Tài liệu kiểm thử

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 38 - 44)

Kiểm thử là giai đoạn cuối cùng trước khi bàn giai sản phẩm cho khách hàng - người dùng. Là tiến trình và là nghệ thuật nhằm phát hiện lỗi bằng việc xem xét lại đặc tả, thiết kế và mã hoá.

• Vai trò: Là khâu mấu chốt đảm bảo chất lượng phần mềm

Tài liệu Kế hoạch kiểm thử nhằm đưa ra kế hoạch tổng thể của việc kiểm thử hệ thống quản lý hàng hóa.

2.6.2 Phạm vi kiểm thử

Tài liệu kế hoạch test này chỉ bao gồm kế hoạch kiểm thử cho kiểm thử chức năng, đảm bảo luồng nghiệp vụ đúng, đảm bảo chức năng hoạt động đúng và đảm bảo giao diện hợp lý cho sử dụng.

• Kế hoạch và phạm vi kiểm thử này chỉ áp dụng cho đội kiểm thử của dự án.

• Kiểm thử đơn vị (Unit test): nhóm phát triển có trách nhiệm thực

• Kiểm thử chức năng (Functional test), Kiểm thử tích hợp (Intergration Test), Kiểm thử hệ thống (System test): nhóm kiểm thử có trách nhiệm thực hiện. Có bao gồm phạm vi lập kịch bản demo với khách hàng và hỗ trợ khách hàng làm acceptance testing.

- Các kiểu Test sẽ thực hiện trong dự án:

• Functional testing (Test chức năng)

• User interface testing (Test giao diện) 2.6.3. Ràng buộc test

• Công cụ kiểm thử: Kiểm thử tĩnh

• Môi trường kiểm thử

- Phần mềm: chạy phần mềm thật của chương trình - CSDL, server: sử dụng csdl……….

- Phần cứng: PC, RAM 1G…

2.6.4. Chiến lược kiểm thử

- Tạo TC cho các module sau khi nhận được bản thiết kế chi tiết - Thực hiện test trên hệ thống theo testcase

- Ưu tiên những module kiểm tra theo chức năng và nghiệp vụ trước, sau đó kiểm tra giao diện, ràng buộc định dạng, thông báo lỗi và kiểu dữ liệu

- Test module nào gọn luôn đến đó.

- Khi nhận module từ bên phát triển, nếu bên phát triển không unit test, kiểm tra toàn bộ module đó để yêu cầu đội phát triển làm unit test trước khi chuyển giao.

- Công việc kiểm thử sẽ dừng lại khi các chức năng đã được kiểm thử. Đảm bảo test được các chức năng nghiệp vụ và ít nhất 95%

testcase đã được test đúng với yêu cầu khách hàng.

2.6.5. Các kiểu kiểm thử - Kiểm thử đơn vị

Là bước kiểm thử với từng chức năng nhằm mục đích chính là phát hiện ra lỗi lập trình

- Kiểm thử mô đun:

Là hình thức kiểm thử từng mô đun riêng lẻ hay có thể liên kết với một số hàm, mô đun khác có liên quan.

- Kiểm thử hệ con:

Nếu hệ thống bao gồm một số hệ con độc lập thì đây là bước tiến hành kiểm thử với từng hệ con riêng biệt.

- Kiểm thử hệ thống:

Kiểm thử sự hoạt động tổng thể của hệ thống, kiểm tra tính đúng đắn của giao diện, tính đúng đắn với đặc tả và tính dùng được. chủ yếu sử dụng kiểm thử chức năng.

2.6.5.1. Kiểm thử giao diện người sử dụng

Test giao diện người dùng kiểm tra tương tác của người dùng với phần mềm, đảm bảo rằng giao diện người dùng cung cấp cho người sử dụng cách truy cập và sử dụng thích hợp thông qua các chức năng trong mục tiêu test. Ngoài ra test giao diện còn để đảm bảo rằng các đối tượng trong phạm vi chức năng giao diện giống như mong đợi và phù hợp với tổ chức hoặc chuẩn ngành.

Mục đích test: Kiểm tra:

- Việc sử dụng thông qua mục tiêu test phản ánh đúng các chức năng và yêu cầu nghiệp vụ, bao gồm màn hình đến màn hình, trường đến trường và sử dụng các phương pháp truy cập (phím tabs, di chuột,

tổ hợp phím)

Cách thực hiện:

Tạo ra và chỉnh sửa test cho mỗi màn hình để kiểm tra việc sử dụng đúng cách và tình trạng các đối tượng cho mỗi màn hình và đối tượng của ứng dụng Điều kiện

hoàn thành:

Mỗi màn hình được kiểm tra thành công đúng với phiên bản kiểm tra hoặc phạm vi chấp nhận được Các vấn đề

đặc biệt:

Không phải toàn bộ các thuộc tính của các đối tượng đều truy cập được

2.6.5.2. Kiểm thử chức năng

Mục đích của kiểm thử luồng nghiệp vụ là tập trung vào các yêu cầu test, các chức năng và qui tắc nghiệp vụ. Mục tiêu của kiểu test này là kiểm tra tính đúng đắn của các dữ liệu, qui trình và báo cáo cũng như việc thực hiện đúng những qui tắc nghiệp vụ. Kiểu test này dựa vào kỹ thuật black box, tức là kiểm tra ứng dụng và các xử lý nội tại bằng cách tương tác với ứng dụng thông qua giao diện người sử dụng và phân tích các kết quả hoặc đầu ra.

