2.6. Hình thức và quy trình tham vấn
2.6.2. Quy trình tham vấn
o Tiếp xúc với thân chủ :
Đây là bước quan trọng để tạo ấn tượng tốt đẹp cho thân chủ trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Trao đổi một số thông tin ban đầu với thân chủ. Những thông tin cần trao đổi là:
Thông tin cá nhân: Họ tên, bao nhiêu tuổi, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc…
Thoả thuận một số nguyên tắc và cách thức làm việc:
+ Thời gian làm việc: Mỗi buổi làm việc là 45-60 phút, nếu thân chủ đến trễ thì thời gian làm việc sẽ ngắn lại. Thân chủ không đến được theo lịch hẹn thì gia đình phải gọi điện thông báo trước. Đúng giờ là một
trong những yếu tố quan trọng giúp thân chủ học cách quản lý cuộc sống của họ. Mục đích: tạo cho thân chủ một giới hạn ban đầu và tinh thần trách nhiệm trong suốt tiến trình tham vấn và trị liệu.
+ Mức phí cho mỗi buổi làm việc.
Nguyên tắc bảo mật thông tin, tôn trọng thân chủ, không đánh giá hay phán xét thân chủ theo các giá trị đạo đức đúng sai. Mục đích: tạo sự tin tưởng ban đầu cho thân chủ, khuyến khích thân chủ thoải mái thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
+ Cách thức và phương pháp làm việc: Một tham vấn viên chính, một giám sát và một nhà tham vấn khác cùng hỗ trợ như một nhóm. Nếu thân chủ cảm thấy không thoải mái khi có quá nhiều người tham dự thì có thể từ chối và đề nghị được làm việc với nhà tham vấn chính. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề thay cho thân chủ mà chỉ là người gợi mở cho thân chủ, khơi tiềm năng vốn có của thân chủ để thân chủ tự quyết vấn đề của mình. Nhà tham vấn sẽ là người song hành xuyên suốt tiến trình tháo gỡ và giải quyết vấn đề của thân chủ. Nhấn mạnh yếu tố hợp tác của thân chủ với nhà tham vấn trong việc cung cấp thông tin và trong tiến trình tham vấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình làm việc. Tham vấn là một tiến trình, chính vì vậy mà cần phải có thời gian và sự kiên trì của thân chủ.
Thân chủ trình bày vấn đề khó khăn hiện tại của mình và mục đích đến phòng tham vấn (lý do đến tham vấn).
Nhà tham vấn cần thống nhất về mục đích làm việc với thân chủ trong suốt tiến trình tham vấn.
Từ những vấn đề khó khăn hiện tại mà thân chủ trình bày nhà tham vấn trị liệu khai thác sâu thêm một số vấn đề có liên quan như:
những triệu chứng…
Trong suốt giai đọan này nhà tham vấn cần phải vận dụng một số kĩ năng quan trọng trong tham vấn như: lắng nghe, thấu cảm, chấp nhận vô điều kiện, quan tâm đến thân chủ một cách tích cực vô điều kiện, tiếp xúc bằng ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ cơ thể)…
Chính những điều này sẽ làm cho thân chủ tin tưởng hơn vào nhà trị liệu, để họ thấy mình là người có giá trị, quan trọng.
o Đưa ra chẩn đoán tạm thời qua những triệu chứng mà thân chủ mô tả.
o Tìm hiểu lịch sử gia đình:
Qúa trình phát triển của thân chủ.
Những biến cố mà thân chủ đã trải qua và những biến cố đó tác động như thế nào đối với thân chủ, mối liên hệ giữa những biến cố trong quá khứ và tình trạng hiện tại của thân chủ.
Mối quan hệ với những người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em và những người thân thuộc và tác động của những mối quan hệ này đến tình trạng hiện tại của thân chủ.
Mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp hay những khó khăn trong công việc, trở ngại trong vấn đề hôn nhân… và tác động của nó đến tình trạng hiện tại của thân chủ.
