Những bất cập của áp dụng pháp luật về quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Quản lý và định đoạt tài sản chung của vự chồng thep pháp luật hiện hành (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 3: THựC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CHUNG CỦA vợ CHỒNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

3.1 Thực tiễn và những bất cập của áp dụng pháp luật về quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng

3.1.2 Những bất cập của áp dụng pháp luật về quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời và đi vào thực tế, tạo nên một bước phát triển trong lập pháp về lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung, về chế độ tài sản giữa vợ chồng nói riêng, là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với người thứ ba. Do có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài nên những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về chế độ tài sản chung của vợ chồng khá chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng theo quy định của luật vẫn còn một số bất cập nhất định khi áp dụng vào thực tiễn.

Thứ nhất là vấn đề về việc vợ chồng ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Đây là vấn đề cần phải được quy định cụ thể.

Bởi thực tế cho thấy pháp luật chưa có quy định rõ về vấn đề này, nên rất dễ phát sinh tranh chấp về việc có hay không có sự ủy quyền cho nhau giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ, chồng. Các tranh chấp này có thể phát sinh giữa vợ và chồng hoặc giữa vợ, chồng với người thứ ba đã tham gia giao dịch dân sự, với một bên vợ hoặc chồng trong các giao dịch có liên quan đến việc mua bán, cho thuê, cho vay... tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Đây là vấn đề bất cập trong việc quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng cần được phát luật hoàn thiện đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.

Đề tài: Quản lý và định đoạt tài sản chung của vự chồng thep pháp luật hiện hành

Thứ hai là vấn đề về bất bình đẳng giữa vợ chồng trong việc quản lý và định đoạt tài sản chung. Vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Vợ chồng không chỉ bình đẳng với nhau về các quyền và nghĩa vụ tài sản. Đó chỉ là nguyên tắc cơ bản nên áp dụng vào thực tế còn nhiều bất cập. Thực tế thì việc quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng chủ yếu là quyết định của chồng đua ra không cần ý kiến của nguời vợ, mặc dù, theo quy định pháp luật thì định đoạt tài sản chung có giá trị lớn phải có sự đồng ý và thỏa thuận của hai vợ chồng. Vấn đề này phần lớn ảnh huởng của chế độ Phong kiến để lại đó là sự gia trưởng, sự độc quyền, độc đoán của người chồng trong việc quyết định các công việc trong gia đình đặc biệt là quản lý và định đoạt tài sản, trong thời kỳ đó thì người vợ không có quyền gì trong việc quản lý và định đoạt tài sản. Hiện nay thì sự bất công đó dần dần được xóa bỏ vì xã hội ngày càng phát triển thì pháp luật ngày càng hoàn thiện.

Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn tồn tại do sự thiếu hiểu biết pháp luật đặc biệt các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác thì vợ chồng cũng không quan tâm đến việc ai quản lý và định đoạt tài sản chung khi vợ chồng còn thương yêu, chăm sóc lẫn nhau.

Khi vợ chồng có mâu thuẫn thì mới biết sự quan trọng của việc quản lý và định đoạt tài sản chung vì khi đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phân chia tài sản của vợ chồng.

Thứ ba là vấn đề xác lập giao dịch dân sự giữa vợ chồng: Theo Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình và Điều 4 Nghị định 70 thì khi tham gia vào giao dịch dân sự đối với tài sản chung của vợ chồng phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả vợ chồng. Nếu một bên vợ, chồng không có sự đồng ý thì giao dịch dân sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu và vợ chồng chỉ chịu trách nhiệm liên đới nếu giao dịch dân sự do bên kia thực hiện là hợp pháp và nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết những vấn đề liên quan đến vấn đề này thường rất khó khăn và phức tạp. Rất nhiều hợp đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện mà không có sự bàn bạc, thỏa thuận với bên còn lại. Vì việc xác lập giao dịch đó liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nên việc thực hiện phải có thỏa thuận và đồng ý của vợ chồng.

