Vận chuyển cơ học

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu năng suất 3 tấn giờ (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI

2.2. Các phương pháp vận chuyển vật liệu rời

2.2.1. Vận chuyển cơ học

Trong các máy vận chuyển liên tục thì băng tải là loại máy được dùng nhiều nhất.

Băng tải là một máy vận chuyển vật liệu rời theo phương ngang bằng cách cho vật liệu nằm trên một mặt băng chuyển động. Vật liệu sẽ được mang từ đầu này tới đầu kia của băng và được tháo ra ở cuối băng.

Băng tải gồm một băng bằng cao su hoặc vải hoặc bằng kim loại được mắc vào hai puli ở hai đầu. Bên dưới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị chùng khi mang tải. Một trong hai puli được nối với động cơ điện còn puli kia là puli căng băng.

Tất cả được đặt trên một khung bằng thép vững chắc. Khi puli dẫn động quay kéo băng di chuyển theo. Vật liệu cần chuyển được đặt lên một đầu băng và sẽ được băng tải mang đến đầu kia. Trong nhiều trường hợp cần phải tháo liệu giữa chừng có thể dùng các tấm

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYT V VN CHUYN VT LIU RI

gạt hoặc xe tháo di động. Thông thường puli căng là puli ở vị trí nạp liệu, còn puli dẫn động ở phía tháo liệu vì với cách bố trí như vậy nhánh băng phía trên sẽ là nhánh thẳng giúp mang vật liệu đi dễ dàng hơn. Để tránh hiện tượng trượt, giữa puli và băng cần có một lực ma sát đủ lớn, do đó băng cần phải được căng thẳng nhờ puli căng được đặt trên một khung riêng có thể kéo ra phía sau được.

Hình 2.1 – Máy vận chuyển dạng băng tải a- Với băng tải nằm ngang; b- Với băng tải hình máng;

1- Trục căng; 2- Băng tải; 3- Xe dỡ liệu; 4- Trục lăn; 5- Khung;

6- Trục dẫn; 7- Bộ truyền động; 8- Động cơ; 9- Cơ cấu làm căng a. Ưu điểm

 Do vật liệu không chuyển động tương đối với mặt bằng không làm hỏng vật liệu.

 Có thể vận chuyển vật liệu rời và đơn chiếc theo các hướng nằm ngang, nằm nghiêng và kết hợp (ngang – nghiêng).

 Vận chuyển được khoảng cách tương đối xa có cấu tạo đơn giản, độ bền cao, an toàn trong quá trình sử dụng.

 Hiệu quả kinh tế cao, tiêu thụ năng lượng ít.

 Dễ vận hành và bảo dưỡng, chế độ làm việc ổn định.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYT V VN CHUYN VT LIU RI

b. Nhược điểm

 Chiếm diện tích và không gian lắp đặt.

 Khó có thể vận chuyển vật liệu dẻo và kết dính.

 Độ dốc cho phép không cao (thường 160 – 240 tùy theo tính chất vật liệu cần vận chuyển)

 Không thể vận chuyển theo đường cong được.

2.2.1.2. Gàu tải

Hình 2.2 – Gàu tải 1- Bộ phận kéo; 2- Gàu; 3- Vỏ gàu tải;

4- Tang căng; 5- Miệng nạp liệu;

6- Guốc hãm; 7- Ống tháo liệu;

8- Đầu dẫn động; 9- Tang dẫn động 10- Dây đai.

Gàu tải dùng để vận chuyển lên cao các dạng vật liệu rời (dạng bột, hạt,…) theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng trên 500. Được sử dụng rộng rãi trong một số ngành công nghiệp lương thực thực phẩm và xây dựng.

