MẫT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phương pháp học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trang 37 - 44)

Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị về đổi mới phương pháp học tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Kinh tế quốc dân . Có thể những ý kiến được nêu ra chưa thực sự đầy đủ nhưng chúng tôi mong rằng nó sẽ góp phần làm thay đổi được phương pháp học của sinh viên trường ta hiện nay.

1. Về phía sinh viên

Mỗi sinh viên muốn học tập đạt kết quả tốt nhất cần xác định cho mình một mục tiêu học tập rõ ràng, một phương pháp học tập thích hợp. Cần nhận thức rằng tương lai của chúng ta là do chóng ta quyết định và nó phụ thuộc rất nhiều vào việc học tập và rèn luyện của chúng ta ngày hôm nay.

Vì vậy, mỗi sinh viên cần chủ động tích cực học tập để đạt được kết quả tốt nhất.

Những công việc cụ thể mà một sinh viên cần thực hiện:

• Thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý, cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập và nghiên cứu

• Sinh viên cũng cần tích cực tìm kiềm thông tin cần thiết phục vụ cho công việc học tập của mình từ thầy cô, bạn bè, từ sách báo, internet…

• Sinh viên cần chuẩn bị bài trước khi đến líp, thời lượng dành cho mỗi môn học Ýt nhất khoảng từ 3-4 tiết.

• Trong mỗi giê học sinh viên cần tích cực tham gia vào bài học, mạnh dạn đưa ra ý kiến của riêng mình.

• Sinh viên cần nhận thức đúng đắn việc học tập không chỉ để thi mà học tập là để giúp chúng ta tăng kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành.

• Cần tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập thể để giúp sinh viên tự tin và mạnh dạn hơn.

• Sinh viên có thể tìm một số công việc phù hợp nhằm cọ sát với thực tế mà không ảnh hưởng đến việc học tập

2. Về hệ thống môn học

Song song với việc thay đổi quy chế thi cần có sự hệ thống lại giáo trình các môn học tránh sự trùng lắp, tổng hợp một số môn học có nội dung tương tự nhau như : dân số và xã hội học thành một môn học. Cỏc mụn quân sự có thể học nh một môn ngoại khoá để tiết kiệm thời gian cho cỏc mụn chuyên ngành.

• Về hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo cần phải bổ sung và sửa đổi phù hợp với nhu cầu đào tạo một doanh nhân trong thời đại mới.

Điều quan trọng nhất khi biên soạn và giảng dạy hệ thống giáo trình cho sinh viên là phải tránh dạy lý thuyết suông và đảm bảo tính thực tế của môn học chuyên ngành đảm bảo có một hệ thống giáo trình phù hợp đáp ứng nhu câu này của sinh viên.

• Đối với cỏc mụn chuyên ngành trình tự các môn học phải hợp lý, có thể học theo cách học cuốn chiếu để đảm bảo tính tập trung của mụn học.Trỏnh tình trạng sinh viên phải học quá nhiều môn một lúc mà môn nào cũng đòi hỏi sinh viên phải giành nhiều thời gian nghiên cứu cho mụn đú, gõy sức Ðp làm cho cuối cùng sinh viên không nắm vững một môn học nào.

• Mỗi môn học cần phải có những bài tập tình huống, bài tập thực tế để sinh viên có cơ hội ứng dụng lý thuyết đã học. Tăng thời gian thảo luận để sinh viên có thể đưa ra ý kiến của mình.

• Tăng số đơn vị học trình của mỗi môn chuyên ngành để giảng viên có thể truyền đạt hết kiến thức cơ bản cần thiết đảm bảo cho sinh viên tự nghiên cứu và ứng dụng. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi đi xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và hoc tập

Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập thì cơ sở vật chất và trang thiết bị là một nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của phương pháp.

Do vậy cần phải đảm bảo đầy đủ, tốt nhất cơ sở vật chất và trang thiết bị.

3.1. Về cơ sở vật chất

• Cần đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục ở đại học.

• Vốn tài liệu đầy đủ, đa dạng và cập nhật đáp ứng được nhu cầu vê thông tin của giảng viên và sinh viên. Nội dung của vốn tài liệu phải bao gồm đầy đủ các giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề đào tạo của trường.