Đề tài: Quản lý và định đoạt tài sản chung của vự chồng thep pháp luật hiện hành

3.2 Một sổ đề xuất nhằm đưa chế định về quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng vào đời sổng xã hội

Trước tiên đó là vấn đề ban hành và áp dụng pháp luật. Khi tiến hành Luật và các văn bản hướng dẫn Luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng và các vấn đề quản lý và định đoạt tài sản chung cần hải đầy đủ, có sự tham khảo từ nhiều phía, sát với thực tế và lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Cụ thể là, việc liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng cần bổ sung quy định nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 3 Điều 219 của BLDS 2005 về việc vợ chồng ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu,sử dụng, định đoạt tài sản chung, vấn đề này cần được pháp luật quy định rõ ràng để khắc phục các tranh chấp về có hay không có sự ủy quyền cho nhau giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung. Bên cạnh đó, pháp luật cần đưa ra những chế tài để khắc phục tình trạng người chồng lạm quyền trong việc định đoạt tài sản chung vi phạm nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng. Mặt khác để khắc phục những sơ hở trong quy định của Luật Hôn nhân gia đình đối với vấn đề vợ chồng thực hiện các hành vi quản lý vượt quá quyền hạn của mình, thì nghị định 70/2001/NĐ - CP đã được ban hành, nhưng nhìn chung thì nghị định này cũng khá rối rắm và phức tạp khi áp dụng theo từng câu chữ của luật tại điều 4 của nghi định 70/2001/NĐ - CP . Mặc dù điều luật quy định rất dài nhưng có thể rút ra khi có bất cứ giao dịch nào đối với người thứ ba mà cần phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng, thì sự thỏa thuận đó phải tuân theo hình thức nhất định do luật định (lập thành văn bản có chữ ký của vợ chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...). Nếu sự thỏa thuận này vi phạm về hình thức thì chế tài lại dẫn chiếu đến điều 134 Bộ luật dân sự 2005 là giao dịch đó sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức và hậu quả được quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự 2005 là các bên khôi phục lại tình trạng ban đàu và trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không trả được bằng hiện vật thì trả bằng tiền.

Đề tài: Quản lý và định đoạt tài sản chung của vự chồng thep pháp luật hiện hành

Nhìn chung, thì vấn đề quản lý và định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung vẫn chưa đủ vì các chế tài được điều 4 nghị định 70/2001/NĐ - CP dẫn chiếu tới điều 134 Bộ luật dân sự 2005 chỉ là những chế tài khi thỏa thuận trong giao dịch đối với tài sản chung của vợ, chồng vi phạm về hình thức chứ không phải là chế tài về trường hợp một bên trong quan hệ tài sản chung của vợ chồng vượt quá quyền hạn của mình đối với tài sản chung đó, vậy nghị định 70/2001/NĐ - CP dù đã dành một điều luật rất dài để đưa ra chế tài đối với quan hệ tài sản chung nhưng vẫn chưa giải quyết được những vướng mắc của Luật hôn nhân gia đình còn tồn đọng lại đó là thiếu các chế tài cần thiết khi vợ hoặc chồng vượt quá giới hạn quyền của mình đối với tài sản chung, mà mới chỉ có quy định chế tài vi phạm về hình thức thỏa thuận của hai vợ chồng đối với người thứ ba khi thực hiện giao dịch đối với tài sản chung.

Luật mặc dù khá dài dòng, phức tạp và khó hiểu với những câu chữ quy định không rõ ràng, nhưng cũng có thể rút ra được ý định của nhà làm luật khi đưa ra điều luật quy định về hình thức thỏa thuận của hai vợ chồng đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung, Luật muốn các thỏa thuận của hai vợ chồng phải được lập thành văn bản để thể hiện cao sự thỏa thuận giữa hai người, sự thống nhất đồng ý với các giao dịch về tài sản chung của cả hai vợ chồng. Thông qua các thỏa thuận bằng văn bản của hai vợ chồng trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung đã đẩy mạnh quyền bình đẳng ngang nhau của vợ chồng đối với tài sản chung, tránh được tình trạng một người có thế lực trong nhà muốn thực hiện các giao dịch mà người còn lại không đồng ý nhưng cũng không biết bày tỏ ý chí của mình như thế nào, họ lại ngại đi kiện cáo vì sẽ ảnh hưởng đến danh dự và hạnh phúc gia đình. Vậy hình thức thỏa thuận giữa hai vợ chồng khi xác lập các giao dịch đối với tài sản chung đã thể hiện ý chí của mỗi bên và sự bình đẳng trong quan hệ tài sản chung.

