Chương 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỈNH SAVANNAKHET, NƯỚ C CHDCND LÀO
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Savannakhet giai đoạn gần đây
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2010 có 756.570 người, chiếm 63%
tổng dân số, năm 2012 là 801.460 người và đến năm 2014 là 843.930 người. Lao động làm việc trong các ngành kinh tếtrên địa bàn theo bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Lao động trong các ngành giai đoạn 2010 – 2014 của tỉnh Savannakhet
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 2010 2012 2014 Tốc độtăng (%)
2010 – 12 2012 - 14
1. Tổng sốLĐ 756.570 801.460 843.930 5,93 5,30
- LĐ nông, lâm, ngư nghiệp 388.880 401.690 408.330 3,29 1,65 - LĐ công nghiệp –XD 195.870 212.460 230.390 8,47 8,44 - LĐ dịch vụ 171.820 187.310 205.210 9,02 9,56
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Savannakhet)
Trong quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông, lâm, thủy sản đã giảm và lao động công nghiệp, dịch vụđã tăng lên.
Tốc độ tăng trưởng cao của GDP công nghiệp và dịch vụ đã làm tăng năng suất lao động trong toàn bộ nền kinh tế.
Tuy vậy, cơ cấu lao động mà trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 48% và chỉ đem lại khoảng 21% giá trị tổng sản phẩm cho nền kinh tế, đã phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn khá thấp và thu nhập của đại bộ phận lao động nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Như vậy, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉbước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn việc làm và chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Tiếp tục phát huy những lợi thế hiện có, tận dụng mọi cơ hội đểđẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ là nhiệm vụ
30 quan trọng hàng đầu của tỉnh trong những năm tới.
* Về tình hình tăng trưởng kinh tế:
Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh năm 2012 là 5.386,64 tỷ LAK chiếm 14.15% Tổng giá trị sản phẩm quốc nội của cả nước, trong đó ngành nông nghiệp – lâm nghiệp chiếm 47,47%; ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 27,23%, ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 25,30% tổng GDP; tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 11%.
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 15% tổng diện tích đất của tỉnh và có độ màu mỡcao, nông sản chính là gạo với sản lượng sản xuất đủ cung cấp cho nhu cầu tại chỗvà xuất khẩu một phần sang các tỉnh lân cận và xuất khẩu ra nước ngoài. Đất lâm nghiệp: toàn tỉnh có khoảng 50% diện tích đất là rừng và đất phát triển lâm nghiệp.
Các loại khoáng sản chủ yếu là thạch cao, muối, đồng đỏ và vàng. Sản lượng khai thác khoáng sản hàng năm khoảng 200,000 tấn thạch cao; hàng trục ngàn tấn muối; gần 100 ngàn tấn đồng; khoảng từ 5 đến 6 tấn/năm vàng. Bên cạnh tài nguyên khoáng sản Savannakhet còn cótiềm năng phát triển du lịch với 89 khu du lịch, trong đó; có 21 khu di tích lịch sử, có 25 khu văn hóa du lịch, có 43 khu du lịch sinh thái.
* Diện tích và sản lượng của một số mặt hàng nông sản chủ yếu:
Bảng 2.2: Diện tích gieo trồng và sản lượng một số nông sản chủ yếu của tỉnh Savannakhet đến năm 2014
Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Chiếm tỷ trọng (%)
Sản lượng (T) 1 Diện tích trồng lúa nước 48.992 15,0 170.000 2 Diện tích trồng cao su 33.641 10,3 55.000
3 Diện tích trồng ngô 20.250 6,2 260.000
4 Diện tích trồng lạc 8.916 2,7 40.000
5 Diện tích trồng trà 1.470 0,5 8.000
6 Diện tích gieo trồng khác 213.276 65,3
Tổng: 326.545 100,0
(Nguồn: Sở Nông – lâm nghiệp tỉnh Savannakhet năm 2014)
Theo thông tin của Sở Nông - lâm nghiệp tỉnh Savannakhet về : “Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Savannakhet đến năm 2020” thì trên diện tích toàn tỉnh 2.177.400 ha, trong đó trên 60% của diện tích là để phục vụ vào mục tiêu phát triển nông nghiệp và đến năm 2014 thì mới có khoảng 326.545 ha là đất nông nghiệp
31
đã khai thác sử dụng. Diện tích gieo trồng và sản lượng một số nông sản chủ yếu được thống kê tổng hợp lại qua bảng 2.2 trên đây.