• Ngoài ra, cần bổ sung các thông tin từ báo cáo khoa học, báo cáo ngoại khoá theo chuyên đề. Các dạng tài liệu truyền thống như: sỏch, bỏo, tạp chớ,…cần cung cấp đầy đủ. Chất lượng về vốn tài liệu phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của người dùng thông tin.

• Mặt khác các hoạt động phục vụ ở thư viện phải phong phú về hình thức và có chất lượng. Điều này thể hiện ở các mặt sau: ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác và phục vụ thông tin; tổ chức hệ thống phòng phục vô tù chọn.

• Việc cho sinh viên mượn giáo trình cũng như mượn sách cũng cần có những thay đổi, tạo điều kiện để sinh viên có thể mượn sách bất cứ lúc nào sinh viên cần chứ không chỉ cố định lịch mượn sách trong một ngày nhất định trong tuần với từng líp như hiện nay, số lượng sách sinh viên được mượn cũng phải nhiều hơn.

• Diện tích phòng đọc sách cũng cần được mở rộng. Hiện nay lượng chỗ trong phòng đọc là quá Ýt với khoảng chưa đến 100 chỗ trong phòng đọc trong khi nhu cầu của sinh viên là khoảng vài nghìn chỗ mỗi ngày.

• Thời gian mở cửa thư viện cần mở rộng, hiện nay chỉ đến 9h thư viện đã đóng cửa, mà hầu hết các thư viện của các trường đại học trên thế giới đều mở cửa đến 22h

• Các giảng đường trống cần mở cửa liên tục phục vô sinh viên tự học 3.2. Về phương tiện giảng dạy và thuyết trình

Cần phải phong phú tăng sức truyền cảm cao tiện lợi cho cả người nói và người nghe cần phải tăng cường các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, từng bước trang bị các đồ dùng dạy học hiện đại như : phấn không bụi, mic nói, loa, đèn chiếu sáng, đèn laze, máy chiếu, máy vi tính, máy điều hoà,…khi cần thiết đễ tạo môi trường học tập nghiêm túc, chuyên nghiệp và tạo không khí tập trung ở cả giảng viên lẫn sinh viên .

Ngoài ra, giảng viên cũng có sức truyền đạt tốt, dễ nghe, dễ hiểu. Do đó họ cần phải được tham gia, tổ chức các hoạt động sinh hoạt để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ còng nh học hỏi nhau cách diễn đạt hiệu quả .

• Về hệ thống giảng đường gồm có: phòng học, bàn ghế, bảng, hệ thống đèn điện…cần được trang bị đầy đủ và đồng loạt. phòng học cần phải thoáng mát đủ ánh sáng, tránh xa tiếng ồn. Bàn ghế theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục quy định. Hệ thống đèn điện phải đảm bảo chất lượng. Riờng mụn tiếng anh ngoài việc tăng thời gian học thì cơ

sở vật chất cần được trang bị một cách đầy đủ. Các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy nh: Đài, tivi, phòng lab...

4. Đối với phương pháp học tập và giảng dạy

Phương pháp truyền thống hiện nay vẫn còn giá trị của nó. Tuy nhiên, nú cũng dần bộc lé những thiếu sót và bất cập trong tình hình mới. Mặc dù, nhiều giảng viên vẫn chưa áp dụng đúng và đầy đủ phương pháp đó. Mặt khác, tình hình hiện nay đòi hỏi phải cải tiến phương pháp này, kết hợp với một số phương pháp mới khác, bổ xung làm cho phương pháp giáo dục ngày càng hiện đại và có hiệu quả hơn. Nhưng không có nghĩa là bỏ phương pháp truyền thống và thay vào đó một phương pháp hoàn toàn mới mà vấn đề là phải thực hiện tốt phương pháp cũ, phát triển, bổ xung nó bằng những yếu tố mới.

• Cần có bước chuyển từ chỗ sinh viên học ở bài giảng của thầy là chủ yếu sang học bằng sách và tài liệu dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Điều này thực hiện rất khú vỡ : phần lớn sinh viên chỉ thích học những gì giáo viên đã soạn và giảng, không muốn tự mình tìm hiểu;

ngoài ra cần có đầy đủ sách và tài liệu tham khảo.

• Nên chăng giảng viên sẽ thay đổi cách dạy. Một bài giảng phải qua nhiều bước :

+ Bước đầu là gợi ý cho sinh viên về nghiên cứu.

