THựC TỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÈ THỪA KỂ CÓ YỂU

Một phần của tài liệu thừa kế có yếu tố nước ngoài (Trang 45 - 53)

3.1 Pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

Việt Nam đang trên bước đường hội nhập toàn cầu. Tầm quan trọng của pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu nghiên cứu, sửa đổi luật pháp cho phù hợp vói tình hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cần thiết. Bộ luật dân sự 1995 ra đòi còn tồn tại nhiều mặt hạn chế để khắc phục những hạn chế đó Bộ luật dân sự 2005 góp phần hoàn thiện horn pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về dân sự nói riêng trong đó thừa kế có yếu tố nước ngoài đã tiến lên một bước phát triển mới- lần đầu tiên thừa kế có yếu tố nước ngoài được qui định trong một bộ luật. Với những qui định của bộ

luật dân sự đã góp phần xác định được pháp luật áp dụng trong các trường hợp thừa kế theo pháp luật cũng như thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

Em xin trình bày một ví dụ qua đó đưa ra các giải pháp có thể được áp dụng đối với pháp luật nước ta trên cơ sở nêu ra các giải pháp mà đã có các nước trên thế giói áp dụng. Ví dụ: anh A từ Việt Nam sang Pháp sống cùng gia đình và sau đó nhập quốc tịch Pháp. 10 năm sau anh về Việt Nam cư trú. Do gặp tai nạn, anh A qua đòi tại Việt Nam và để lại di sản bao gồm: một ngôi nhà ở Pháp, một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội;

một số động sản quý gởi tại một ngân hàng Thụy Sĩ và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Etức. Do không tự thỏa thuận được vói nhau, con anh A, quốc tịch Pháp và em trai anh A quốc tịch Việt Nam yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề thừa kế.

Đầu tiên chúng ta có thể giải thích những quy phạm xung đột sẵn có để giải quyết vấn đề trên. Đây là cách được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-m-goay và Vê-nê- du-

ê-la. Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là khoản

1 điều 766, khoản 5 điều 170. Theo điều khoản này, "việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối vói tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 và khoản 4 điều này". Điều 766 khoản 1

34 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/02/02/123456 35 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/02/02/123456

Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Điều 170 khoản 5, BLDS 2005 "quyền sở hữu được xác lập đối vói tài sản trong các trường hợp sau đây:..., được thừa kế tài sản". Theo cách giải thích này thì việc thừa kế theo pháp luật tuân theo nguyên tắc luật nơi có vật tức là ngôi nhà ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp, căn hộ cùng một số

động sản tại Hà Nội được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam; số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ được điều chỉnh bởi pháp luật Thụ Sĩ và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức điều chỉnh bởi pháp luật Đức34.

Đối vói các nước như: An-ba-ni, An-giê-ri, Đức, Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây-ban-nha, Phàn Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thụy Điển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Va-ti-căng không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản mà cho phép pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế. Theo giải pháp này thì toàn bộ di sản ví dụ trên được giải quyết theo pháp luật nước Pháp vì anh A là người mang quốc tịch Pháp trước khi chết35.

Cũng cùng một giải pháp là không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản nhưng ở pháp luật các nước khác lại chọn áp dụng luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản để giải quyết vấn đề về di sản. Giải pháp này được thừa nhận tại các quốc gia như: Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cô-xta Ri-ca (trừ trường hợp đối vói di sản là bất động sản ở Cô-xta Ri-ca), Chi lê, Cô-lôm-bia, Đan Mạch, Ê-cua-đo, En-Sa-va-đô, Ai-xlen, Na Uy, Pa-ra-goay (trừ trường hợp đối vói di sản là bất động sản ở Pa-ra-goay), Mông cổ, Nga (trừ trường họp đối vói di sản là bất động sản ở Nga), Thụy Sĩ. Theo đó các di sản được nêu ở ví dụ trên sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam kể cả tài sản đó là động sản hay bất động sản vì Việt Nam là nước mà người để lại di sản cư trú cuối cùng.