Trong giai đoạn này nhà tham vấn cần chú trọng đến các kĩ năng như: kỹ năng làm rõ vấn đề, phản hồi, thấu cảm, lắng nghe với những gì mà thân chủ đã trải qua. Trong các kỹ năng trên thì kỹ năng “lắng nghe”
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt tiến trình tham vấn và trị liệu, lắng nghe là thông điệp mà tham vấn viên gửi đến với thân chủ rằng
“tôi đang nghe, tôi quan tâm và tôi hiểu những gì mà anh/chị đang nói”, thông qua đó mà thân chủ thấy mình được tôn trọng và tiếp tục bộc lộ vấn đề của mình.
o Tổng hợp và xâu chuỗi thông tin để đưa ra chẩn đoán lần 2:
Sau khi tìm hiểu lịch sử gia đình, tương quan của thân chủ trong các mối quan hệ cùng với những triệu chứng hiện tại nhà tham vấn/nhà trị liệu phải tổ chức và sắp xếp những thông tin ấy lại với nhau và xác định nguyên nhân thực sự của vấn đề và vấn đề thực sự của thân chủ là gì. Từ đó mà tham vấn viên đưa ra chẩn đoán lần 2.
Trong quá trình làm việc với thân chủ để thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, tham vấn viên cần chú ý đến 3 vấn đề sau:
Cái Tôi của thân chủ, tự đánh giá bản thân cao hay thấp.
Thân chủ đã dùng cơ chế tự vệ nào mà dẫn đến vấn đề hiện tại.
Tìm cách giải thích cho thân chủ hiểu được cơ chế mà họ đang sử dụng và phá vỡ cơ chế tự vệ.
Quá trình tách rời ra khỏi hệ thống gia đình như thế nào.
o Đưa ra tiến trình điều trị và mục tiêu điều trị:
Căn cứ trên chẩn đoán xác định lần 2 mà nhà tham vấn đưa ra tiến trình trị liệu. Trong tiến trình đó tham vấn viên cần vạch rõ và cụ thể hoá các mục tiêu điều trị, trong đó có những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu lâu dài.
o Tiến hành thực hiện từng mục tiêu trong tiến trình điều trị :
Tuỳ thuộc vào vấn đề cần giải quyết, mục tiêu đưa ra và tuỳ thuộc vào cái tôi của thân chủ mà nhà tham vấn áp dụng những liệu pháp thích hợp. Các liệu pháp có thể sử dụng là: Một số kỹ thuật trong phân tâm, Liệu pháp nhận thức, Liệu pháp hành vi, liệu pháp Nhận thức-Hành vi, Liệu pháp gia đình, Liệu pháp thư giãn, Liệu pháp thân chủ trọng tâm, Liệu pháp âm nhạc, Liệu pháp nhóm, Liệu pháp hỗ trợ…
o Lượng giá sự thuyên giảm của những triệu chứng và những mục tiêu đã đặt ra cũng như mục đích hướng đến.
Tiến hành khi quá trình tham vấn đến giai đoạn kết thúc. Nhà tham vấn nên lưu ý đến những tiến bộ thân chủ đã đạt được để củng cố và tăng cường niềm tin nơi thân chủ. Nhà tham vấn cần nói để thân chủ biết là họ luôn được hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết. Khi lượng giá cần thảo
luận cùng thân chủ kết quả mà họ đã đạt được. Nếu thân chủ không hoàn thành được nhiệm vụ nào thì cần tìm ra nguyên nhân, mà không nên trách móc, cần chỉ ra được nhiệm vụ cần sửa chữa nếu cần thiết.
o Kết thúc tiến trình tham vấn tâm lý.
