IV. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
3. Dự đoán về tình hình sản xuất dầu khí ở Việt Nam
a. Dự đoán về tình hình sản xuất dầu:
"Trong mỗi công đoạn của ngành dầu khí, Việt Nam đều rất năng động" (Tháng 3/09 Premier Oil)
Sản xuất dầu thô
Câu chuyện thành công của nền kinh tế Việt Nam có phần đóng góp không nhỏ từ việc xuất khẩu dầu thô. Phần lớn các mỏ dầu Việt Nam nằm ngoài khơi với tổng trữ lượng xác định trong năm 2009 là khoản 711.9 triệu tấn. Hiện nay, các hoạt động thăm dò và khai khoáng tập trung tại những khu vực nước tương đối cạn với độ sâu tối đa khoảng 200 mét, chỉ chiếm khoảng 25% tổng số mỏ dầu tiềm năng.
Lịch sử nhiều biến động của ngành dầu khí tạo nên một danh sách của những công ty thành công lớn và những công ty thất bại nặng nề. Công ty giành thắng lợi lớn là VietSovPetro (công ty liên doanh giữa Zarubezhneft và Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam), nguyên tổng thống Nga Putin đã phát biểu trong năm 2006 rằng VietSovPetro là công ty liên doanh hoạt động hiệu quả nhất của Nga tại nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có một vài công ty dầu khí quốc tế vội vã đầu tư vào Việt Nam trong đầu thập niên 90 bị thất bại và rời khỏi Việt Nam. Công ty thất bại nhất là BHP, với việc đầu tư 250 triệu đô Mỹ vào cấu tạo Đại Hùng và năm 1997 phải quyết định rời khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian đã xoa dịu sự thất bại vì trong năm 2009, BHP đã quyết định quay trở lại Việt Nam thông qua một hợp đồng mua cổ phần với Mitra Energy. Ngoài ra, việc đầu tư của BHP vào Đại Hùng không phải là thất bại hoàn toàn vì trong năm 2007, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã cam kết đầu tư thêm 731 triệu đô Mỹ vào việc phát triển cấu tạo Đại Hùng.
Sự bảo thủ của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam trong dự đoán sản lượng dầu khai thác thường gây khó khăn cho việc dự đoán sản lượng dầu của Việt Nam. Dầu Khí Việt Nam đã vượt 440,000 tấn so với kế hoạch năm 2009 và sản lượng dự đoán cho những mỏ sẽ được khai thác trong thời gian sắp tới của công ty đã tụt lại những công ty hợp tác nước ngoài. Có lẽ kinh nghiệm khai thác tại những dự án như Đại Hùng đã làm cho Dầu Khí Việt Nam trở nên thận trọng hơn trong các dự đoán của mình. Để xây dựng mô hình dự đoán dựa trên ước lượng sản lượng dầu thô sản xuất trong năm 2010 là 15 triệu tấn, SAL đã phải giả định sản lượng tại cấu tạo Bạch Hổ và lô 15/1 sẽ bị giảm một cách đáng kể, tuy nhiên chúng tôi vẫn dự đoán sản lượng dầu thô năm 2010 là 15.6 triệu tấn.
Sự gia tăng về hoạt động khai thác trong năm 2009 là thành quả của việc chuẩn bị từ những năm 04-05 khi Việt Nam thực hiện việc đấu thầu giấy phép khai thác lần đầu tiên.
Các công ty dầu khí quốc tế khi đó đã không mặn mà tham gia đấu thầu vì vậy Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã cải thiện nội dung đấu thầu và tiến hành kêu gọi tham gia đầu thầu lần hai vào tháng 4 năm 2007. Điều quan trọng trong cuộc đấu thầu này là các công ty nước ngoài đã được mời tham gia khai thác mỏ sông Hồng, khu vực trước nay vẫn luôn nằm trong danh sách hạn chế. Những phát triển gần đây trong hoạt động khai thác như kết quả khai khoáng tích cực ở tại và xung quanh khu vực nước sâu của Bể Phú Khánh và bằng chứng tìm được ở cấu tạo Cá Rồng Đỏ cho thấy Nam Côn Sơn có tiềm năng về dầu thô càng
làm cho các hoạt động của ngành khai thác dầu thô sôi nổi. Ngoài ra, sự gia tăng của các công ty dầu khí tự do (independent oil companies) trong lĩnh vực khai thác và sản xuất tại Việt Nam đã đẩy mạnh sự phát triển vượt bậc của ngành dầu khí trong năm 2009.
b. Dự đoán về tình hình sản xuất khí:
"Việc thăm dò khai thác tại Đông Nam Á có đẳng cấp quốc tế, nhưng hiện tại đa số các mỏ vẫn chưa tìm được về khí" (Tháng 12/09 Talisman Energy)
Sản xuất khí tự nhiên
Sự phát triển đang ở mức sơ khai của ngành khí Việt Nam không dựa vào sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như khả năng có thể khai thác các mỏ dự trữ của Việt Nam mà do yêu cầu hiệu quả kinh tế của hệ thống phát điện nội địa có tương xứng với cơ sở hạ tầng được xây dựng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gần đây đã tuyên bố giá khí tại Việt Nam hiện nay là giá thấp nhất của châu lục, và cho rằng sự điều chỉnh việc tăng giá khí nội địa là không thể tránh khỏi. Mặc dù còn tồn đọng nhiều khó khăn và cần nhiều nỗ lực trong việc thương lượng việc bán khí, nhưng tuyên bố của Chevron và đối tác về việc triển khai các dự án lô B, 48/95 và 52/97 vào giữa năm 2009 đã làm tăng đáng kể vị thế ngành khí tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc tập đoàn ConocoPhillips phát triển cấu tạo Sư Tử Trắng và khả năng mở rộng hệ thống đường dẫn khí tại Nam Côn Sơn và việc đẩy mạnh các hoạt động khai thác của các tập đoàn Talisman, Gazprom, Petronas and ONGC hứa hẹn nhiều phát triển cho ngành khí trong thời gian sắp tới. Việc phát hiện ra các mỏ dự trữ khí tại lưu vực Sông Hồng và Bể Phú Khánh có nhiều tiềm năng thay đổi những dự đoán về vai trò của than đá trong việc phát triển trong tương lai của công trình phát điện tại Việt Nam.
SAL dự đoán việc sản xuất khí tự nhiên cho đến năm 2020 dựa trên những dự án đã được cam kết, sự mở rộng của hệ thống ống dẫn khí Nam Côn Sơn và sự phát triển của cấu tạo Hắc Long.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ONGC sẽ tiếp tục là những công ty dẫn đầu về sản xuất khí tự nhiên trong tương lai gần, chủ yếu là do vai trò của họ trong dự án khí Nam Côn Sơn. ONGC cũng tham gia rất tích cực vào việc khai thác tiềm năng tại Bể Phú Khánh. Thị
phần của Chevron sẽ tăng từ 0% hiện nay lên 12% vào năm 2015 do dự án khai thác nguồn khí tại lô B, 48/95 và 52/97. Dấu ấn của Chevron trong ngành khí Việt nam sẽ ngày càng rõ nét, Chevron sẽ nắm giữ phân nửa trong số 900 giếng khoan mà Petro Việt Nam dự đoán sẽ được khai thác trong vòng 15 năm tới.