Bảng 2.3: Bảng cân đối sản lượng một số nông sản chủ yếu của tỉnh Savannakhet năm 2014
Stt Chỉ tiêu Sản lượng
(T)
Sản lượng tiêu thụ nội
địa (T)
Sản lượng xuất khẩu
(T)
Cân đối sản lượng (T)
1 Lúa 170.000 42.000 106.208 21.792
2 Cao su 55.000 0 22.817 32.187
3 Ngô khô 260.000 3.500 249.333 7.167
4 Lạc 40.000 450 32.400 7.150
5 Trà 8.000 50 6.885 1.095
(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Savannakhet năm 2014)
Nhận xét về phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Savannakhet: tiềm năng về đất đai để phát triển nông nghiệp vẫn còn dồi dào chưa được tận dụng khai thác, phần diện tích đất đã khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 15% diện tích trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó, sản lượng một số mặt hàng nông sản chủ yếu đang có chiều hướng tăng lên; sản lượng tiêu thụ nội địa thấp; hoạt động xuất khẩu đã phần lớn giải quyết được sản lượng hàng nông sản của tỉnh mặc dù vậy vẫn còn sản lượng không ít hàng nông sản cần được tiêu thụ.
Một vấn đề cần được lưu tâm là năng suất của tất cả các mặt hàng nông sản của tỉnh Savannakhet vẫn còn thấp đồng thời chất lượng chưa cao nếu so sánh với các nước lân cận như Việt Nam và Thái Lan, điều này là do đầu tư vào cơ sở hạ tầng hệ thống kênh mương, thuỷ lợi còn ít, không đáp ứng được lượng nước tiếu tươi trong mùa màng và diện tích gieo trồng phần lớn phần lớn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, một vấn đề liên quan sâu sắc đến năng suất và chất lượng các mặt hàng nông sản của tỉnh là loại hạt giống cây trồng, phần lớn còn sử dụng hạt giống mang tính truyền thống, không chỉ năng suất thấp mà còn chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu và dẫn đến giá thành cao, chính điều này ảnh hưởng và gặp thử thách rất lớn khi tỉnh đang hướng về xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực (AEC) và quốc tế.
* Về giáo dục – đào tạo - văn hoá – xã hội.
Tỉnh đã đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục của các bậc đại học đều được nâng cao, đội
32
ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá. Cơ cấu mạng lưới giáo dục phát triển phù hợp, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng các lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, giải quyết việc làm đạt kết quả khá cao. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện.
* Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hệ thống giao thông của tỉnh về cơ bản đã hoàn chỉnh, đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế và lưu thông hàng hoá giữa các huyện trong tỉnh và giữa tỉnh với các tỉnh lân cận cũng như các khu vực biên giới Thái Lan và Việt Nam.
Tỉnh Savannakhet có một lợi thế đó là, từ Savannakhet có thể dễ dàng đi sang cửa khẩu Lao Bảo giáp với Việt Nam, cửa khẩu MukĐaHán để sang Thái Lan, đi Khăm muộn, Thủđô Viêng Chăn bằng đường Quốc lộ 13. Đến hết năm 2008, toàn bộ 102 làng, các huyện trong tỉnh đã có đường ô tô đi đến trung tâm làng, trong đó đường nhựa, bê tông có ở 98 làng và 12 xã còn lại ô tô đi đến được bằng đường cấp phối.
+ Thông tin liên lạc: Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 3 bưu cục cấp tỉnh;
15 bưu cục huyện thị và 28 bưu cục khu vực. Số máy điện thoại di động và cố định năm 2008 là: cốđịnh 356; di động 8.175.
+ Các bưu cục đã cung cấp một cách ổn định đường truyền Internet tốc độ cao (ADSL), tuy nhiên hoạt động của đường truyền này vẫn chưa được tốt ...
+ Cấp điện: Savannakhet có 2 trạm biến áp 110KV trong đó trạm Savannakhet công suất 103 MVA và trạm Saybuly 80 MVA và hiện nay đang xây dựng một trạm biến áp 110KV/80MVA. Hiện chưa xảy ra thiếu điện để cung cấp cho các doanh nghiệp.
+ Cấp nước và thoát nước, xửlý nước thải.
Savannakhet có hai công ty cấp nước với tổng công suất cấp nước sạch là 36.000mP3P/ngày đêm, hiện vẫn đang đủ để đáp ứng cho các nhà đầu tư. Một trạm cấp nước tập trung 14.000mP3P/ngày đêm do một công ty tư nhân đầu tư đã được đưa vào vận hành tại KCN khai thác vàng, nơi có vị trí xa nhất so với trung tâm tỉnh để cấp nước cho KCN này và vùng lân cận.
- Cơ sở hạ tầng vềthoát nước hiện nay của Savannakhet vẫn chưa được hoàn thiện. Việc thoát nước mưa chủ yếu vẫn theo phương thức tự chảy.
- Về xửlý nước thải: Hiện Savannakhet vẫn chưa có một nhà máy xửlý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt nào. Hy vọng, trong giai đoạn 2015 – 2020,
33
Savannakhet sẽthi công và đưa vào vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn ODA của JBIC - Nhật Bản.
+ Xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp:
Tỉnh mới chỉ đầu tư vốn để xây dựng một “bãi rác” ở cây số 10 của huyện Kaysonephomvihan chủ yếu là xây tường bao che chắn, làm rãnh thoát nước. Rác được thu gom vềcác bãi rác này để lưu giữ và hầu như chưa được xử lý.