Trao đổi thẳn thắn kết quả tiến trìnhtham vấn với thân chủ. Sự phản hồi từ phía thân chủ và tham vấn viên. Thường dùng hình thức đa tham vấn viên.Từng tham vấn viên sẽ trình bày những suy nghĩ của mình về thân chủ và tiến trình làm việc nhằm mục đích khẳng định một lần nữa sự khoẻ mạnh của thân chủ.
Chúc những điều tốt đẹp cho thân chủ và sẵn sàng đón nhận thân chủ nếu xảy ra tình trạng tái phát.
Ví dụ về quy trình tham vấn cho trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp.
Thân chủ H.A.T, nam, 10 tuổi, học sinh lớp 4, một trường tiểu học ở Hà Nội.
Thời gian tiến hành tham vấn: 45 phút. Thời gian bắt đầu từ 8h đến 8h45 phút mỗi lần, nguyên tắc tham vấn đề ra là thân chủ và gia đình phải tuyệt đối đúng giờ.
Mức phí cho mỗi buổi tham vấn: 225.000 VNĐ/giờ/ buổi. Thông tin về thân chủ được yêu cầu bảo mật hoàn toàn. Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ vô điều kiện.
Cách thức và phương pháp làm việc: Một tham vấn viên chính, một giám sát, tham vấn viên hỗ trợ.
Lý do dẫn thân chủ đến gặp nhà tâm lý: thân chủ nhút nhát trong giao tiếp, ít nói chuyện với bạn bè trong lớp, hay cáu với em trai và bố, đôi khi còn quát mắng cả bố.
Nhà tham vấn và gia đình thân chủ thống nhất về mục đích của tiến trình tham vấn này là tạo sự tin tưởng ban đầu cho thân chủ, khuyến khích thân chủ thoải mái thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, giúp thân chủ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, chơi hòa đồng với bạn bè trong lớp, không cáu gắt vô cớ với em trai và bố.
Qua vận dụng một số kĩ năng quan trọng trong tham vấn như: lắng nghe, thấu cảm, chấp nhận vô điều kiện, quan tâm đến thân chủ một cách tích cực vô điều kiện, tiếp xúc bằng ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ cơ thể)… Cụ thể như:
Buổi tham vấn đầu tiên tại nhà thân chủ: thân chủ im lặng không nói, nhà tham vấn im lặng trong 5 phút. Sau đó bằng kỹ năng giao tiếp không lời và kỹ năng đặt câu hỏi để bước đầu tìm hiểu và giao tiếp cùng thân chủ để bước đầu tạo mối quan hệ tham vấn tốt đẹp.
Nhà tham vấn quan sát thấy thân chủ có biểu hiện buồn rầu nên đã tiến lại gần thân chủ, bằng ánh mắt cảm thông và hành động nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của em với thái độ cởi mở và nụ cười trên môi, nói với thân chủ như sau: "Đôi khi có những chuyện chúng ta muốn giữ trong
lòng và việc giữ im lặng làm chúng ta yên tâm. Tuy nhiên chúng ta sẽ phải chịu đựng và đau khổ một mình về chuyện đó. Cô hi vọng có thể cùng em chia sẻ và giúp em vơi đi được phần nào. Những điều em chia sẻ sẽ là bí mật của hai chúng ta".
Qua một thời gian giao tiếp bước đầu chào hỏi và tìm hiểu thông tin về thân chủ đồng thời qua quá trình im lặng, nghiêm túc lắng nghe mẹ thân chủ nói về những vấn đề của thân chủ, nhà tham vấn cảm nhận vấn đề thân chủ như sau: " Theo như lời kể của mẹ thì thân chủ rất nhút nhát, ít chơi với các bạn trong lớp. Ở nhà hay cáu gắt với em trai và bố, đôi khi còn quát lại cả bố. Thân chủ nhận thức tốt mọi chuyện nhưng không nói ra. Khi mẹ quan tâm đến em trai thì thân chủ thường khó chịu.
Khi thân chủ quyết định nói thì rất chắc chắn, thường nói những câu trống không".
Triệu chứng: ít nói chuyện với bạn bè trong lớp, hay cáu với em trai và bố, đôi khi còn quát mắng cả bố.
Chuẩn đoán tạm thời: thiếu tự tin trong giao tiếp. Trước khi đến gặp nhà tâm lý thân chủ chưa từng đi khám bác sĩ hay đi trung tâm nào khác.
Lịch sử cuộc đời thân chủ:
- Thời kì mang thai: Mẹ khoẻ mạnh không có vấn đề gì bất thường ảnh hưởng đến thai nhi.
- Quá trình sinh nở: Đẻ thường 3kg, đẻ ra có khóc. Trong thời gian này mối quan hệ vợ chồng bình thường. Là con đầu lại là con trai nên gia đình rất vui vẻ và hạnh phúc. Thân chủ có một người em trai đang học lớp 2. Thân chủ hay cáu gắt với em trai vô cớ và ghen tị khi mẹ quan tâm đến em trai hơn. Hồi nhỏ thân chủ rất hiền và ít nói. Gia đình thân chủ cho rằng điều đó là tốt vì con trai quậy phá thì không tốt. Khi vào học lớp 1 thân chủ ít giao tiếp với bạn bè. Các bạn đánh cũng không phản ứng lại. Khi mẹ thân chủ mang thai thì thời gian chủ yếu dành chăm sóc thai nhi và khi sinh thì chăm em bé vì nghĩ em bé nhỏ hơn.
Trong giai đoạn này nhà tham đưa ra các câu nói “tôi đang nghe, tôi quan tâm và tôi hiểu những gì mà em đang nói”, thông qua đó mà thân chủ thấy mình được tôn trọng và tiếp tục bộc lộ vấn đề của mình:
"Cô đang nghe và cô hiểu những gì em đã trải nghiệm".
Chẩn đoán:
Sử dụng lỹ năng đặt câu hỏi để lấy thông tin từ thân chủ và đưa ra chuẩn đoán chính xác:
Điều gì làm em có những hành động (ít giao tiếp với bạn trong lớp, hay cáu gắt với bố và em trai, nói trống không, nhận thức tốt mà không nói ra?). Em nghĩ gì về những hành động này của mình?
Sử dụng câu hỏi với mẹ thân chủ: theo như chị nói thì hình như vấn đề là nằm trong mối quan hệ giữa em với bố và em trai của mình?
Sử dụng các câu hỏi để hướng thân chủ tới các giải pháp: Để thực hiện việc thay đổi bản thân tốt hơn trước theo em điều gì em có thể làm được trước tiên?
Thân chủ nhút nhát trong giao tiếp là do sự nhận thức sai của cha mẹ đã không rèn tính tự tin cho thân chủ từ nhỏ. Theo lời của mẹ thân chủ thì hồi nhỏ thân chủ hiền lành và ít giao tiếp với mọi người nhưng gia đình lại cho đó là điều bình thường. Việc thân chủ hay cáu gắt với em trai do sự quan tâm của mẹ tới em trai nhiều hơn là thân chủ, khi thấy mình không được quan tâm như vậy thì ghen tỵ.
Cơ chế phòng vệ mà thân chủ trong trường hợp này sử dụng là cơ chế dồn nén, kìm chế.
Đề xuất can thiệp:
- Trước khi đến nhà làm việc với thân chủ nhà tham vấn tâm lý phải nhờ mẹ thân chủ nói trước với thân chủ đó là cô giáo thực tập có một số việc muốn nhờ thân chủ giúp đỡ.
- Đối xử với thân chủ như người lớn, khi chơi cùng thân chủ hay làm gì cũng phải động viên, khuyến khích thân chủ nói nhiều. Không được tách biệt thân chủ là trẻ con còn mình là người lớn. Ở lứa tuổi này các em rất muốn được tôn trọng nên làm gì cũng phải “xin phép” để các em thấy rằng mình đang được tôn trọng.
