Chế độ đãi ngộ tiền lương, nghỉ hưu, nghỉ phép của công chức

Một phần của tài liệu so sánh hành chính cộng hòa liên bang đức và hành chính việt nam (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG III CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ

4. Chế độ đãi ngộ tiền lương, nghỉ hưu, nghỉ phép của công chức

Luật về trả lương công chức do Liên bang quy định. Luật này áp dụng cho tất cả những người hưởng lương của công chức Liên bang, các bang, các xã, liên xã, cơ quan công quản, cơ sở … theo luật công.

Cơ sở của việc trả lương là nguyên tắc chăm lo, một trong những nguyên tắc của ngành công chức như đã trình bày ở trên. Việc trả lương tương xứng và phù với chức trách được giao. Nó phải đảm bảo để người công chức toàn tâm cống hiến cho nghề nghiệp của mình. Chỉ có một ngành công chức độc lập về kinh tế mới có thể thực hiện được nhiệm vụ mà luật cơ bản giao phó.

Chế độ tiền lương công chức, viên chức bao gồm:

 Lương cơ bản.

 Phụ cấp lương cơ bản đối với giáo sư các trường đại học.

 Phụ cấp khu vực.

 Phụ cấp ngành nghề.

 Lương của viên chức.

 Sinh hoạt phí khi thực hiện công vụ ở nước ngoài.

Ngoài ra, chế độ tiền lương còn có: lương thử việc, tiền thưởng đặc biệt hàng năm, các khoản thưởng thành tích, tiền phép năm.

Lương cơ bản xuất phát từ các nhóm lương, trong đó có các bậc lương từ A1 đến A16 và từ C1 đến C4 (dành cho giảng viên đại học) gồm các lương cơ bản tịnh tiến. Trong khi các bậc từ B1 đến B11 là lương cơ bản cố định. Ở thang lương R (dành cho Thẩm phán và Công tố viên) gồm cả lương cơ bản tịnh tiến và cố định (tịnh tiền là các bậc R1 và R2, cố định từ bậc R3 đến R10).

Khác với bậc lương cơ bản cố định, lương cơ bản tịnh tiến được chia làm các mức theo tuổi tác và thâm niên công tác và cứ 2 năm nâng bậc 1 lần cho đến khi kết thúc bậc lương cơ bản đó. Ở các thang cao dành cho các chức trách cao và cao nhất thì bậc lương cơ bản cuối cùng có thể đạt được sớm hơn nhiều và có ít mức quy định về tuổi hơn. Từng ngạch cụ thể có các bậc lương như sau:

 Ngạch sơ cấp: các bậc lương từ A2 ( ví dụ người giúp việc) đến A6 ( ví dụ tổ trưởng tổ giúp việc).

 Ngạch trung cấp: các bậc lương từ A5 ( ví dụ trợ lý Chính phủ) đến A9 ( ví dụ Thanh tra công sở).

 Ngạch cao cấp: các bậc lương từ A9 (ví dụ Thanh tra Chính phủ) đến A13 ( ví

dụ chuyên viên cao cấp).

 Ngạch cao cấp: các bậc lương từ A13 ( ví dụ chuyên viên Chính phủ) đến A16 ( ví dụ Vụ trưởng của Bộ).

Bảng lương B áp dụng chủ yếu cho các công sở có vị trí quan trọng ( ví dụ Quốc vụ khanh, người lãnh đạo Bộ, Vụ trưởng, Chủ tịch cơ quan công quyền Liên bang…) Ví dụ: trong hệ thống hành chính của một cơ cấu nhân sự được sắp xếp theo chức trách công vụ và thang bảng lương như sau:

Giống như lương cơ bản, phụ cấp khu vực là một bộ phận cấu thành của thu nhập từ công vụ. Mức phụ cấp tính theo hoàn cảnh gia đình, số lượng con cái và theo bậc lương được thưởng.

Phụ cấp chỉ được khi pháp luật quy định. Nó là một phần của lương và khac với khu vực kinh doanh, ai cũng có thể biết được. Có các nhóm phụ cấp sau:

 Phụ cấp trức trách và chức vụ theo chức vụ và vị trí đối với chức vụ cao ) ví dụ gọi là phụ cấp ngành cảnh sát, cứu hỏa, an ninh, phi công).

 Phụ cấp khó khăn.