+ Sau đó kiểm tra việc nghiên cứu của sinh viên (dưới hình thức trao đổi, seminar, kiểm tra, thu hoạch) + Sau đó kiểm tra việc nghiên cứu của sinh viên (dưới hình thức trao đổi, seminar, kiểm tra, thu hoạch)

+ Cuối cùng là giải đáp các vấn đề mà sinh viên chưa thấu hiểu hoặc hiểu không đúng. + Cuối cùng là giải đáp các vấn đề mà sinh viên chưa thấu hiểu hoặc hiểu không đúng.

Thực hiện điều này là một cuộc cách mạng bởi vì lâu nay giảng viên chỉ thuyết trình trên lớp một lần sau đó không quan tâm đến việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Nhưng nếu thực hiện qua ba bước như đã nêu ra

thì với thời lượng của mỗi môn học như hiện nay không thể nào thực hiện nổi điều đó. Muốn thực hiện được điều này cần có một cơ cấu môn học hết sức hợp lý tránh hiện tượng trùng lặp kiến thức để tiết kiệm thời gian học tập và giảng dạy.

• Bên cạnh đó giảng viên cần phải đẩy mạnh việc sử dụng ngoại ngữ và phương tiện kỹ thuật trong dạy học.

• Những khái niệm có xuất xứ từ tiếng nước ngoài thì đều phải giải thích về mặt thuật ngữ trước khi giải thích về mặt nội dung khái niệm mà thuật ngữ đó biểu thị.

• Ngoài ra, giảng viên cần phải tập cho sinh viên đọc một số tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài. Thực hiện điều này có hai cái lợi: một là giúp người học hiểu sâu khái niệm, hai là bước đầu giúp cho sinh viên làm quen với việc tìm hiểu nghiên cứu chuyên môn của mình bằng tiếng nước ngoài.

• Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy cũng đảm bảo tính chính xác khoa học, tiết kiệm thời gian và hấp dẫn người học.

5. Về cách thức thi và kiểm tra

• Khắc phục tình trạng kiểm tra và thi mang tính chất học thuộc như hiện nay cần có sự thay đổi trong cỏch tớnh điểm thi.

• Có thể lấy kết quả trong các bài tập lớn, các đề án môn học thay cho điểm kiểm tra điều kiện.

• Trong bài thi các câu hỏi cũng phải mang tính chất đòi hỏi sinh viên hiểu bài chứ không mang tính chất học thuộc, điều này sẽ khuyến khích sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và nghiên cứu, phát huy tính năng động và khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế của sinh viên.

• Trong quá trình giảng dạy cần phải tiến hành các phương pháp đánh giá môn học bằng xử lí tình huống, thi viết, thi vấn đáp, …

• Đặc biệt là đối với cỏc mụn chuyên ngành nên áp dụng hình thức thi vấn đáp trong quá trình thi và kiểm tra, đó có thể là cách đánh giá thi có chất lương nhất mà phù hợp với việc học tập và nghiên cứu của sinh viên hiện nay. Khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng vào thực tế, giúp sinh viên phát triển toàn diện cả trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành.

• Ngoài ra là một sinh viên kinh tế, những nhà quản lý kinh tế trong tương lai ngoài nhu cầu được biết những kiến thức quản lý thì cần phải được cung cấp và giới thiệu chân dung những doanh nhân thành đạt trong và ngoài nước. Thậm chí còn cần phải được giao lưu với những doanh nhân thành đạt để có thể học hỏi kinh nghiệm. Những cuộc giao lưu như khoa Quản trị kinh doanh đã tổ chức: gặp gỡ giám đốc công ty LG, hoặc chương trình giao lưu do khoa Quản trị nhân lực tổ chức (gặp gỡ những nhà quản lý kinh tế trẻ, các giám đốc công ty, giám đốc trung tâm tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ)

6. Về quy chế đánh giá sinh viên

• Thực hiện đánh giá sinh viên một cách toàn diện trên mọi mặt cả học tập và ý thức rèn luyện đạo đức, tư cách của người sinh viên

• Chóng em cung rất mong những thay đổi trong quy chế học tập, thi cử, đánh giá sinh viên được đưa ra và áp dung ổn định từ năm học đầu tiên của mỗi khoá học, điều này cũng giúp sinh viên tránh khỏi những bất ngờ và hoang mang khi có những thay đổi quá đột ngột.

Trên đây là một số kiến nghị nhỏ mà chúng em đưa ra hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinhviờn trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Phương pháp học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w