- Tìm ra sở thích của thân chủ để thân chủ nói về sở thích của mình:
qua thăm hỏi được biết thân chủ muốn được học vẽ, thích chơi thể thao
cùng bố nhưng chưa lần nào được chơi, thích xem phim hoạt hình… Đưa ra các câu chuyện hay vấn đề nào đó và khuyến khích thân chủ nói lên ý kiến của mình.
- Về phía gia đình: Bố mẹ cần quan tâm đến thân chủ hơn, đặc biệt là bố cần có thời gian bên thân chủ nói chuyện và tâm sự? Nhẹ nhàng với thân chủ không nên cáu gắt làm thân chủ sợ hãi và có nguy cơ chống lại vì lứa tuổi này cũng khá bướng bỉnh.
- Nên tổ chức những cuộc đi chơi cho thân chủ vào dịp cuối tuần hay khi có thời gian rảnh rỗi. Bố mẹ nên đưa ra những vấn đề và hỏi ý kiến của thân chủ. Trong bữa ăn có thể xen vào đó là những câu chuyện nhỏ để thu hút sự tham gia của thân chủ. Mỗi khi xem xong một bộ phim cũng có thể đưa ra những mẩu bình luận và hỏi ý kiến của thân chủ. Bố mẹ có thể đăng kí cho thân chủ tham gia vào một câu lạc bộ như thể thao hay chơi đàn tuỳ theo sở thích của thân chủ giúp thân chủ giao tiếp với những người bạn trong câu lạc bộ đó. Xin đừng quên, giải trí cũng góp phần xây dựng nhân cách! Các bộ phim có tính giáo dục cao là cách tương đối dễ dàng giúp trẻ hiểu được những giá trị cơ bản đúng đắn. Và đọc truyện cho con vào buổi tối, cũng là một điều rất đáng quan tâm...
- Vấn đề thân chủ hay ghen tỵ và từ đó sinh ra cáu gắt với em thì cũng nên nhẹ nhàng giải thích cho thân chủ hiểu. Thông thường cha mẹ thường quan tâm và dành tình cảm cho đứa con nhỏ nhiều hơn vì luôn
có suy nghĩ rằng đứa bé nhỏ nhất trong gia đình cần được che chở.
Nhưng cũng cần có sự đối xử công bằng với cả hai đứa con. Cách tốt nhất, cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc trở thành bạn của con (cho dù điều này thật khó và cũng không thể trở thành bạn như những bạn bè cùng trang lứa). Ở giai đoạn này, trẻ hiểu được mình là một người khác với những người khác, do vậy trẻ thường sử dụng các phép so sánh để đề cập đến sự khác biệt.
- Về phía nhà trường nên nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ bằng cách cho thân chủ tham gia vào đội văn nghệ của lớp, hoặc tham gia vào các hoạt động đội để thân chủ mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Nhờ các bạn trong lớp đặc biệt là những bạn hay chơi cùng chia sẻ và nói chuyện với thân chủ hoặc có những nhóm học tập. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ thích chơi với bạn và chịu nhiều ảnh hưởng của chúng bạn hơn là cha mẹ vì mối quan hệ bạn bè bình đẳng hơn là quan hệ với cha mẹ. Trường lớp là một môi trường để kết bạn và điều này chính là một vấn đề rất đáng được quan tâm ở Việt Nam.
- Trường hợp của thân chủ trị liệu nhóm là phù hợp nhất, có thể lúc đầu thân chủ còn e ngại nhưng dần dần thân chủ sẽ quen và có những kết quả tốt. Giúp bé tham gia chơi chung nhóm với những đứa trẻ xung quanh khu vực sinh sống: Nếu trẻ vẫn ngại tiếp xúc, bạn có thể dùng cách “nối nhóm cha mẹ”, nghĩa là cho trẻ tham gia chơi cùng mấy gia