 Phụ cấp để cân bằng trong việc bảo lưu khi bị giáng bậc do sự thay đổi tổ chức hoặc tổn hại sức khỏe

Chức trách công vụ Nhóm Lương

Quốc vụ khanh B11 Ngạch cao nhất

Thủ trưởng lãnh đạo B9 “

Thứ trưởng điều hành B6 “

Vụ trưởng, Viện trưởng B3 “

Vụ trưởng, Viện trưởng A16 “

Giám đốc A15 “

Chuyên viên Chính phủ cao cấp A14 “

Chuyên viên Chính phủ A13

Chuyên viên công vụ cao cấp A13 Ngạch cao cấp

Chuyên viên công vụ A12 “

Chuyên viên công vụ Chính phủ A11 “

Tranh tra Chính phủ bậc cao A10 “

Tranh tra Chính phủ A9 “

Tranh tra công vụ A9 Ngạch trung cấp

Thư ký chính Chính phủ A8 “

Thư ký chính Chính phủ bậc cao A7 “

Thư ký Chính phủ A6 “

Trợ lý Chính phủ A5 “

Tổ trưởng tổ công vụ bậc cao A6 Ngạch sơ cấp

Tổ trưởng tổ công vụ bậc cao A5 “

Tổ trưởng công vụ A4 “

Nhân viên giúp việc công vụ chính A3 “

Nhân viên giúp việc công vụ bậc cao A2 “

 Phụ cấp chức trách góp phần làm cho đồng lương tương ứng mức chung. Từ 1991, một số chức vụ chọn lọc đã được đưa vào hệ thống này như phụ cấp chức vụ nói chung, phụ cấp trong ngành cảnh sát, cứu hỏa, quản lý trại giam và lực lượng an ninh, một số phụ cấp chức vụ khác từ lâu đã không còn được thực hiện. Ngược lại, ở khu vực kinh doanh, nếu loại phụ cấp này không phải là bộ phận cứng của lương, sẽ được nâng dần dần tương ứng với kết quả lao động.

4.2 Chế độ nghỉ phép, nghỉ hưu

Chế độ nghỉ phép của công chức được quy định trong Luật công chức hay Nghị định của Chính phủ Liên bang. Chế độ nghỉ phép có: nghỉ phép thông thường và ngày phép đặc biệt.

Chế độ nghỉ phép thông thường, thời gian nghỉ tính theo tuổi. Đối với công chức và viên chức từ lứa tuổi 30 đến 40 còn tính theo mức lương. Từ 1986 thời gian nghỉ phép được tính cho lứa tuổi và bậc lương như sau:

 Đến tròn 30 tuổi = 26 ngày làm việc.

 Đến tròn 40 tuổi:

+ Công chức các mức lương từ A1 đến A14, C1, R1 và viên chức các nhóm lương X đến Ib, Krl đến KrXIII là 29 ngày.

+ Công chức thuộc các nhóm lương từ A15, C2, R2 và viên chức nhóm các lương Ia và I là 30 ngày.

 Một số trường hợp còn được hưởng thêm phép. Ví dụ, đối với công việc làm thường xuyên theo ca và làm đêm từ 1 đến 4 ngày lao động (đối với nhân viên từ 50 tuổi trở lên là 5 ngày).

Luật công chức và nghị định về chế độ phép đặc biệt của Liên bang quy định về ngày phép đặc biệt cho công chức. Có thể nghỉ phép đặc biệt để thực hiện các mục đích và công việc sau đây:

1. Thực hiện một năm xã hội tự nhiên.

2. Đào tạo y tế.

3. Các mục đích quân sự hoặc dân sự.

4. Các mục đích công đoàn, chuyên môn, chính sách Nhà nước, nhà thờ và thể thao.

5. Đào tạo hoặc bồi dưỡng ngoại ngữ.

6. Hoạt động trong các cơ sở công cộng, liên quốc gia hoặc đa quốc gia hay giúp đỡ phát triển.

7. Về thăm gia đình.

8. Vì các lý do cá nhân.

9. Nếu có nguyên nhân quan trọng trong các trường hợp khác.

Trừ các trường hợp ở điểm 1 việc nghỉ phép đặc biệt chỉ có thể thực hiện nếu không ảnh hưởng đến công vụ. Trong các trường hợp ở các điểm 1,3 đến 5 và 6, 8 đến 9, việc nghỉ phép được trả lương, các trường hợp còn lại không trả lương. Trường hợp

đặc biệt có thể tiếp tục trả lương cho các công việc quy định ở điểm 10 nếu việc nghỉ phép này phục vụ cho mục đích công vụ.

