Xây dựng lịch sử hoạt động của thư viện

Một phần của tài liệu SKKN nang ca hieu qua phuc vu ban doc (Trang 24 - 28)

II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 XUÂN NINH

1/ Xây dựng lịch sử hoạt động của thư viện

Để tổ chức và tham gia các hoạt động trong thư viện, học sinh và cán bộ thư viện cần có lượng thời gian nhất định dành cho các hoạt động .Vì vậy,việc xây dựng lịch sử hoạt động nhằm xác định thời gian cụ thể cho từng lớp, từng khối đến thư viện để mượn -trả sách và tham gia hoạt động là rất quan trọng .

Với học sinh khối Tiểu học có lượng thời gian tại trường học khác nhau nên việc xây dựng lịch sử hoạt động sẽ có những đặc thù riêng của từng lớp học .Khối Tiểu học với thời gian biểu học 2 ca/ngày sẽ thuận lợi hơn khi xếp lịch cho mỗi lớp một tiết học đến thư viện đọc sách và tham gia các hoạt động góc. Thời gian này có thể coi nlà thời gian tự học hay học độc lập của học sinh tại thư viện ,ở đó các em có thể lựa chọn góc hoạt đông đap ứng với nhu cầu, năng khiếu và có cơ hội thể hiện bản thân thông qua các hoạt động,chia sẽ, trưng bày sản phẩm của mình.

Tuỳ theo số lượng lớp học trong trường mà tần suất dành cho học sinh từng lớp tới thư viện có thể nhiều hay ít, tuy nhiên cần đảm bảo tất ca các em học sinh trong trường có ít nhất một tiết (35-45 phút) tới hoạt động tại thư viện trong một tuần…

Việc xác định lượng thời gian trong tuần sẽ tạo cho các em thói quen đọc sách và đến thư viện hoạt đông ,hình thành nhu cầu đọc sáh .Trong thời gian đầu thực hiện ,giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh lớp mình lên thư viện và hướng dẫn học sinh hướng dẫn thư viện ,giúp các em hình thành thói quen lên thư viện .

Căn cứ xây dựng lịch hoạt động :

- Lịch học tập và hoạt động của nhà trường

- Nguyện vọng của học sinh ,đảm bảo tất cả học sinh có cơ hội sử dụng thư viện . - Đề xuất của giáo viên

- Thời gian của cán bộ thư viện

- Số lượng người sử dụng mà thư viện có thể phục vụ trong một khoảng thời gian - Hiệu quả của các hoạt động trong thư viện

Trong quá trình xây dựng lịch hoạt động thư viện cần có sự tham gia ý kiến của học sinh và giáo viên trong trường để cán bộ thư viện có thể tham khảo về khoảng thời gian theo nhu cầu và nguyện vọng của học sinh ,giáo viên sắp xếp thời gian mở cửa thư viện hợp lý .Tuy nhiên ,thực hiện được lịch hoạt động của thư viện ,vai trò của ban giám hiệu nhà trường là quan trọng trong việc chỉ đạo các giáo viên và sắp xếp lịch giảng dạy và các hoạt động học tập để có một khoảng thời gian cụ thể tạo cơ hội cho học sinh lên thư viện .

2.Xây dựng nội quy thư viện

Khi sử dụng thư viện , học sinh và giáo viên cần tuân thủ theo các nội quy nhất định của thư viện .Tuy nhiên , là người sử dụng thư viện nên việc các học sinh, giáo viên tham gia vào xây dựng nội quy là điều cần thiết bởi đây là một yếu tố xác định tính thân thiện và tinh thần tự chủ của người sử dụng thư viện .

Thành phần tham gia xây dựng nội quy thư viện : - Học sinh

- Giáo viên

- Cán bộ thư viện

Các bước xây dựng nội quy thư viện :

Bước 1: Các lớp và hội đồng giáo viên thảo luận , đề xuất nội quy dành cho thư viện

Bước 2: Cán bộ thư viện, nhóm học sinh hỗ trợ tổng hợp ý kiến và thống nhất nội quy chung

Bước 3: Ban giám hiệu phê duyệt

Bước 4: Viết nội quy và trưng bày tại thư viện

Bước 5: Phổ biến nọi quy đã thống nhất tới tất cả thành viên trong trường

Để đảm bảo tính thân thiện của thư viện trường học, nội quy hướng tới việc khuyến khích, khuyên nhủ học sinh , giáo viện tuân thủ theo các nội dung của nội dung do chính mình đã xây dựng, với “nên làm” và “không nên làm” Khi sử dụng thư viện, tham gia các hoạt động trong thư viện mà không mang tính áp đặt và mệnh lệnh.