10

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYT V VN CHUYN VT LIU RI

Cấu tạo của gàu tải gồm có hai puli đặt trong một thân làm bằng thép mỏng. Một đai dẹt trên đó có bắt các gàu múc được mắc vào giữa hai puli. Puli trên cao được truyền động quay nhờ động cơ điện thông qua hộp giảm tốc, còn puli dưới được nối với bộ phận căng đai có nhiệm vụ giữ cho đai có đủ độ căng cần thiết bảo đảm đủ lực ma sát giữa đai và puli. Vật liệu được mang lên cao nhờ các gàu múc di chuyển từ dưới lên. Gàu múc vật liệu từ phía chân gàu đi lên phía trên và đổ ra ngoài theo hai phương pháp chủ yếu là đổ nhờ lực ly tâm và nhờ trọng lực. Ở phương pháp ly tâm, gàu chứa đầy vật liệu khi đi vào phần bán kính cong của puli trên sẽ xuất hiện lực ly tâm, có phương thay đổi liên tục theo vị trí của gàu. Hợp lực của trọng lực và lực ly tâm làm cho vật liệu văng ra khỏi gàu và rơi xuống đúng vào miệng ống dẫn vật liệu ra. Lực ly tâm sinh ra phụ thuộc vào vận tốc quay của puli, nếu số vòng quay của puli lớn, lực ly tâm lớn làm vật liệu văng ra ngoài sớm hơn, rơi trở lại chân gàu. Nếu quay chậm, lực ly tâm nhỏ vật liệu ra khỏi gàu chậm và không văng xa được, do đó vật liệu không rơi đúng vào miệng ống dẫn vật liệu.

Số vòng quay của puli phải phù hợp mới có thể đổ vật liệu đúng vào miệng ống dẫn vật liệu ra.

a. Ưu điểm

 Cấu tạo đơn giản, kích thước chiếm chỗ nhỏ.

 Có khả năng vận chuyển lên độ cao khá lớn 50 – 70 m.

 Năng suất cao (đến 700 m3/h).

b. Nhược điểm

 Không thể vận chuyển vật liệu có kích thước lớn.

 Dễ bị quá tải và cần nạp liệu một cách đều đặn.

 Độ kín không đảm bảo nên bụi dễ phát sinh lúc vận chuyển.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYT V VN CHUYN VT LIU RI

2.2.1.3. Vít tải

Vít tải được dùng để vận chuyển các nguyên vật liệu rời theo hướng mặt phẳng ngang và nghiêng với khoảng đến 40m. Chi tiết chính của vít tải là cánh vít xoắn chuyển động quanh một vỏ kín có tiết diện độ tròn ở dưới, khi cánh vít chuyển động nó đẩy vật liệu di chuyển trong vỏ. Khi vận chuyển vật liệu không bám vào cánh xoắn mà nhờ trọng lượng của nó và lực ma sát giữa vật liệu và vỏ máng, do đó vật liệu chuyển động trong máng theo nguyên lí truyền động vít – đai ốc. Trong các vít tải vật liệu được dịch chuyển tương tự như một đai ốc chuyển động dọc theo một đinh ốc quay.

Hình 2.3 – Vít tải

1 - Dẫn động điện; 2 - Ổ đầu mút ; 3 - Cửa quan sát;

4 - Ổ giữa; 5 - Vít ; 6 - Ông tháo liệu; 7 – Máng

a. Ưu điểm

 Ít chiếm chỗ và giá thành vận chuyển thấp hơn các máy vận chuyển khác.

 Bộ phận công tác nằm trong máng kín, do đó không bị tổn thất khi làm việc.

 An toàn và thuận tiện cho vận chuyển vật liệu nóng và độc hại.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYT V VN CHUYN VT LIU RI

b. Nhược điểm

 Chiều dài vận chuyển bị giới hạn (thường không qúa 30m với năng suất tối đa 100 tấn/h).

 Vật liệu vận chuyển bị nghiền nát một phần khi vận chuyển.

 Năng lượng tiêu tốn lớn.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống khí động vận chuyển trấu năng suất 3 tấn giờ (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)