Tuy nhiên vẫn đề rác thải sinh hoạt (đô thị, nông thôn) và rác thải công nghiệp (loại không độc hại) sẽđược giải quyết vềcơ bản khi dựán đầu tư khu xử lý rác thải rắn Savannakhet được thi công và đi vào vận hành vào cuối năm 2015 (dự án này được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư 25 triệu USD); Rác độc hại (kim loại nặng, chất độc hại) sẽ được đem đi thuê xử lý ở Mueng Khong ChamPaSak.
* Điều kiện về môi trường pháp lý.
Bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ (Luật đầu tư thống nhất, Luật thuế (sửa đổi, bổ sung), Luật hải quan ) tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, tỉnh Savannakhet cũng không ngừng cải thiện môi trường pháp lý của tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhờ những nỗ lực đó mà môi trường pháp lý đã có những bước cải thiện tích cực.
Các dựán đầu tư trên địa bàn tỉnh đã được quản lý theo cơ chế “một cửa” hết sức thông thoáng, có sự phân cấp, thống nhất trong quản lý các dự án đầu tư. Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhanh chóng giải đáp và hướng dẫn giải quyết các thắc mắc, vướng mắc trong thủ tục cho các nhà đầu tư.
Thủ tục cấp giấy phép đầu tư đã bớt rườm rà, loại bỏ những khâu đoạn không cần thiết, gây phiền phức cho các doanh nghiệp, thời gian chủđầu tư nhận được giấy phép đầu tư đã được rút ngắn. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng của tỉnh Savannakhet cũng đã tích cực giúp đỡcác nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án đi vào hoạt động đồng thời tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI nhiều hơn nữa vào địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây cùng với sự nhận thức đúng đắn của chính quyền các cấp, môi trường đầu tư tại tỉnh đã luôn được hoàn thiện và trở thành một trung tâm thu hút
34
đầu tư nước ngoài hàng đầu của Lào:Hoạt động đầu tư công đã được đẩy mạnh với nhiều dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động. Tính đến năm 2012 Tỉnh đã triển khai 177 dự án (113 dự án kinh tế, 24 dự án xã hội, 40 dự án về quản lý hành chính) với giá trị đầu tư 90,36 tỷ LAK, trong đó vốn ngân sách là 36 tỷ LAK, vốn tài trợ từ bên ngoài bao gồm cả vốn nước ngoài 54,36 tỷ LAK. Những dự án cơ sở hạ tầng tiêu biểu phải kể đến là đặc khu kinh tế Savan – Seno nằm trên địa bàn huyện Kaysonephomvihan, huyện Outhumphone; Khu thương mại vùng biên giới (Border Trading Zone) nằm trên biên giới Lào – Việt với tổng diện tích 3.310 ha dọc theo Hành lang kinh tế Đông – Tây; khu công nghiệp Kengkabao phù hợp với nhà máy quy mô vừa và lớn với tổng diện tích 800 ha, cách thị xã Savannakhet 50 km hướng về Hành lang kinh tế Đông – Tây.
Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào tỉnh cũng luôn được chú trọng. Nhờ đó, hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài đang diễn ra sôi động nhất từ trước tới nay bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng. Trong giai đoạn từ 2010 – 2014 đã có tổng số 54 dự án đầu tư nước ngoài với tổng giá trị hơn 840 triệu USD được đăng ký từ 16 quốc gia chủ yếu, đứng đầu là Australia với tổng vốn đăng ký gần 320 triệu USD với 3 dự án, tiếp đến là Ấn độ và Thái lan, lần lượt là 350 triệu USD(01 dự án) và 77 triệu USD (3 dự án). Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp), năng lượng và khoáng sản là những ngành thế mạnh thu hút đầu tư tại tỉnh này. Lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm tới trên 53% tổng số vốn đăng ký đầu tư;
năng lượng và khoáng sản chiếm tới gần 39%; các ngành còn lại gồm công nghiệp chiếm chỉ 2,5% và dịch vụ chiếm chỉ gần 7%. Việt Nam luôn là một nhà đầu tư hàng đầu tại tỉnh đứng vị trí thứ 3 (có 2 dự án với tổng số vốn đăng ký là 24 triệu USD) năm 2007 đã nâng lên mớc vốn đầu tư tính đến hết năm 2012, Việt Nam có tổng số 36 dự án đầu tư tại tỉnh với tổng số vốn đăng ký gần 61 triệu USD, số liệu này cũng phần nào đã nói lên sự hợp tác trên diện rộng và chiều sâu giữa Lào và Việt Nam nói chung.
Những lĩnh vực mà tỉnh hiện đang kêu gọi đầu tư cho giai đoạn đến năm 2020 tiêu biểu là lĩnh vực nông - lâm nghiệp với 117 dự án kêu gọi đầu tư tại các huyện Sêpon, Nong, Vilabuly; lĩnh vực chế biến lâm sản với 3 dụ án chế biến đồ gỗ, tre thủ công mỹ nghệ chủ yếu tập trung tại huyện Kaysonephomvihan; lĩnh vực công nghiệp điện, khai khoáng với 15 dự án đang kêu gọi đầu tư…
35