Ngoài việc không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản, một số nước lại phân biệt di sản một cách rõ ràng nhưng việc qui định pháp luật áp dụng của các nước khác nhau. Một số nước như: Nam Phi, úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp, Ga-bông, Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Luýchc-xăm-bua, Ma-đa-gát-xca, Ca-lê-đô-ni, Anh, Xu-đăng, U-ru-goay...chọn luật áp dụng là luật của nước noi người để lại di sản cư trú cuối cùng để điều chỉnh đối vói động sản và luật của nước noi có tài sản điều chỉnh bất động sản. Việc chọn luật đưa đến kết luận cho ví dụ trên là: ngôi nhà ở Pháp được điều chỉnh theo pháp luật Pháp, căn hộ tại Việt Nam điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam; động sản tại Hà Nội, động sản tại Thụy Sĩ

36 http://thongtinphapluatdatisu.wordpress.com/2008/02/02/123456

và động sản tại Đức điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam. Một số nước khác như: Ca-mơ- run, Mô-na-cô, Thái Lan, Ru-ma-ni... lại cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối vói di sản là động sản và pháp luật noi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản. Vói cách áp dụng pháp luật như vậy việc giải quyết di sản đối với động sản ở ví dụ trên tuân theo pháp luật nước anh A mang quốc tịch đó là pháp luật nước Pháp (động sản tại Thụy Sĩ, Đức, Hà Nội), bất

động sản tuân theo luật nơi có bất động sản: luật nước Pháp đối vói ngôi nhà, luật Việt Nam được áp dụng điều chỉnh căn hộ36.

Tuy nhiên, những giải pháp vừa nêu trên nếu áp dụng trên thực tế pháp luật nước ta sẽ đưa đến những mặt thuận lọi và hạn chế nhất định. Giả sử nếu sử dụng giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại, chúng ta có quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật là: Thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có di sản. Giải pháp này có thể được chấp nhận vì chúng ta đã thấy rằng quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản đồng thời đơn giản vì chỉ cần giải thích rộng Điều 766 khoản 1 BLDS. Song pháp luật nước ta đã không theo giải pháp này vì nó dẫn đến một thực tế rất phức tạp, chẳng hạn hậu quả của việc chọn luật cho ví dụ nêu ở phàn trên là di sản ở Pháp được điều chỉnh

bởi pháp luật Pháp, di sản tại Thụy Sĩ được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản ở Đức được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Vậy vấn đề thừa kế của anh A được điều chỉnh bởi bốn luật khác nhau:

pháp luật của Pháp, pháp luật của Đức, pháp luật của Thụy Sĩ và pháp luật Việt Nam.

Việc cho phép nhiều pháp luật khác nhau để điều chỉnh một vấn đề thừa kế theo pháp luật

là không nên vì quá phức tạp và tốn kém.

Neu theo giải pháp thứ nhất khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản thì chúng ta có kết luận sau: Pháp luật điều chỉnh thừa kế là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên chúng ta có kết quả là pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp. Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối vói bất động sản ở Việt Nam. về mặt kinh phí, giải pháp này có nhiều ưu điểm hơn giải pháp trước vì chúng ta chỉ phải đầu

tư vào nghiên cứu pháp luật Pháp. Nhưng giải pháp này vẫn còn một số nhược điểm: Thứ

luật Việt Nam điều chỉnh di sản là bất động sản ở Việt Nam. Điều này đi ngược lại với xu thế chung của pháp luật Việt Nam. Trong thực tế, vì quan hệ về tài sản là bất động sản liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật của nước noi có bất động sản, pháp luật Việt Nam cho phép pháp luật nơi có tài sản điều chỉnh bất động sản. Việc không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này có thể gây ra phản ứng không hay của nước noi có di sản đối vói một số biện pháp ủy thác hay đối với việc thừa nhận bản án của Tòa án nước ta trên nước này. Thứ hai, giải pháp này bất lọi đối với đối tác, người thứ ba, mà người để lại thừa kế thiết lập quan hệ trước khi chết vì thông thường những người này sống ở nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và họ không có sự hiểu biết pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, cụ thể trong ví dụ vừa nêu phần lớn người thứ ba này ở Việt Nam và không hiểu biết nhiều về pháp luật Pháp.

Neu chúng ta không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản thì chúng ta cũng đưa đến một kết luận khác: Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Áp dụng vào ví dụ ta có kết luận là pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế vì người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản ở Việt Nam, di sản ở Thụy Sĩ, di sản ở Đức và di sản tại Pháp ngay cả khi di sản ở Pháp là bất động sản. Giải pháp này cũng như giải pháp vừa nêu có ưu điểm là chỉ có một pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế đồng thời giải pháp này không làm thiệt hại đển người thứ ba và tránh được những khó khăn trong việc xác định quốc tịch của người để lại thừa kế. Nhưng cũng như giải pháp vừa nêu, giải pháp này không cho phép pháp luật của nước noi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này, điều này có thể làm phát sinh những bất lợi liên quan đến một số biện pháp ủy thác cũng như vấn đề công nhận bản án tại nước noi có di sản.

