn là 11.732,64 ha. Trong đó:

+ Đất Nông nghiệp: 11.447,73 ha chiếm 97,57% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp: 284,91 ha chiếm 2,43% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa sử dụng: Đã giao hết cho hộ gia đình cá nhân quản lý

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 9.631,67 ha chiếm 82% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất có rừng phòng hộ.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt gồm có sông Gâm và sông Nho Quế chảy qua 2 con sông đều bắt nguồn từ Trung Quốc, gặp nhau tại trung tâm xã, có nguồn thủy sản dồi dào, phục vụ nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nhân dân và các dòng suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã, diện tích nuôi trồng thủy sản 0,24ha.

- Khoáng sản: Có các loại khoáng sản như cát, sỏi, đá vôi...

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi ca xã Lý Bôn 4.1.2.1. Kinh tế

Đối với ngành nông nghiệp: Ngành nông nghiệp đóng góp một phần lớn vào tổng thu nhập của toàn xã với 70% tổng thu nhập, trong đó chủ yếu là trồng cây hàng năm, cây lâu năm và cây lâm nghiệp. Cây hàng năm thường được sử dụng là các loại cây như: lúa, ngô, đỗ, lạc, sắn… Năm 2014 tổng sản lượng đạt 1.770 tấn. Còn cây lâu năm thì do địa hình, thời tiết khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho sản xuất các loại cây hồi, cây ăn quả bản địa.

Ngoài ra trong nông nghiệp của vùng còn có ngành chăn nuôi với số lượng đàn gia súc là: Trâu 863 con, bò 3.830 con, lợn 2.611 con, gia cầm các loại 18.473 con.

4.1.2.2. Xã hội

- Dân số và lao động

Như chúng ta đã biết con người là trung tâm của mọi sự việc, mọi vấn đề. Vấn đề con người luôn là vấn đề được coi trọng nhất hiện nay, con người là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển cho một quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi địa phương…

Bảng 4.1 Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2011 – 2014 Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 Tổng số nhân khẩu Người 4.928 4.941 5.007 5.006

Tổng số hộ Hộ 961 978 995 1.002

Số khẩu/ hộ Người/ hộ 5 5 5 5

Hộ phi nông nghiệp Hộ 122 130 131 142

Hộ nông nghiệp Hộ 839 848 864 860

Tổng số lao động Lao động 2.434 2.499 2.561 2.617 (Nguồn: UBND xã Lý Bôn)

- Cơ sở hạ tầng:

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay. Do đó mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là một nhiệm vụ cơ bản và hàng đầu để đưa nông thôn tiến dần với Đô Thị.

+ Giao thông.

Toàn xã có khoảng 37km đường liên thôn, nhưng chủ yếu là đường mòn, đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Đây cũng là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong xã.

+ Điện và điện thoại.

Hiện nay, trên toàn xã có 03 trạm biến thế, cung cấp được 5/18 Xóm có điện còn 13 Xóm chưa được đầu tư đây cũng là một trong những khó khăn dẫn đến sự thiếu thông tin nghe nhìn của nhân dân các dân tộc trong toàn xã.

Mạng viễn thông hiện nay đã lắp được 05 trạm tiếp sóng trên địa bàn xã, số thuê bao Điện thoại cố định cũng tăng lên đáng kể, cùng với đó là thuê bao di động cũng tăng lên phủ sóng toàn xã. Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác thông tin liên lạc giữa cơ quan cũng như người dân trong xã.

- Văn hóa xã hội:

+ Giáo dục.

Xã hội phát triển bắt buộc giáo dục phải đi trước một bước, hiện nay xã Lý Bôn có 01 trường THCS, 01 trường THPT và 03 trường Tiểu học, 01 trường Mần non.

Công tác giáo dục của xã được các ban ngành từ tỉnh đến huyện rất quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, năm 2010 được công nhân trường chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đăng và chính quyền địa phương đang phấn đấu xây dựng các chỉ tiêu để đến năm 2017 trường Tiểu học Lý

Bôn được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Hàng năm đoàn Học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh đều đạt được nhiều giải cao, số học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng cũng tăng lên, đây là cơ sở để nâng cao chất lượng lao động của xã trong thời gian tới.