Các quy định trên được áp dụng 1 phần cho công chức và viên chức nếu chúng không can thiệp vào các quy định của thỏa thuận lương cho phép nghỉ việc.

Luật Công chức của CHLB Đức quy định, công chức đủ 65 tuổi trở lên được nghỉ hưu; bất kì một công chức nào khi đủ tuổi cũng phải chấp hành. Song cũng có ngoại lệ. Nếu có yêu cầu công tác thì người phụ trách cơ quan phải trình với Chính phủ Liên bang . Chỉ khi được sự đồng ý của Hội đồng nhân sự Liên bang, cơ quan mới có quyền được kéo dài thời gian công tác của công chức đã đến tuổi nghỉ hưu.

Luật tiền lương của công chức quy định cụ thể lương hưu của công chức. Có thể dẫn ra về cách tính lương hưu như sau:

a. Lương hưu được trả, nếu công chức

- Có thâm niên công tác tối thiểu là 5 năm hoặc không còn khả năng làm việc do ốm đau, tại nạn hoặc tổn thất thể chất khác gặp phải trong công vụ mà không do lỗi của mình.

- Bị cho về nghỉ tạm thời (đối với công chức chính trị). Mức cung cấp tính trên cơ sở thâm niên công tác và mức lương đang hưởng trước khi về nghỉ.

Mức lương đang hưởng để tín tiền lương hưu là lương cơ bản cuối cùng, phụ cấp khu vực và các phụ cấp khác. Tiền hưu tính theo năm công tác đã thực hiện và từ đó nâng dần lên. Lương hưu tính theo tỷ lệ mỗi năm là 1,865% (40x 1,875% +75%).

Mức cung cấp tối đa 75% đạt được sau 40 năm công tác.

Thời gian công tác để tính tiền lương hưu gồm thời gian là công chức (thử việc, tạm chuyển, có thời hạn hoặc suốt đời) hoặc viên chức hoặc công nhân công vụ, nếu thời gian đó là liên tục và trực tiếp dẫn đến việc bổ nhiệm công chức. Được tính là thời gian công tác những khoảng thời gian tối thiểu để đi học như quy định không thể thời gian học ở trường phổ thông chung ( cũng như thời gian phục vụ quân đội và quân dự bị).

Khi phải về hưu trước thời hạn vì không còn khả năng công tác đến khi tròn 60 tuổi, thời gian từ lúc về hưu cho đến đủ 60 tuổi được tính thêm bằng 2/3. Thời gian tính thêm này càng cao khi nghỉ hưu trước thời hạn sớm. Trong luật về hưu cũng xây dựng một cách tính thời gian thêm như vậy.

Một mức lương về hưu trước thời hạn tối thiểu được quy định để đảm bảo cho công tác đó và gia đình của họ sống tương xứng nếu vì thời gian công tác ngắn mà lương hưu của họ dưới mức cần thiết. Mức lương này được tính bằng 35% thu nhập để tính lương hoặc bằng 65% của bậc cuối cùng trong nhóm lương A4, hiện nay vào khoảng 1800DM.

Điều kiện để cung cấp, kể cả cung cấp tối thiểu là có thâm niên công tác ít nhất là 5 năm. Thời gian phù hợp với một quy định của luật về hưu đối với trường hợp về hưu không do đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp hoặc kinh doanh.

Trong trường hợp công chức về hưu chưa đủ thời gian công tác là 5 năm, cơ quan chủ quản sẽ tái bảo hiểm cho họ theo bảo hiểm hưu trí do pháp luật quy định. Trong

một số trường hợp đặc biệt có thể được phép đóng góp và ngân sách của gia đình công chức liên quan.

b. Cung cấp cho thân nhân bao gồm:

- Tiền lương của tháng công chức chết.

- Tiền góa chống.

- Tiền mồ hôi cha.

- Tiền tuất.

- Bồi thường góa chồng.

- Phần đóng góp ngân sách gia đình.

Tiền tuấn góa chồng là 60% tiền hưu mà người chết đã nhận hoặc đáng lẽ được nhận trong trường hợp người đó chết vào đúng ngày về hưu. Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp góa vợ.

Một phần của tài liệu so sánh hành chính cộng hòa liên bang đức và hành chính việt nam (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w