Ngược lại các trường hợp trên nếu ta phân biệt di sản là động sản và bất động sản thì: Pháp luật noi có di sản là bất động sản điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về di sản này. Đối vói quan hệ thừa kế theo pháp luật về di sản là động sản, chúng ta có hai giải

pháp: Vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hoặc bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng, pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản. Giải pháp mà theo đó chúng ta cho phép pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản và pháp luật của nước mà người để lại thừa kế

có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản có hai nhược điểm cơ

17 http://thongtinphapluatdansu.wordprcss.eom/2008/02/02/1 23456

dụng hai hay nhiều pháp luật vào một quan hệ thừa kế theo pháp luật, nhất là khi người để

lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau. Song trong thực tế, trường hợp người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau ít xảy ra, vậy nhược điểm này không cản trở nhiều cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị lựa chọn. Thứ hai, giải pháp này buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản và bất động sản trong khi đó "các phạm trù động sản và bất động sản không phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới". Sự khác nhau về khái niệm động

sản và bất động sản trong pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh, xung đột khái niệm pháp lý. Tuy nhiên, hiện tượng xung đột này không gây cản trở lớn cho giải pháp kiến nghị vì loại xung đột này đã có giải pháp: Theo khoản 3, Điều 766 BLDS Việt Nam 2005, "việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.

Giải pháp mà pháp luật nước ta đã sử dụng là một giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước ta hiện nay vì nó có nhiều ưu điểm so với những giải pháp nêu trên.

Thứ nhất, giải pháp này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân thân của quan hệ

thừa kế. Ở đây, pháp luật nước ta tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ thừa kế vì pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản, điều đó có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận bản án của Tòa án Việt Nam đối vói tài sản này vì ở đây chúng ta áp dụng pháp luật của nước noi có tài sản. Chúng ta tôn trọng bản chất nhân thân

của quan hệ thừa kể vì di sản là động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế37.

Thứ hai, giải pháp này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng. Hiện nay nhiều người dân nước ta sang làm ăn sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chết để lại di sản ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Việc cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản, pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng. Đối vói trường hợp thứ nhất,

pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối vói di sản là động sản vì chúng ta cho phép pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản. Đối vói

quốc tế nước ta và các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế nước ngoài về quan hệ thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 759, khoản 3 BLDS Việt Nam quy định“Trong trường hợp Bộ luật này, các vãn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái vói các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường họp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam”. Vậy, nếu Tư pháp quốc tế nước ta cho phép pháp luật nước ngoài quyền điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật nhưng pháp luật nước này từ chối và dẫn

chiếu ngược lại thì ta sẽ áp dụng pháp luật nước ta. Kỳ thuật này tạo cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thòi vẫn được lòng các cơ quan pháp luật nước ngoài vì chúng ta đã cho pháp luật nước họ thẩm quyền điều chỉnh nhưng pháp luật nước họ lại dẫn ngược lại pháp luật nước ta. Đe minh họa cho vấn đề này, chúng tôi xin lấy ví dụ trường hợp mà theo đó người để lại thừa kế là gốc Việt, có quốc tịch Pháp hay Mỹ và có noi cư trú cuối dùng tại Việt Nam (giả thiết này sẽ thường xuyên xảy ra trong thực tế Việt Nam vì nhiều Việt kiều về cư trú ở Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch Pháp hay Mỹ). Với giải pháp này thì pháp luật điều chỉnh thừa kế về động sản đối với di sản mà những người này để lại là pháp luật của nước mà họ có quốc tịch, ở đây là pháp luật Pháp hay pháp luật

Mỹ. Nhưng pháp luật nước này đều cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản, điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp và Mỹ cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh và thông qua kỳ thuật dẫn chiếu trở lại chúng ta áp dụng pháp luật nước ta. Vậy, thông qua kỳ thuật dẫn chiếu trở lại, giải pháp mà chúng tôi kiến nghị sẽ tạo thêm cơ hội cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế thường xuyên hơn. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng Tư pháp quốc tế một số nước không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh, điều đó có nghĩa

là pháp luật các nước này cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có noi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là bất động sản. Vận dụng kỳ thuật dẫn chiếu trở lại như phần trên, chúng ta có thể tạo thêm cơ hội áp dụng pháp luật Việt Nam trong thực tế. Một khó khăn khi dùng tiêu chí dẫn chiếu quốc tịch một cá nhân là đôi khi chúng ta không xác định được quốc tịch của cá nhân này. Neu hoàn cảnh này xảy ra,

Một phần của tài liệu thừa kế có yếu tố nước ngoài (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w