Các quy định về quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng không phải là không có nhưng rất ít và phức tạp khiến chi việc áp dụng luật của người dân rất khó khăn, luật lại không đồng bộ, từ luật này dẫn chiếu áp dụng tới luật kia và từ luật kia dẫn sang luật nọ, làm cho việc áp dụng rất khó khăn vì chỉ có một vấn đề lại phải áp

Đề tài: Quản lý và định đoạt tài sản chung của vự chồng thep pháp luật hiện hành

dụng khá nhiều luật, mà nguời dân không phải ai cũng có thể áp dụng luật một cách thành thạo, cần phải đẩy mạnh ban hành các chế tài nhiều hon đối với quản lý và định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung, và luật cần đồng bộ hóa, đơn giản và dễ hiểu hơn chứ không nên rải rác khó áp dụng nhu vậy.

Bên cạnh đó công tác tuyên truyền và giáo dục những hiểu biết pháp luật về tài sản chung, quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng cho ngừoi dân cũng rất quan họng. Hiện nay, vấn đề này đã có buớc phát triển nhưng chưa đủ mạnh. Trình độ dân trí của người dân nhìn chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt là dân ở các vùng sâu vùng xa. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật cho mọi người dân. Cần có những ban chuyên tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tư vấn và giải thích rõ quyền và nghĩa của vợ chồng đối với tài sản chung, để hạn chế những trường hợp vợ, chồng thực hiện các hành vi quản lý và định đoạt vượt quá quyền hạn của mình đối với tài sản chung. Như vậy thì vợ chồng không xảy ra mâu thuẫn làm cho gia đình ngày càng bền vững, vợ chồng có điều kiện phát triển kinh tế góp phần vào khối tài sản chung ngày càng lớn.

Đề tài: Quản lý và định đoạt tài sản chung của vự chồng thep pháp luật hiện hành KẾT LUẬN

Tóm lại, vấn đề quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp khá đặc biệt giữa vợ và chồng, cần được pháp luật quan tâm đúng mực. Trước đây, do ảnh hưởng của những hủ tục mà giai đoạn trước để lại thì vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất thấp kém, nên vấn đề quyền bình đẳng vợ chồng cũng như vấn đề về quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ít thấy phổ biến. Ngày nay, xã hội ngày càng tiến bộ thì địa vị của người phụ nữ ngày càng nâng cao. Phụ nữ có thể nắm giữ vai trò quan trọng trong xã hội, cũng như trong gia đình và bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên, sự công bằng này không phải luôn luôn tuyệt đối, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: con người, kinh tế, xã hội và môi trường sống. Cho nên, mâu thuẫn và tranh chấp trong gia đình sẽ xảy ra, dẫn đến việc quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng vượt quá quyền hạn của mình. Pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa để giải quyết các tranh chấp này qua Điều 27 và 28 của Luật HN & GĐ và Điều 4 trong Nghi định 70/2001/NĐ - CP.

Chính từ những kinh ngiệm, quan sát thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ những nước bạn. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã ra đời và không ngừng tiếp tục được hoàn thiện qua các giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1986 và hoàn chỉnh hơn là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Mặc dù trong từng thời kỳ đã được sửa đổi bổ sung nhiều điều cho phù hợp hơn với thời đại mới. Hiện nay, Luật pháp Việt Nam liên quan đến vấn đề quản lý và định đoạt tài sản chung còn nhiều hạn chế, các quy định của pháp luật về vấn đề này còn chưa rõ ràng và thống nhất, nên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình thực thi pháp luật trên thực tế. Vì thế, việc tìm hiểu Luật HN & GĐ vẫn cần được tiếp tục thực hiện, đặc biệt là các vấn đề tài sản chung, quản lý và định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vẫn là vấn đề nan giải cho các nhà lập pháp. Một hệ thống pháp luật có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người dân khi giải quyết các vấn đề liên quan thì mới gọi là hoàn thiện. Vì thế cần phải có những chính sách phổ biến pháp luật, nhằm giúp cho mọi người có thể am hiểu pháp luật và từ đó tự họ có thể thỏa thuận giải quyết và hạn chế sự can thiệp của nhà nước. Điều này rất có ích cho xã hội, vì mọi người am hiểu luật, họ có thể sống tốt hơn, hạn chế những xung đột về

Một phần của tài liệu Quản lý và định đoạt tài sản chung của vự chồng thep pháp luật hiện hành (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w