CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ SẬP XA, HUYỆN
2.1.1.3. Thực trạng thực hiện chức năng giáo dục của gia đình
Gia đình là môi trường nguyên thủy của mỗi con người sinh ra và trưởng thành. Là một nhóm xã hội đặc biệt, gia đình được hình thành một cách tự nhiên bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống, mỗi con người sinh ra và bài học đầu tiên của chúng ta là từ gia đình, giáo dục gia đình là một sự ngiệp diễn ra liên tục trong xuất cả cuộc đời của mỗi người. gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và truyền kinh nghiệm sống cho thế hệ con cháu, phương pháp giáo dục của gia đình mang lại hiệu quả hơn mà nhà trường và xã hội không thể thay thế được.
Tại xã sập xa việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm lo và nuôi dưỡng con cái khỏe mạnh và có nhận thức xã hội.
Nhừ những nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình kết hợp với giáo dục nhà trường nhìn chung trong xã trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, trong xã không có những tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, chộm cắp… các thế hệ con cái nhờ sự giáo dục, chăm sóc của gia đình đều biết tôn ti trật tự kính trên, nhường dưới sống hòa thuận với nhau tích cực tham gia các hoăt động của thôn, bản. gia đình luân là gương cho các thế hệ con cháu, nhờ những kinh nghiệm của cha mẹ truyền cho những gí đình trẻ, thế hệ sau đều biết cách tổ chức, xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc, bền vững.
Con cái đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn của bố mẹ về tính cách, năng lực, công việc, sự nghiệp… nhờ sự giáo dục của gia đình thanh niên trong xã
không có tình trạng bỏ học, ăn chơi, nghiện hút, có cuộc sống lành mạnh, đạo đức trong sáng hết mình vì gia đình và xã hội.
Tuy nhiên cung với sự biến đổi to lớn của đời sống xã hội thời kỳ CNH, HĐH gia đinh ở xã sập xa cũng có một số biến đổi và gặp một số khó khăn như: tình trạng ngoại tình, tảo hôn, chung sống không kết hôn, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình… đã lam anh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của gia đình và khả năng giáo dục của gia đình với sự trưởng thành của trẻ
em.
Xã sập xa là một xã vùng núi xa sôi nên trình độ học vấn, trình độ văn hóa của các bậc phụ huynh còn thấp hoặc dồn sức vào việc kiếm sống nên có ít thời gian chăm lo, dạy dỗ con nên sự gắn kết giũa các thành viên trong gia đình còn nhiều thất thường, lỏng lẻo làm cho tình cảm gia đình phai nhạt khiến con cái không hay nghe lời, làm cho sung đột gia đình tăng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Trong điều kiện kinh tế thị trường mạc dù có nhiều tác động sấu đến gia đình và giáo dục của gia đình nhưn gia đình ở xã sập xa vẫn bảo tồn, phát huy được giá trị truyền thống như: tình yêu trong sáng, hôn nhân lành mạnh, lòng thủy chung, tình nghĩa vợ chồng. Tôn trọng tự do cá nhân
không phân biệt đối sử nam, nữ, dâu, rể. Những yếu tố trên cho thấy gia đình ở xã sập xa vẫn tồn tại và phát triển bền vững và cũng là cơ sở để gia đình trong xã thực hiện tốt các chúc năng của mình.
2.1.1.4. thực trạng thực hiện chức năng tâm, sinh lý, tình cảm của gia đình
Đây là chức năng có vị trí đăc biệt quan trọng cùng với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhiều vấn đề tế
nhị, tâm sinh lý, tình cảm liên quan đến giới tính và tâm sinh lý lứa tuổi của các thế hệ cần được giải quyết giữa những người thân trong gia đình tạo một gia đình hòa thuận, cảm thông chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm, sinh lý, tình cảm vợ, chồng, giữ bố mẹ và con cái.
Gia đình trong xã sập xa cũng được xây dựng trên cơ sở tình yêu, sự tín nghiệm, sự quý trọng. Vợ chồng có thể chia sẻ buồn vui, thành bại của cuộc sống nên tình cảm gia đình trong xã đều rất gắn kết yêu thương. Chia sẻ cho nhau những trải nghiệm cuộc sống để gia đình luân là trường học của con cái về tình cảm gia đình, tình cảm anh, chị, em, tình cảm hàng xóm láng giềng.
Những vấn đề tâm sinh lý, giới tính,tâm lý lứa tuổi luân được các bậc cha mẹ truyền cho con cái để con cái có sự hiểu biết chung về các nhu cầu của bản thân tránh được những việc sảy ra ngoài ý muốn.
Giữa các cặp vợ chồng luân đáp ứng được các nhu cầu sinh lý của nhau tránh tình trạng ngoại tình, ly hôn, gia đình mất đoàn kết. để gia đình luân là chỗ dựa tinh thần cho con cái để con cái có điều kiện sống lạc quan, khỏe mạnh về thể sác và tinh thần không mắc các loại bệnh chầm cảm.để các thành viên trong gia đình sống tích cực như kính trên nhường dưới, không mác các loại tệ nạn xã hội như: riệu, chè nghiện hút, chộm cắp.
Tuy nhiên ở xã sập xa tuy gia đình đã thực hiện tốt chức năng tâm, sinh lý, tình cảm nhưng vì xã sập xa là một xã vùng sâu vùng xa nên việc tiếp súc với các tiến bộ xã hội còn thấp, nên những hiểu biết về tâm. sinh lý, tình
cảm gia đình vấn chua cao trong xã vấn còn những sung đột gia đình gây mất trật tự xã hội.
Nhìn chung trong xã sập xa việc đáp ứng các nhu cầu tâm, sinh lý, tình cảm của các thành viên trong gia đình đã được thưc hiện tốt. Để mỗi gia đình, vợ, chồng, con cái và bố mẹ có điều kiện sống lạc quan, thỏa mãn tinh thần, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần để mỗi gia đình trong xã là một gia đình hạnh phúc bền vững.
2.1.2. thực trạng về xây dưng gia đình văn hóa ở xã sập xa, huyện phù
yên, tỉnh sơn la