Chương 2: Thực tiễn cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 – 2010
2.1 Thực trạng tiến trình cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay
2.1.1 Tổng kết, đánh giá các nội dung cải cách:
2.1.1.1 Cải cách thể chế:
• Xây dựng, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành từng bước thực hiện tốt việc rà soát, xây dựng, thẩm định, ban hành các văn bản QPPL theo thẩm quyền, kịp thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu quả pháp lý của các văn bản quản lý nhà nước. Đáng chú ý là đã ban hành các văn bản theo thẩm quyền để thi hành các thể chế do trung ương ban hành và cụ thể hóa việc thực hiện vào điều kiện cụ thể của từng địa phương như chính sách đối với cán bộ cơ sở, các quy định về phí, lệ phí trong một số lĩnh vực, việc thu hút đầu tư, xây dựng khu công nghiệp, giải phóng mặt bằng, phân cấp, ủy quyền quản lý trên nhiều lĩnh vực cho các cơ sở, ban ngành, huyện, thị xã.
Để đảm bảo việc ban hành các văn bản QPPL theo đúng quy định của Luật ban hành các văn bản QPPL của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và nghị định 91/2006/ND – CP của chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng chồng chéo trong việc ban hành văn bản QPPL, ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng chương trình ban hành văn bản QPPL hằng năm và ban hành 03 văn bản hướng dẫn về công tác ban hành văn bản QPPL ( công văn số 73/UBND-NC hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng chương trình ban hành văn bản QPPL; Quyết định số 489/QĐ- UBND ngày 19/03/2007 ban hành chương trình nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh; Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 11/09/2007 về quy chế phối hợp xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh ).
Ở cấp tỉnh, sở tư pháp đã phối hợp rà soát, hệ thống các văn bản QPPL ban hành từ năm 1989 đến 2009, kết quả đã rà soát 1.396 văn bản, trong đó văn bản còn hiệu lực 692 văn bản; Hết hiệu lực thi hành 610 văn bản; Đề nghị sữa đổi, bổ sung 85 văn bản, đề nghị hủy bỏ 09 văn bản, kịp thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu lực pháp lý của các văn bản quản lý nhà nước, có tác động lớn trong chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân các cấp.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra văn bản QPPL tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố, kết quả đã kiểm tra 1.130 văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành từ ngày 01/01/2006 đến 2009, đã đề nghị xử lý 43 văn bản có sai sót. Qua kiểm tra nhận thấy văn bản QPPL do các cấp ban hành có tác động tích cực đối với công tác quản lý nhà nước ở địa phương; Các văn bản QPPL được ban hành, đúng trình tự thủ tục, thẩm quyền quy định.
Ở cấp huyện và cấp xã, việc rà soát các văn bản QPPL được thực hiện theo định kỳ. Sau khi rà soát cũng đã bàn hành các quyết định xử lý các văn bản có sai sót về nội dung và hình thức, bãi bỏ những văn bản không phù hợp.
• Cải cách thủ thục hành chính:
Cải cách thủ thục hành chính (TTHC) luôn được xác đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính nhà nước của tỉnh. Vì vậy tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
Trước khi có đề án 30, TTHC đã được triển khai rà soát hầu hết trên các lĩnh vực, đặc biệt các thủ tục liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư, giao thông vận tải, phí, lệ phí, chuyển quyền sử dụng đất, công chứng, chứng thực, nhà đất, chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.v.v.. Cụ thể:
- Về lĩnh vực tài nguyên – môi trường: rà soát, ban hành 522 quy trình giải quyết các TTHC trên các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước. đặc biệt về quy định thủ tục và trình tự giải quyết các TTHC trong năm lĩnh vực: đất đai, đo đạc bản đồ, khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường đã
góp phần cắt giảm thời gian thực hiện các TTHC. Thủ tục giao đất, cho thuê đất giảm khoảng 6 – 7 ngày làm việc. Thủ tục thẩm định dự án đo đạc bản đồ giảm 4 ngày làm việc, thủ tục thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án giảm 2 ngày làm việc.