Mục đích test:

Đảm bảo mục tiêu test đúng đắn của chức năng, bao gồm định hướng, dữ liệu đầu vào, xử lý và dữ liệu nhận được.

VD như:

Test chức năng đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nhập dữ liệu hợp lệ thì chương trình phải cho nhập - Luồng nghiệp vụ đúng

- Quá trình xử lý dữ liệu và kết quả đầu ra phải đúng - Phục hồi được dữ liệu

Thực hiện các chức năng, sử dụng các dữ liệu hợp lệ và không hợp lệ để kiểm tra. Cụ thể như sau:

Cách thực hiện:

- Kết quả mong đợi với dữ liệu hợp lệ.

- Lỗi thích hợp hoặc thông báo hiển thị khi dữ liệu không hợp lệ.

- Mỗi qui tắc nghiệp vụ đều được áp dụng đúng Điều kiện

hoàn thành:

- Toàn bộ kế hoạch test đã được thực hiện.

- Toàn bộ các lỗi phát hiện ra đã được ghi nhận Các vấn đề

đặc biệt:

Xác định hoặc mô tả các vấn đề (nội bộ hoặc bên ngoài) ảnh hưởng đến việc test chức năng

2.6.5.3. Kiểm thử dữ liệu và tích hợp dữ liệu

Cơ sở dữ liệu và xử lý cơ sở dữ liệu phải được test như một hệ thống con trong dự án. hệ thống con này phải được test không cần thông qua giao diện người dùng để giao tiếp với dữ liệu.

Mục đích test:

Đảm bảo rằng các phương pháp truy cập và chức năng xử lý là đúng và không có sai lệch dữ liệu

Cách thực hiện:

- Thực hiện từng phương pháp truy cập và xử lý, thử từng trường hợp với dữ liệu hợp lệ và không hợp lệ hoặc các yêu cầu dữ liệu.

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ như mong đợi, toàn bộ các sự kiện với cơ sở dữ liệu xảy ra đều đúng, hợc xem xét các dữ liệu trả về để đảm bảo rằng đã nhận được dữ liệu đúng cho các lý do đúng

Điều kiện hoàn thành:

Tất cả các phương pháp truy cập và chức năng xử lý đều giống như thiết kế và không có sai lệch dữ liệu

Các vấn đề đặc biệt:

- Việc test có thể đòi hỏi phải môi trường phát triển hoặc drivers để truy cập hoặc sửa dữ liệu trực tiếp trong cơ sở dữ liệu.

- Các xử lý phải được thực hiện bằng tay.

- Cơ sở dữ liệu có kích thước nhỏ hoặc tối thiểu (giới hạn số bản ghi) phải được dùng để làm rõ thêm các sự kiện không được phép chấp nhận

2.6.5.4. Kiểm thử hiệu năng (Perfomence testing)

Mục đích của kiểm thử hiệu năng là kiểm tra các yêu cầu về hiệu năng có đạt được hay không. Kiểm thử hiệu năng là tiến hành và thực hiện để mô tả sơ lược và điều chỉnh các hành vi hiệu năng của mục tiêu kiểm thử như một hàm của các điều kiện ví dụ workload hoặc cấu hình phần cứng.

Mục đích kiểm thử:

Kiểm tra các biểu hiện về hiệu năng cho các giao dịch hoặc chức năng nghiệp vụ đã thiết kế theo những điều kiện sau:

workload bình thường đã biết trước workload xấu đã biết trước

Cách thực hiện:

Kiểm thử hiệu năng được thực hiện theo các bước sau - Sử dụng các thủ tục cho kiểm thử luồng nghiệp vụ

- Chỉnh sửa file dữ liệu để tăng số lượng các giao dịch hoặc scripts để tăng số tương tác xảy ra trong mỗi giao dịch (trong một khoảng thời gian nhỏ lại tăng số lượng giao dịch lên)

- Scripts phải được chạy trên một máy và phải lặp lại trên nhiều máy trạm

Điều kiện hoàn thành:

- Giao dịch đơn lẻ hoặc người dùng đơn lẻ: Thực hiện thành công test script không có lỗi và trong phạm vi mong đợi hoặc thời gian phản hồi cho mỗi giao dịch đáp ứng được yêu cầu - Nhiều giao dịch hoặc nhiều người dùng: Thực hiện thành công test script không có lỗi và trong thời gian chấp nhận được

- Các tác vụ thực hiện tức thời trong thời gian ngừng cho phép chấp nhận dưới 400s

- Hệ thống đảm bảo phục vụ truy cập online 3000 người cùng một lúc

Các vấn đề đặc biệt:

- Việc kiểm thử hiệu năng toàn diện bao gồm phải có một workload nền trên máy chủ.

- Việc kiểm thử hiệu năng phải được thực hiện trong một khoảng thời gian chuyên dùng vì nó cho phép tính toán được đầy đủ và chính xác

- Cơ sở dữ liệu sử dụng để kiểm thử hiệu năng phải có kích thước thực tế hoặc đo bằng nhau

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w