+ Y tế.

Xã có một trạm y tế, đội ngũ y sỹ không ngừng học tập nâng cao trình độ, Trạm Y tế có 3 Y sỹ, 2 Y tá. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị được đầu tư đáp ứng với công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2010 Trạm Y tế xã được công nhận chuẩn Quốc gia.

Cơ sở đã được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu cơ bản khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến cơ sở. Trong công tác phòng bệnh các cán bộ y tế cùng với sự giúp đỡ của người dân đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh thường gặp như tiêu chảy câp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y bác sỹ có trình độ chuyên môn chưa cao nên khó đáp ứng nhu cầu của người dân.

4.1.3 Tình hình qun lý và s dng đất ti xã Lý Bôn 4.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Lý Bôn

Xã Lý Bôn có tổng diện tích tự nhiên là 11.732,64 ha, nhìn vào tình hình sử dụng đất của xã chủ yếu là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 97,513% là điều kiện thuận lợi để xã phát triển các loại hình trồng trọt, đặc biệt là khai thác nguồn tài nguyên trên địa bàn xã.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp ở xã Lý Bôn chiếm tỷ lệ thấp, chiếm 2,487% tổng diện tích đất tự nhiên, cơ cấu đất đai chưa hợp lý do có sự chênh lệch quá lớn giữa các loại đất. Do đó việc nâng cao chất lượng đất đai xã cần có phương hướng để phân bố lại cơ cấu từng loại đất cho hợp lý hơn.

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Lý Bôn năm 2014

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 11.732,64 100 1 Đất nông nghiệp 11.440,87 97,513

1.1 Đất trồng lúa LUA 289,95 2,471

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 45,00 0,384 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.429,65 12,185 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 47,00 0,400 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 9.510,07 81,057 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 118,60 1,011 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,60 0,005 2 Đất phi nông nghiệp PNN 291,77 2,487 2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 79,56 0,678 2.3 Đất trụ sở cơ quan, CTSN nhà nước CTS 0,12 0,001 2.4 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,01 0,001

2.5 Đất giao thông DGT 65,72 0,560

2.6 Đất thủy lợi DTL 14,56 0,124

2.7 Đất công trình năng lượng DNL 0,05 0,001 2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,24 0,002

2.9 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,04 0,001

2.10 Đất cơ sở y tế DYT 0,03 0,001

2.11 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 2,64 0,022

2.12 Đất chợ DCH 0,25 0,002

2.13 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 121,05 1,031

2.13 Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,50 0,063

(Nguồn: UBND xã Lý Bôn) 4.1.3.2 Tình hình quản lý đất đai tại xã Lý Bôn

Từ khi Luật Đất đai ra đời, công tác quản lý đất đai thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đã được UBND xã thực hiện theo quyết định, văn bản chỉ đạo,

hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật do UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng ban hành, tạo hành lang pháp lý để công tác quản lý đất đai của xã ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Đến nay xã Lý Bôn đã hoàn thiện việc phân định ranh giới hành chính với các xã lân cận. Việc phân vạch địa giới hành chính được xác định ngay từ ngày đầu thành lập, ranh giới rõ ràng, hiện trạng không có tranh chấp với các xã giáp ranh.

Xã đã phối hợp với các xã có địa giới giáp ranh xây dựng xong bản đồ địa chính và lập xong hồ sơ địa giới hành chính, việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính là tài liệu để địa phương sử dụng trong công tác quản lý nhà nước và làm căn cứ cho việc giải quyết trah chấp đất đai lien quan đến địa giới hành chính.

Để phục vụ công tác nắm chắc, nắm rõ quỹ đất đai, đề ra kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, ngày càng nâng hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho mọi mặt phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, một ttrong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hằng năm UBND xã đã quan tâm chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu biến động đất đai để lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã, nhằm tạo cơ sở cho các cấp, các ngành có định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng cũng đã được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, công tác thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích và thu hồi những diện tích đất năm trong quy hoạch được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên việc thực thi còn chậm do nhiều nguyên nhanh nhất là do việc bồi thường chưa hợp lý, công tác bồi thường kéo dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại xã lý bôn, huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)