Một số yếu tố tác động tới tự đánh giá trong đảm bảo chất lƣợng ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn của tự đánh giá trong quản lý chất lượng ở trường trung học phổ thông (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý chất lƣợng và tự đánh giá trong quản lý chất lƣợng

1.5. Một số yếu tố tác động tới tự đánh giá trong đảm bảo chất lƣợng ở trường trung học phổ thông

Xác định các yếu tố tác động tới hoạt động tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng ở trường THPT là một công việc cần thiết. Có thể nhóm gộp các yếu tác động tới hoạt động tự đánh giá thành hai nhóm, đó là các yếu tố tác động đến từ bên ngoài

nhà trường (gọi tắt là yếu tố tác động bên ngoài) và các yếu tố tác động từ bên trong nhà trường (gọi tắt là yếu tố tác động bên trong). Các yếu tố tác động bên ngoài nhà trường có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến hoạt động tự đánh giá của nhà trường. Các tác động bên ngoài chủ yếu là ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp tạo áp lực đòi hỏi nhà trường phải quan tâm tới việc đảm bảo chất lượng. Các tác động bên trong có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc tổ chức và thực hiện hoạt động tự đánh giá. Nghiên cứu về các yếu tố bên ngoài nhà trường, ở luận án này xin được giới hạn tập trung vào các yếu tố tác động trực tiếp lên hoạt động tự đánh giá hay nói cách khác chỉ đề cập đến quy định của Bộ và chỉ đạo của sở GD&ĐT.

1.5.1. Yếu tố bên ngoài nhà trường tác động trực tiếp lên hoạt động tự đánh giá Quy định của Bộ GD&ĐT có tác động rất lớn đối với hoạt động tự đánh giá của trường THPT. Nếu quy định đó được xây dựng theo hướng mở sẽ tạo cơ hội cho các trường có điều kiện sử dụng quyền tự chủ để xác định các chuẩn mực chất lượng, các quy trình chất lượng phù hợp với mục tiêu chất lượng được nhà trường (bộ môn) đề ra.

Điều này cũng giúp nâng cao trách nhiệm của nhà trường đối với hoạt động tự đánh giá.

Với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp đối với các trường THPT thì sự chỉ đạo của sở GD&ĐT có tác động lớn đến hoạt động tự đánh giá của các nhà trường. Nếu sở chỉ đạo sát sao, quyết liệt thì hoạt động tự đánh giá sẽ diễn ra nhanh, đúng thực chất. Ngƣợc lại, hoạt động tự đánh giá sẽ diễn ra chậm, hình thức, kết quả tự đánh giá không đáng tin cậy.

1.5.2. Một số yếu tố bên trong nhà trường tác động đến hoạt động tự đánh giá Yếu tố tác động đến từ bên trong có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và rất quan trọng tới hoạt động tự đánh giá của nhà trường. Xác định các yếu tố tác động bên trong của nhà trường hướng đến mục tiêu tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu bên trong nhà trường ảnh hưởng đến hoạt động tự đánh giá. Điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường sẽ định hình nội dung của hoạt động tự đánh giá. Yếu tố tác động bên trong đối với hoạt động tự đánh giá trong trường THPT là những yếu tố như: con người, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính,... Những yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau. Để tổ chức tốt hoạt động tự đánh giá các nhà trường cần phân tích từng yếu tố để thấy đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của mình khi tiến hành hoạt động tự đánh giá. Với những điểm mạnh (kể cả điểm mạnh tiềm năng) sẽ tìm cách khai thác, phát

huy một cách tốt nhất còn với những điểm yếu (tồn tại) sẽ tìm cách quản lý tiến tới khắc phục đƣợc nó.

- Yếu tố con người đƣợc biểu hiện qua một số khía cạnh sau:

Sự quan tâm đến chất lượng nhà trường và nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của tự đánh giá, về trách nhiệm thực hiện tự đánh giá của bản thân. Sự quan tâm đến chất lƣợng, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, về trách nhiệm của bản thân cộng với việc lợi ích của cá nhân, của nhà trường được quan tâm đúng mức sẽ là động lực để đội ngũ cán bộ, giáo viên và các nhà trường tích cực tổ chức, thực hiện hoạt động tự đánh giá.

Dù đã xây dựng đƣợc động lực thực hiện tự đánh giá trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhƣng nếu năng lực tổ chức tự đánh giá và năng lực thực hiện tự đánh giá của đội ngũ cán bộ, giáo viên yếu và thiếu thì hoạt động tự đánh giá cũng không đạt kết quả nhƣ mong muốn.

- Yếu tố cơ sở vật chất, kĩ thuật và tài chính: nếu cơ sở vật chất, thiết bị thiếu thốn và tài chính không đáp ứng thì hoạt động tự đánh giá hoặc không thực hiện đƣợc hoặc có thực hiện đƣợc thì kết quả cũng không cao. Do đó, có thể nói cơ sở vật chất, kĩ thuật và tài chính là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tự đánh giá

- Yếu tố tổ chức Tự đánh giá và quản lý chất lượng:

Các nguồn lực nhƣ nhân lực và vật lực có đủ nhƣng nếu việc tổ chức, sắp xếp và sử dụng các nguồn lực đã có không hợp lí thì sẽ không khai thác đƣợc tối đa các nguồn lực đã có. Điều này dẫn tới sự lãng phí nguồn lực mà kết quả tự đánh giá lại không cao.

