Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác giáo dục, đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số ở các trường đào tạo chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 33 - 37)

1.3. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.3.3. Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác giáo dục, đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số ở các trường đào tạo chuyên nghiệp

Về GDĐT, Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk chủ trương phải nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát hiện và tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ cho các lĩnh vực. Về khoa học, công nghệ và môi trường, quan điểm của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk ở Đại hội Đại biểu lần thứ XII (1996): “Việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội cũng cần được quan tâm thích đáng. Mặt khác, cần có chính sách hợp lý để thu hút, tập hợp và phát huy trí tuệ của đội ngũ cán bộ làm công tác KHKT” [3, tr. 56, 57].

Quan điểm nêu trên hoàn toàn phù hợp và có tính cấp thiết đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh ĐăkLăk hiện nay.

Hội nghị Tỉnh ủy ĐăkLăk lần thứ Bảy đã đề ra chương trình hành động số 45 - CTr/ TU, ngày 06/ 01/ 1998: Chương trình Thực hiện Nghị quyết Trung ương Ba khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước có quan điểm cơ bản cần quán triệt trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ ở ĐăkLăk đối với khâu đào tạo là:

Trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ phải quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc. Đào tạo phải theo quy hoạch, bảo đảm chuyên sâu, có chính sách khuyến khích cán bộ học sau đại học.

Mọi cán bộ đảng viên phải coi việc học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Có chính sách đào tạo con em thương binh, liệt sĩ, con em các DTTS, con gia đình cán bộ; có chính sách hỗ trợ học phí gắn với trách nhiệm làm việc theo địa chỉ định trước sau khi ra trường cho học sinh, sinh viên đang học các ngành mà tỉnh đang thiếu cán bộ.

Việc đào tạo, bồi dưỡng một số cán bộ khoa học, cán bộ làm kinh tế đối ngoại và công nhân lành nghề, không chỉ đào tạo trong nước mà phải được đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng khá quan trọng và là khâu nối tiếp của quy hoạch, do đó, cần phải lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng không chỉ dừng lại ở chỗ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đang công tác, mà còn phải chú ý đến kế hoạch đào tạo các nguồn khác ngoài cán bộ đang công tác như đã nói ở trên, nhằm tạo ra nguồn cán bộ cho các lĩnh vực mà tỉnh đang cần. Ưu tiên đào tạo cán bộ nữ, cán bộ DTTS.

Tư tưởng chỉ đạo trong văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ XIII (2001) đã khái quát hóa được hai mặt cần đào tạo cho cán bộ DTTS đó là đức và tài;

tài được đề cập ở đây là tài về KHKT: “Tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất cách mạng, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ dân tộc, cán bộ nữ, cán bộ xã, phường, thị trấn, cán bộ KHKT” [19, tr. 86]

Ngày 20/ 01/ 2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) qua Báo cáo Số 28 – BC/ TU với những nội dung chỉ đạo sau đây:

Để thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng số học sinh, sinh viên DTTS, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo, các trường trung học, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh xây dựng quy chế đào tạo và sử dụng học sinh, sinh viên DTTS khi vào trường và sau khi ra trường.

Ban cán sự Đảng lãnh đạo UBND tỉnh sớm ban hành văn bản về chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên và cán bộ DTTS đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy khoá XII thông qua trước đây như: Chế độ trợ cấp học bổng ngoài chính sách chung của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên DTTS của tỉnh đang theo học ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, phải có quy chế quản lý để đảm bảo số học sinh này sau khi ra trường phải về công tác tại các địa phương, sở, ban, ngành trong tỉnh. Điều chỉnh mức trợ cấp học phí cho phù hợp với giá cả thị trường hiện nay để cán bộ yên tâm học tập. Chính sách ưu đãi thỏa đáng để khuyến khích cán bộ DTTS theo học các chương trình sau đại học. Chính sách đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho cán bộ DTTS khi được luân chuyển, điều động đi công tác xa nhà, ở vùng sâu, vùng xa để họ yên tâm công tác.

Việc ban hành một số chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ DTTS có tác dụng to lớn để động viên họ yên tâm công tác, kích thích tính tích cực cách mạng, nhiệt tình công tác. Nhận thức được điều đó, ngoài việc thực hiện đúng chế độ, chính sách cán bộ do trung ương quy định Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương đề ra một số chủ trương vận dụng riêng ở tỉnh ĐăkLăk.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy cần tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy chế đào tạo cán bộ, để công tác đào tạo cán bộ nói chung cũng như công tác đào tạo cán

bộ DTTS nói riêng đi vào nề nếp theo kế hoạch đã đề ra và đảm bảo đúng quy hoạch; đào tạo bồi dưỡng phải gắn với việc bố trí sử dụng cán bộ. Số cán bộ DTTS đương chức có năng lực nhưng thiếu về trình độ cần phải ưu tiên đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ, để họ có thể phục vụ lâu dài và làm việc có hiệu quả hơn. Việc đào tạo cán bộ DTTS phải đa dạng hóa về phương thức và loại hình đào tạo sao cho phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của cán bộ; phải gắn việc đào tạo lý luận với thực hành giúp cho cán bộ nâng cao được năng lực thực tiễn.

Công văn số 373/ CV-UB của UBND tỉnh ĐăkLăk (2002) về việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động là người DTTS, chính sách có công và bộ đội xuất ngũ cũng đã chú trọng đến vấn đề đào tạo nghề cho đồng bào DTTS tại chỗ. Hướng đồng bào DTTS tại chỗ biết vận dụng KHKT vào quá trình sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động, từng bước nâng cao đời sống, góp phần ổn định chính trị ở địa phương.

Tỉnh ủy ĐăkLăk cũng đã ban hành Nghị quyết Số 05 – NQ/ TU về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ nay đến năm 2010, ngày 14/ 1/ 2005 với quan điểm chỉ đạo là:

Phải triển khai các biện pháp đồng bộ gắn với việc ban hành các chính sách vừa phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh; vừa tạo ra động lực mãnh mẽ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong thời gian tới.

Vừa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm trang bị những kiến thức căn bản về chuyên môn nghiệp vụ, vừa quan tâm nâng cao trình độ dân trí và đào tạo tay nghề cho người lao động là đồng bào DTTS, nhất là với tầng lớp thanh thiếu niên gắn với giải quyết việc làm, coi đây là một trong những cách tạo nguồn cán bộ DTTS lâu dài.

Đường lối của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác giáo dục, đào tạo tại các trường đào tạo chuyên nghiệp tập trung vào những vấn đề sau đây: phần lớn tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS và đội ngũ cán bộ KHKT mà không đề cập đến đội ngũ cán bộ KHKT là người DTTS. Nội dung đào tạo thì phong phú, đa dạng cho nhiều đối tượng học bằng nhiều hình thức khác nhau và không giới hạn là đào tạo trong nước có thể là ở nước ngoài. Để hỗ trợ tốt hơn cho việc đào tạo ra đội ngũ cán bộ có chất lượng, Tỉnh ủy đã lãnh

đạo các cấp, ngành phải có chính sách hỗ trợ cho người học cũng như người dạy, đồng thời phải tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các cơ sở đào tạo.

Đặc biệt xuyên suốt đường lối của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk đó là vấn đề đào tạo phải gắn với việc sử dụng. Đào tạo ngành gì mà địa phương đang thiếu và sẽ cần trong tương lai. Có cơ chế quản lý số lượng gửi đi đào tạo sau khi tốt nghiệp phải trở về địa phương công tác.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)