Thủ tục cấp phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản giảm 67 ngày làm việc. Đồng thời UBND tỉnh có công văn chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì, thực hiện cơ chế một cửa để hướng dẫn, khâu nối, đề xuất cụ thể cho các nhà đầu tư tham gia làm sạch môi trường, tận thu Ti-tan trong vùng quy hoạch khu du lịch – dịch vụ Cửa Việt – Cửa Tùng.
- Về lĩnh vực xây dựng: đã rà soát các quy định về đơn giá trong lĩnh vực xây dựng không còn hiệu lực, UBND tỉnh đã có quyết định số 01/2008/QĐ- UBND bãi bỏ 5 quyết định do ủy ban nhân dân ban hành trước đây đã hết hiệu lực pháp luật.
- Về lĩnh vực công nghiệp: qua rà soát, đã đề nghị sữa đổi điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động buôn bán, bản lẻ điện. Đề nghị bộ tài chính điều chỉnh mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực phù hợp với điều kiện kinh doanh của các hợp tác xã vì mức thu hiện tại là quá cao so với điều kiện kinh doanh điện nông thôn.
- Về lĩnh vực giao thông vận tải: sau khi rà soát các TTHC và thực hiện các quy định hiện hành, đã loại bỏ 8 loại giấy phép, gồm: giấy phép vận tải hàng hóa, hành khách bằng phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy phép vận tải hàng hóa, hành khách bằng phương tiện cơ giới đường thủy nội địa ( kể cả liên tỉnh ); Giấy phép đi sông; Giấy phép sử dụng vùng nước đường thủy nội địa; Giấy phép xếp dở hàng hóa bằng phương tiện cơ giới; Giấy phép dịch vụ vận tải; Giấy phép sữa chữa phục hồi, đóng mới phương tiện giao thông vận tải.
- Về lĩnh vực hải quan:
+ Thực hiện thí điểm mô hình “ kiểm tra một cửa, một điểm dừng, các quy trình thủ tục hải quan được quy định rõ rang, cụ thể, phân định được trách nhiệm từng khâu nghiệp vụ, từng công chức thực hiện ”. Do vậy, trong những năm qua, tỉ lệ hàng hóa kiểm tra thực tế giảm dần từ 80% xuống còn 25%, thông quan một
khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ( kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 tăng gấp 6,9 lần so với năm 2001 ); Xử lý hồ sơ thu thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế liên quan năm 2009 tăng 2,4 lần so với 2001 trong khi biên chế không đáng kể.
+ Tổ chức đoàn khảo sát TTHC tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Qua kiểm tra, khảo sát, UBND tỉnh đã đề nghị với các bộ tài chính, bộ giao thông - vận tải ( công văn số 2414/UBND-NC ngày 24/09/2007 ) nghiên cứu sử dụng transit ( giấy phép liên vận ) cho đối tượng qua lại cửa khẩu; đồng thời chỉ đạo Kho bạc nhà nước và các bộ, ngành liên quan thống nhất giao Kho bạc nhà nước tỉnh trực tiếp thu phí, lệ phí tại cửa khẩu thông qua các loại tem có mệnh giá khác nhau, nhằm giảm thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu.
Thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước ( DA 30 ), UBND tỉnh đã tập trung chỉ đọa quyết định nhiệm vụ này. Năm 2008, UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác chuyên trách thực hiện đề án 30 của tỉnh để triển khai các nội dung của đề án theo hướng dẫn của tổ công tác chuyên trách của thủ tướng chính phủ về cải cách TTHC. Các ngành, các cấp của tỉnh cũng đã tập trung cao cho công tác này.
Đến nay đã thống kê và ban hành bộ TTHC 3 cấp ( cấp sở, cấp huyện, cấp xã ) gồm 1.1771 thủ tục; Tổ chức rà soát 1.1731 thủ tục hành chính. Trong đó, 944 mẫu đơn, mẫu tờ khai và 891 yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính, trong đó: số lượng thủ tục hành chính kiến nghị giữ nguyên 425 thủ tục; Số lượng thủ tục hành chính đề nghị sữa đổi, bổ sung 1.200 thủ tục; Số luongj TTHC đề nghị bãi bỏ/hủy 108 thủ tục, chiếm tỉ lệ đơn kiến nghị giảm 75%.
• Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quyết định số 93/2007QĐ-TTg:
Sau khi quyết định số 93/2007/QĐ-TTg được thủ tướng chính phủ ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở nội vụ tổ chức 02 lớp tập huấn về cơ chế một cửa liên thông cho 103 cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận trả kết quả của các sở, ban ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thị xã. Sau đợt tập huấn, UBND
tỉnh đã ban hành kế hoạch số 2251/KH-UBND ngày 11/10/2007 chỉ đạo triển khai và hoàn thiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh.
Ở cấp tỉnh: đến nay cơ 16/21 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 05 đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn bao gồm: Công an, Cục thuế, BHXH, Tài nguyên môi trường, Đăng ký kkinh doanh, cấp giấy xây dựng, chứng thực…
Ở cấp xã: có 141/141 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế một cửa.
Để khắc phục khó khăn trong việc giãi quyết TTHC có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp do thiếu cơ chế phối hợp, UBND tỉnh đã có các quyết định ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông tai 04 cơ quan hành chính nhà nước (Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Ban quản lý các khu công nghiệp và Ban quản lý khu kinh tế thương mại Lao Bảo) và 01 đơn vị sự nghiệp (Ban quản lý các khu du lịch).
Nhìn chung, việc thực hiện cơ chế một cửa tại một số cơ quan, đơn vị đạt hiệu quả chưa cao; Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về cơ chế một cửa, chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh nên trong chỉ đạo, điều hành không thật sự kiên quyết, còn tùy tiện. kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đảm bảo cho hoạt động cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
cán bộ,công chức ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp tỉnh, cấp huyện còn bố trí kiêm nhiệm việc tiếp nhận hồ sơ công việc cho tổ chức, cá nhân và việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở phòng chức năng có lúc bị chồng chéo, chậm trễ, chưa thực hiện theo đúng các quy định của cơ chế một cửa.
2.1.1.2 Cải cách tổ chức bộ máy:
Từ năm 2000 đến nay, việc sắp xếp lại, tổ chức bộ máy của tỉnh được điều chỉnh, sắp xếp lại theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của bộ, ngành trung ương. Trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tỉnh đã thực hiện được một những nhiệm vụ trọng tâm mà chương trình tổng thể cải cách hành chính đề ra là: điều chỉnh, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống hành chính,
khắc phục chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc mỗi việc chi do một cơ quan phụ trách.
Thực hiện nghị định 13,14/2008/NĐ-CP của chính phủ, tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện được sắp xếp lại, cấp tỉnh có 19 cơ quan (giảm 07 cơ quan so với năm 2007), cấp huyện có 110 cơ quan (giảm 13 cơ quan). Đây là bước sắp xếp có nhiều biến động, các tổ chức được sắp xếp lại hoạt động theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, các tổ chức đã từng bước ổn định đi vào hoạt động theo các nhiệm vụ được giao. Việc rà soát chức năng, nhiệm vụ và phân cấp quản lý ngày càng được xác định rõ hơn, mở rọng quyền và tính chủ động hơn cho cấp dưới.
- Việc phân cấp quản lý được đẩy mạnh nên đã thực sự tạo chuyển biến tích cực, giảm bớt ách tắc, chậm trễ; từng bước làm rõ hơn hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị cụ thể:
+ Về ủy quyền, phân cấp quyết định đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 10/05/2006, quyết định số 75/2006/QĐ-UBND ngày 20/09/2006 và văn bản số 1067/UB-CN ngày 09/06/2004 của UBND tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản cũng như góp phần quản lý vốn đầu tư cơ bản chặt chẽ hơn, sát thực tế hơn;
+ Về phân cấp tổ chức bộ máy biên chế, tuyển dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước theo các nghị định của chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 14/02/2008 về phân cấp thẩm quyền quyết định tổ chức bộ máy, thay thế quyết định số 2814/QĐ-UB ngày 27/09/2004 và quyết định số 1331/2005/QĐ-UBND ngày 06/07/2005.
+ Về phân cấp thẩm quyền quản lý cho giám đốc sở Giáo dục và đào tạo trong bổ nhiệm, miễn nhiệm. UBND tỉnh đã thực hiện phân cấp theo đúng thông tư 35/TT-LBGD&DT-BNV của liên Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ nội vụ (giao giám đốc sở bổ nhiệm cấp trưởng và cấp phó các đơn vị trực thuộc).
2.1.1.3 Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức được cải cách theo hướng đẩy mạnh về phân công, phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm trong bổ nhiệm, sử dụng, quyết định biên chế, tuyển dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước từng bước được xác định rõ hơn.
Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kỷ luật cán bộ, công chức được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc, thủ tục; đã xây dựng đề án xác định cơ cấu và số lượng cấp phó của các sở, ban ngành cấp tỉnh, hướng dẫn thống nhất quy trình lấy phiếu tín nhiệm, các tiêu chí nhận xét, đánh giá bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo và quản lý. Trong 10 năm qua đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 682 cán bộ (trong đó đại diện TVTU quản lý 210, UBND tỉnh quản lý 472).
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC được tăng cường, tập trung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý với quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cho CBCC, trong đó chú trọng về đào tạo sau đại học, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Ưu tiên đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ chủ chốt và công chức chuyên môn cấp xã.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, cán bộ công chức cấp xã cũng được nâng lên rõ rệt: năm 2010 trình độ đại học chiếm tỉ lệ 11% (tăng 9,5% so với năm 2001); cao đẳng và trung cấp chiếm 62%; trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân chiếm 4,5%, trung cấp chiếm 42%.
Thực hiện chính sách thu hút sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về công tác tại xã, phường, thị trấn, toàn tỉnh đã tuyển dụng được 222 sinh viên về công tác (trong đó có 52 đại học, 13 cao đẳng và 157 trung
cấp). Số sinh viên này trong quá trình công tác đã phát huy tác dụng tốt, nhiều người đã được xem xét bố trí vào các vị trí công tác lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã như Chủ tịch, phó chủ tịch UBNN, nhiều người được vào HDND cấp xã, cấp huyện…
Song song với việc đưa sinh viên, tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về công tác, UBND tỉnh cũng đã triển khai một số giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức như trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 08/04/2008 về chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số từ 2008 – 2010, chiến lược đến 2020; Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 24/04/2009 vè việc sữa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử dụng cán bộ; chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ và cán bộ y tế cơ sở… Đến nay toàn tỉnh có 10 tiến sỹ, 278 thạc sỹ,112 chuyên khoa cấp I, 11 chuyên khoa cấp II. Thu hút 10 thạc sỹ, 37 sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về công tác tại tỉnh.
2.1.1.4 Về cải cách chính công:
Thực hiện luật ngân sách năm 2002, tỉnh đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý, cán bô chuyên môn nghiệp vụ về những nội dung thay đổi của luật ngân sách năm 2002, UBND tỉnh đã ban hành quy trình lập dự toán ngân sách hằng năm đối với xã, phường, thị trấn theo luật ngân sách mới đồng thời hướng dẫn chỉ đạo cụ thể các ngành, các tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách hằng năm đi vào nề nếp.
Trên cơ sở hướng dẫn của trung ương, tỉnh đã triển khai các văn bản về phân cấp và công khai ngân sách, tài chính đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách theo hướng tăng tính chủ động, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp huyện và xã trong quản lý tài chính, ngân sách. Công tác quản lý điều hành ngân sách được từng bước đổi mới, nguồn thu ngân sách tiếp tục tăng và được tập trung kịp thời. Việc phát vốn đầu tư,