Một yếu tố bên trong tác động mạnh nhất đến hoạt động tự đánh giá là yếu tố đổi mới công tác quản lý chất lượng của nhà trường (của tổ, nhóm bộ môn). Nếu nhà trường (tổ, nhóm bộ môn) chậm đổi mới phương thức quản lý chất lượng từ quản lý theo chức năng sang quản lý theo chuẩn và bằng các quy trình chất lƣợng; không phát huy quyền tự chủ và không chịu trách nhiệm xã hội trong việc tổ chức hoạt động tự đánh giá thì hoạt động này sẽ không thành công.

Kết luận chương 1

- Chất lƣợng là một khái niệm trìu tƣợng, mang tính động, đa chiều vì vậy có nhiều cách tiếp cận khái niệm chất lƣợng khác nhau. Khái niệm chất lƣợng trong luận án đƣợc hiểu nhƣ sau: Chất lượng là sự phù hợp với chuẩn mực được xác định và

chuẩn được xác định phải phù hợp với mục tiêu được xác định trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Với khái niệm chất lƣợng nhƣ đã nêu thì:

Chất lượng trường THPT là mức độ đạt được của nhà trường so với chuẩn chất lƣợng đã xác định, chuẩn chất lƣợng phải phù hợp với mục tiêu đƣợc đặt ra đối với nhà trường.

Quản lý chất lượng trường THPT là tất cả các hoạt động quản lý trong nhà trường nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách chất lượng, trách nhiệm của các đối tƣợng có liên quan đến chất lƣợng; tổ chức triển khai thực hiện những chính sách và trách nhiệm này.

Tự đánh giá chất lượng ở trường THPT là hoạt động tự kiểm tra, xem xét việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chất lượng của nhà trường có đáp ứng chuẩn chất lượng do Bộ GD&ĐT và nhà trường đề ra, đáp ứng sự mong đợi của các đối tượng quan tâm tới chất lượng nhà trường.

- Quản lý chất lƣợng có 3 cấp độ, phát triển từ thấp tới cao, từ Kiểm soát chất lƣợng đến Đảm bảo chất lƣợng và cuối cùng là Quản lý chất lƣợng tổng thể. Hiện nay quản lý chất lƣợng theo cấp độ Đảm bảo chất lƣợng là phù hợp nhất với điều kiện của các trường THPT ở Việt Nam.

- Tự đánh giá thực chất chỉ tồn tại một cách đúng nghĩa ở cấp độ Đảm bảo chất lƣợng. Tự đánh giá trong đảm bảo chất lƣợng có hai chức năng cơ bản: tự đánh giá để nâng cao chất lượng thường xuyên và tự đánh giá để chuẩn bị cho kiểm định chất lượng. Tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng sẽ xác định chất lượng nhà trường đạt đến mức độ nào so với mục tiêu và chuẩn chất lƣợng đƣợc đề ra. Tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng sẽ nâng cao chất lượng nhà trường thông qua việc thực hiện các quy trình chất lƣợng (bản chất của tự đánh giá trong đảm bảo chất lƣợng là tự đánh giá theo chuẩn trên cơ sở thực hiện các quy trình chất lƣợng).

- Điều kiện để trường THPT thực hiện tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng:

nhà trường có quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội về hoạt động tự đánh giá; nhà trường cần đáp ứng 02 điều kiện tiên quyết sau: i) nhà trường lập kế hoạch chất lượng;

và ii) nhà trường thường xuyên thực hiện kế hoạch chất lượng (thực hiện các quy trình chất lƣợng để đạt chuẩn và mục tiêu chất lƣợng).

- Nội dung tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng ở trường THPT: tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng ở trường THPT cần được thực hiện ở cấp trường và cấp bộ

môn, trong đó tự đánh giá cấp bộ môn với nội dung chính là tự đánh giá chất lƣợng môn học đóng vai trò quan trọng.

Tự đánh giá cấp trường gồm 6 nội dung công việc chính: i) lựa chọn mô hình đánh giá; ii) lập kế hoạch tự đánh giá (lựa chọn lĩnh vực tự đánh giá, xác định các phương pháp thu thập minh chứng, xây dựng quy trình tự đánh giá); iii) tổ chức nhân sự, phân bổ thời gian, xác định nguồn kinh phí thực hiện; iv) tiến hành trình tự đánh giá; v) phân tích, đánh giá và chuẩn bị báo cáo tự đánh giá; và iv) công bố kết quả tự đánh giá.

Tự đánh giá cấp bộ môn trong luận án này mới chỉ tập trung tự đánh giá chất lƣợng môn học với các nội dung chính nhƣ: Xây dựng chuẩn đầu ra; chuẩn đánh giá;

xây dựng và thực hiện quy trình tự đánh giá chất lƣợng môn học.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng: Hoạt động tự đánh giá trong quản lý chất lượng ở trường THPT chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của nhiều yếu tố; trong luận án các yếu tố đƣợc đề cập đƣợc giới hạn và chia thành 2 nhóm: thứ nhất là các quy định của Bộ, sự chỉ đạo của sở GD&ĐT; thứ hai các yếu tố thuộc về nhà trường, gồm: nhân lực (con người), cơ sở vật chất, kĩ thuật và tài chính, tổ chức tự đánh giá và quản lý chất lượng của nhà trường.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn của tự đánh giá trong quản lý chất lượng ở trường trung học phổ thông (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)