Gia công các chi tiết chính

Một phần của tài liệu thiết kế chế tạo máy giặt chiếu lát (Trang 50 - 54)

4.2.1. Lồng máy giặt - Những chi tiết chính

+ Thanh V 25x25 mm + Lưới dập lỗ

+ Mặt bích - Cách chế tạo

+ Thanh V25 được cuộn thành 2 đường tròn có đường kính 700 (mm).

+ 2 mặt bích trên lồng máy giặt để lắp ghép với trục được gia công bằng phương pháp tiện, phay, khoan, ta rô theo kích thước đã thiết kế. (bản vẽ số..tập bản vẽ).

Hình 4.2.1 Mặt bích trên lồng máy giặt

+ Thép V25 được cắt thành 8 thanh có chiều dài 1100 (mm) và 16 thanh có chiều dài 250 (mm). Các thanh có chiều dài 250 (mm) được mang di khoan lỗ theo kích thước đã thiết kế và sau đó được lắp vào mặt bích trên lồng máy giặt bằng bu lông. Tiếp theo 2 vòng tròn có đường kính 700 (mm) được hàn vào những thanh V25 đã ghép trên mặt bích. Để đảm bảo không bị sai lệch mặt phẳng, trước khi hàn những chi tiết phải được gá trên một mặt phẳng.

+ Để đảm bảo lồng giặt có hình dáng hình trụ và đồng trục ta định chuẩn 2 đầu trục bằng đồ gá. Sau khi được gá chuẩn đồng tâm, những thanh V25 có chiều dài 1100 (mm) được hàn vào 2 vòng tròn có đường kính 700 (mm).

+ Để đảm bảo trong quá trình ngâm và giặt những chiếc chiếu không bị rơi ra khỏi lồng giặt, ta dùng tấm lưới dập lổ bao xung quanh khung lồng

SVTT: Trần Hoàng Khiêm Trang 38 máy giặt. Do kết cấu của máy giặt nên cửa của lồng giặt được bố trí nằm ngang.

4.2.2. Khung máy

- Do kết cấu khung máy khá đơn giản nên phương pháp gia công chủ yếu là hàn. Các thanh thép dạng hộp có kích thước 40x20x1.2 và 20x20x1 (mm) được cắt theo kích thước đã thiết kế trước, sau đó được hàn lại với nhau để trở thành khung máy cứng vững. Đảm bảo cho việc khung máy cân bằng trên mặt phẳng làm việc, ta lắp những chân chỉnh vào phía dưới khung.

Hình 4.2.2 Chân chỉnh 4.2.3. Ru lô

- Trục ru lô được làm bằng vật liệu thép không gỉ 304, vì khoảng cách của ru lô tương đối dài nên ờ những vị trí lắp ổ lăn và lắp đai thì trục không rỗng, ở những vị trí lắp ru lô do sức chịu tải nhẹ và đồng thời hạn chế trục bi uốn cong nên sử dụng trục rỗng.

- Ru lô được làm bằng thép không gỉ 304 kết hợp với ống nhựa. Các mặt gam được gia công bằng phương pháp tiện và khoan theo kích thước đường kính 150 (mm) và bề dày 5 (mm). Những thanh la có kích thước 50x3 (mm) được cuộn thành vòng tròn có đường kính 150 (mm), sau đó hàn được hàn vào mặt gam đã được gia công.

SVTT: Trần Hoàng Khiêm Trang 39 - Ống nhựa được cắt theo kích thước thiết kế, những mặt gam được lắp vào

trục ở những vị trí được thiết kế trước và cố định bằng vít cấy, sau đó ống nhựa được lắp vào trục và mặt gam.

- Để cho việc hệ thống ru lô cuộn được chiếc chiếu dễ dàng nhất ta thiết kế bộ phận điều chỉnh ru lô bằng lò xo. Với tính đàn hồi của lò xo thì làm cho hệ thống ru lô làm việc tốt hơn, ít xảy ra trường hợp làm gãy sợi lát của chiếc chiếu.

Hình 4.2.3 Điều chỉnh ru lô bằng lò xo 4.2.4. Lắp ổ lăn và phớt chắn nước

- Ở đây chúng ta sử dụng ổ lăn dạng mặt bích nên được lắp vào khung máy bằng bu lông, vì thế ta phải chế tạo mặt gam được gia công phù hợp với loại ổ lăn ta đã chọn. Mặt gam này được hàn cố định vào khung máy, nó vừa để lắp ổ lăn vừa để lắp chén chắn nước cố định phớt chắn nước trên máy.

- Mặt gam và chén chắn nước phải làm việc trong môi trường nước xà phòng nên vật liệu chế tạo là thép không gỉ 304.

- Chén chắn nước có kích thước phù hợp với vòng phớt chắn nước, như vậy phớt sẽ được cố định trên máy cũng như nước không thể xâm nhập vào ổ lăn của trục lồng giặt.

- Mặt gam được gia công bằng phương pháp phay, khoan và ta rô ren theo bản vẽ đã thiết kế (bản vẽ số...tập bản vẽ). Chén chắn nước được gia công

SVTT: Trần Hoàng Khiêm Trang 40 bằng phương pháp tiện, khoan theo bản vẽ đã thiết kế (bản vẽ số...tập bản vẽ).

Hình 4.2.4 Mặt gam lắp ổ lăn

Hình 4.2.5 Chén chắn nước

Một phần của tài liệu thiết kế chế tạo máy giặt chiếu lát (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)