Mì ăn liền là món ăn hội tụ được các yếu tố: ngon, tiện dụng, dễ sử
dụng, giá rẻ, tiết kiệm thời gian và dinh dưỡng. Chỉ từ 2.000 đồng đã có một tô mì thơm ngon đủ no bụng, với các dưỡng chất như tinh bột mì, chất đạm, chất béo nguồn gốc thực vật… Nhiều loại mì còn có thêm gói rau, thịt… chế biến sẵn, gói gia vị rất quyến rũ người thưởng thức.
Với ưu điểm được sản xuất công nghiệp qua công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, sản phẩm mì ăn liền luôn đảm bảo hoàn toàn 100% an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng đồng nhất và ổn định, do đó có thể bảo quản một cách dễ dàng trong một thời gian dài. Chính vì vậy, mì ăn liền được xem là loại lương thực có tính xã hội rất cao khi trở thành thực phẩm dự trữ của nhiều quốc gia, có “nhiệm vụ” tiếp tế, cứu trợ. Mì ăn liền luôn có mặt tại những vùng thiên tai dịch họa như động đất, núi lửa, bão lũ, là món ăn cứu đói của hàng triệu triệu người dân, từ Nhật Bản, Đông Nam Á, châu Phi đến tận châu Âu, châu Mỹ.
Bước vào thời buổi công nghệ hiện đại, mức sống và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, đã chuyển từ “ăn chắc mặc bền” sang “ăn ngon mặcđẹp” cho nên dù thị trường mì ăn liền Việt Nam phần lớn nằm ở phân khúc bình dân tập trung vào sản phẩm có gốc mì nhưng vấn đề chất lượng ngày càng được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người tiêu dùng, không ngừng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua
các tiêu chuẩn cao về chất lượng. Khá nhiều người đều biết liên tục sử dụng mì ăn liền sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng cụ thể cái không tốt ấy là như thế nào thì chưa chắc có người đã tường tận.
Bảng 4.2 Tác hại của mì ăn liền đến sức khỏe con người Tác hại của mì ăn liền Nguyên nhân
Nóng trong người Mì ăn liền thường được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao
Rối loạn chức năng dạ dày Hương liệu và các chất phụ gia
Thiếu chất dinh dưỡng
Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ)
Béo phì, tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao
Lượng chất béo (transfat) và cacbonhydrate cao
Lão hóa sớm Lipid peroxide
Ung thư Acrylamide, BHT
Gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.
Trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm và gây bệnh.
Nồng độ muối Natri cao Loãng xương, răng yếu dần Phosphate
Gan, tim và thận, suy yếu hệ
thống miễn dịch. Propylene glycol 4.2.1 Nóng trong người
Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước.
Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.
4.2.2 Rối loạn chức năng dạ dày
Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
Nguyên nhân là do trong các thực phẩm sấy khô như mì tôm, gà rán, khoai tây chiên… đều chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng khảnh ăn.
4.2.3 Thiếu chất dinh dưỡng
Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ.
Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê... Những người ăn nhiều mì ăn liền, ăn liên tục trong thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng như sút cân, teo cơ…
4.2.4 Béo phì và các bệnh liên quan
Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động.
Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể.
Vì vậy, nếu thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…
4.2.5 Lão hóa sớm
Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.
Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Vì vậy, cần chú ý khi ăn mì ăn liền. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì bạn nên bỏ đi chứ không cố ăn, sẽ gây hại cho sức khỏe.
4.2.6 Ung thư
Để cải thiện hương vị cho mì ăn liền, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản…
Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, sau khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể, hơn nữa nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.
Do mì ăn liền được chế biến bằng cách sấy khô hoặc chiên qua dầu, trong quá trình này có thể xảy ra phản ứng hóa học liên quan, sinh ra một vài chất có độc. Giống như tất cả các loại thực phẩm loại tinh bột nếu nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
Thực tế trong mì ăn liền không có chất bảo quản nhưng để thuận tiện cho việc bảo quản, mì ăn liền phải qua dầu rán. Trong dầu có chất BHT (chất ổn định chống lên men thực phẩm), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản.
4.2.7 Gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương
Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.
Một tác hại khác của mì ăn liền là chúng chứa nhiều muối natri làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận và các vấn đề về thận khác.
4.2.8 Loãng xương, răng yếu dần
Mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp chúng ta ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
4.2.9 Gan, tim, thận, suy yếu hệ thống miễn dịch
Mì ăn liền cũng chứa nhiều chất propylene glycol, đây là chất giữ ẩm giúp ngăn ngừa mì khô. Thành phần này mang lại một số rủi ro cho sức khỏe trong đó bao gồm vấn đề về gan, tim và thận, và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MÌ ĂN LIỀN ĐẾN SỨC KHỎE
CON NGƯỜI
Mì tôm là món ăn được ưa chuộng của những người bận rộn. Chính vì thế, “tác phong” nấu mì cũng rất nhanh chóng. Chúng ta thường cho mì vào nước sôi, cho đầy đủ gia vị vào nồi rồi đun khoảng 3-5 phút là đem ra ăn.
Hoặc khi bẩn hơn, chúng ta chỉ cho mì vào bát hoặc để mì trong cốc mỹ sẵn, rồi cho đầy đủ gia vị, đổ nước sôi, đậy nắp chờ trong khoảng 3-5 phút là ăn.
Nhưng đây là một cách nấu sai lầm vì khi chế biến như thế này, chúng ta sẽ tự đem chất độc vào cơ thể của mình.
Chúng ta không thể bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng mì gói, vì nó là một sản phẩm tiện dụng, giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Thay vào đó chúng ta chỉ có làm cho mì gói giảm bớt phần nào những chất độc hại, cũng như là bổ sung thêm dưỡng chất để phần nào “trung hòa” với chúng.
Dưới đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách: