Nhận xét đánh giá

Một phần của tài liệu Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước vương quốc anh (Trang 27 - 30)

Nhìn chung tổ chức bộ máy nhà nước của Vương quốc Anh là tương đối gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả trong việc quản lý nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, nền hành chính của Vương quốc Anh vẫn còn một số vấn đề bất cập. Chính vì vậy, cũng như

hầu hết các quốc các quốc gia trên thế giới, Vương quốc Anh hiện nay vẫn đang tiến hành cải cách hành chính mạnh mẽ mà trọng tâm là đổi mới quản lý công vụ, thể hiện qua các chương trình cải cách ở từng giai đoạn. Ở giai đoạn cải cách đầu tiên, Anh thực hiện chương trình “quản lý theo phương pháp cắt giảm”, nhằm giảm bớt chi phí công và biên chế để đối phó với những hạn chế về tài chính. Chương trình này tuy giảm bớt số lương biên chế công vụ, nhưng việc cắt giảm các chi phí của chính phủ lại gây khó khăn cho việc duy trì bộ máy do gánh nặng quá lớn của hệ thống trả lương.

Ở giai đoạn cải cách tiếp theo, Anh thực hiện chương trình “Sáng kiến quản lý tài chính”, bắt đầu vào năm 1979. Anh tiến hành một loạt các cuộc kiểm tra tỉ mỉ về hiệu quả nhằm xác định khả năng tiết kiệm ngân sách thông qua việc kiểm toán từng bộ.

Tuy nhiên, chương trình này tập trung chủ yếu vào các đầu vào tài chính, dẫu là cần thiết nhưng không đủ để làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động của Chính phủ.

Anh lại tiến hành cuộc cải cách cơ bản hơn, gọi là “chương trình những bước tiếp theo”, tiến hành từ năm 1988 đến nay. Chương trình này thực hiện nới lỏng hơn sự kiểm soát quản lý và tài chính cấp trung ương và chuyển giao trách nhiệm nhiều hơn cho các cấp quản lý chuyên nghành. Cơ cấu hệ thống hành chính được cải cách theo hướng: các bộ trung ương chỉ duy trì chức năng hoạch định chính sách, còn chức năng cung cấp dịch vụ công được giao cho các cơ quan thừa hành.

Mục đích của cuộc cải cách này là tách các đơn vị làm chức năng phục vụ và dịch vụ ra khỏi các cơ quan bộ với sự phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ trưởng với thủ trưởng các cơ quan dịch vụ, tăng cường tính trách nhiệm và tính chủ động của các cơ quan cung cấp dịch vụ để các cơ quan này có thể đảm đương tốt chức năng phục vụ thay mặt cho bộ chủ quản.

Thông qua cải cách, hệ thống công vụ và đội ngũ công chức Anh đều có những thay đổi. Những công chức – những nhà quản lí hành chính theo cách truyền thống nay trở thành các nhà quản lí hành chính hiện đại. Nếu như trước đây, những công chức cấp cao chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho các nhà chính trị và giúp việc cho bộ trưởng thì nay họ phải xác định được vai trò mới của mình, nhất là trong quản lí chính sách và quản lí nguồn nhân lực. Họ phải tham gia tích cực vào công việc đó và phải quản lí công việc có hiệu quả hơn.

Trước đây, việc tuyển dụng coi trọng các kiến thức chung hoặc tài năng cho các kì thi mang tính học đường như bài tóm tắt, bài luận văn về một vấn đề xã hội. Chiều

hướng hiện nay của thi tuyển là thiên về hướng nghề nghiệp hơn là các khả năng học vấn của thí sinh, đánh giá khả năng của thí sinh trong tình huống nghề nghiệp. Ngoài ra, một chiều hướng nữa là tìm cách đánh giá năng lực của thí sinh đối với công việc và đánh giá các tiềm năng của anh ta.

Chế độ pháp lí của ngành công vụ cũng được cải cách. Các quy chế cấu thành cốt lõi thiết chế phải đảm bảo tính trung lập của công chức, quy định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến của công chức theo tiêu chí hiệu quả và năng suất trong phục vụ nhà nước và nhân dân. Quy tắc luật pháp sẽ quyết định sự hoạt động của thiết chế.

Đối với lĩnh vực quản lí nhân sự, các cải cách tập trung vào việc ban hành các chính sách quản lí nhân sự và thiết lập một hệ thống quản lí mới.

Việc đánh giá công chức được chuyển sang thực hiện đánh giá theo kết quả đầu ra, tác động của kết quả.

Đào tạo công vụ được chính phủ ưu tiên bậc nhất trong cải cách công vụ, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có kĩ năng thông qua việc xác định mục tiêu công việc cho từng công chức để có hướng đào tạo và phát triển công chức theo quy hoạch nghề nghiệp. Nhiệm vụ của công tác đào tạo là phải làm rõ nét hơn loại hình nhà quản lí công mà mô hình nhà nước phát triển ngày nay đòi hỏi.

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức được nâng cao. Lần đầu tiên trong lịch sử hành chính Anh, các Bộ trưởng phải có nghĩa vụ tham dự các khóa bồi dưỡng tại Trường Hành chính công, phá bỏ quan niệm truyền thống đã là bộ trưởng thì không cần bồi dưỡng và đào tạo thêm.

Công tác đào tạo tập trung vào phân tích phạm vi các nhu cầu đào tạo, sử dụng cho từng cấp độ, từng nhóm nghề nghiệp và từng cá nhân. Cần chú trọng hơn trong công tác đào tạo cho từng nhóm công chức cấp dưới.

Cải cách khu vực công của Vương quốc Anh vẫn còn một chặng đường dài trước mặt và đang phải đương đầu với những thách thức mới, xuất phát từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng kinh nghiệm cải cách từ trước đến nay của đất nước này là những bài học tham khảo có giá trị lý luận và thực tiễn cao để chính phủ các nước đúc rút, vận dụng phù hợp, trong đó có Việt Nam.

Trong công cuộc cải cách hành chính, chúng ta cũng đang thực hiện việc tinh giảm biên chế nhằm làm cho bộ máy hành chính nhà nước trở nên gọn nhẹ và hoạt động có

hiệu quả hơn. Song, cần phải cắt giảm một cách hợp lý và phù hợp với hoạt động quản lý của nhà nước.

Về chi tiêu của Chính phủ cần thực hành tiết kiệm, tăng cường các thông tin để kiểm soát các chi phí hoạt động, tránh xa hoa, lãng phí.

Nâng cao tính linh hoạt trong việc hoạt động của các cấp quản lý cấp thấp hơn bằng việc ủy quyền nhiều hơn cho họ, tạo điều kiện cho họ phát huy tính sang tạo và chủ động trong công việc của mình.

Về nhân sự, cần phải nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức hơn nữa, không chỉ đối với công chức cấp thấp mà còn đối với cả công chức cấp cao.

Trong việc tuyển dụng, đề bạt và khen thưởng cán bộ, công chức cần phải được tiến hành một cách khách quan, công bằng, trên cơ sở năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi người.

Bên cạnh đó, chính sách lương phải phù hợp thì mới có thể thu hút và giữ chân được những người có năng lực trong khu vực nhà nước.

Một phần của tài liệu Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước vương quốc anh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w