Nội quy thư viện trường học cần sử dụng ngôn từ thân thiện,gần gũi với học sinh, thiết thực và đảm bảo quyền lợi nhiều nhất cho học sinh .Nội quy nên đựơc minh hoạ, trang trí bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của học sinh.

3.Các hoạt động đặc biệt khác

- Hoạt động nghiên cứu dự án:là một hình thức học tập theo nhu cầu của học sinh .Các em là người lựa chọn chủ đề nghiên cứu mà mình hứng thú tìm hiểu ,vì vậy các chủ đề nghiên cứu tương đối mở với các em.Tuy nhiên cán bộ thư viện cần hướng dẫn và định hướng ,phân tích cho các em về mức độ khả thi và phù hợp của chủ đề với thời gian và năng lực của các em .Mục đích của hoạt động nghiên cứu dự án trong thư viện nhằm hướng tới hình thành cho học sinh kỹ năng tìm hiểu thông tin ,tổng hợp,phân tích ,trình bày thông tin ,kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng xã hội khác...

Trong nghiên cứu dự án, học sinh cần xác định được các nguồn cung cấp thông tin khác nhau cho chủ đề mình nghiên cứu .Các em cần hiểu thông tin không chỉ nằm trong sách , báo , tạp chí , trang web trên mạng internet mà có thể từ những người bạn ,cha mẹ ,ông bà .Nghiên cứu dự án khuyến khích học sinh có cơ hội đi tìm kiếm thông tin tại thực địa nơi các em có thể tiếp xúc với những người có khả năng cung cấp thông tin ,phỏng vấn lấy thông tin và các em trực tiếp tiếp cận với hình ảnh ,hiện vật

…qua đó các em khắc sâu những kiến thức học được từ thực tế cuộc sống.

Căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu về các chủ đề khác nhau của học sinh để lập thành các nhóm nghiên cứudự án khác nhau số lượng từ 8-10 em học sinh.Những em có cùng sở thích nghiên cứu về một chủ đề nào đó sẽ lập thành một nhóm và các em sẽ cùng nhau thực hiện nghiên cứu trong suốt quá trình học tập .

4.Phục vụ bạn đọc theo hình thức kho đóng và kho mở

Trong những năm qua công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường chủ yếu vẫn theo hình thức là bạn đọc mượn sách thư viện về nhà đọc (kho đóng).Trong điều kiện vốn tài liệu của thư viện còn hạn chế thì việc cho bạn đọc mượn tài liệu đem về nhà là khó khăn không đáp ứng được nhu cầu của nhiều bạn đọc .Do vậy việc tổ chức phục vụ bạn đọc là một nhu cầu cấp bách của thư viện trường hiện nay.

Khi đến thư viện bạn đọc thường tiếp cận tài liệu dưới 2 hình thức :tiếp cận trực tiếp (kho mở ) và tiếp cận gián tiếp (kho đóng).Tiếp cận tài liệu gián tiếpcòn tuỳ thuộc vào số lượng tài liệu sách ,báo hiện có trong thư viện, sách cho mượn phải được chọn lọc kỹ phù hợp với đối tượng cho mượn,loại hình này tài liệu chỉ được mang về trong một thời gian nhất định, nhưng bạn đọc phải mất công tìm kiếm thông tin thông qua hệ thống tra cứu mà không thể trực tiếp tiếp cận nội dung tài liệu để khẳng định nội dung mà họ cần.Hơn nữa làm cho đọc giả mất thời gian chờ đợi thậm chí tài liệu khi lấy được lại không phù hợp với đề tài mà họ cần hoặc tài liệu đã bị mượn hết .Phương pháp này thư viện trường Tiểu học số 1 Xuân Ninh dùng chủ yếu khi cho mượn sách nghiệp vụ với một dung lượng thời gian nhất định và có thể mang tài liệu về nhà.

Trong quá trình hoạt động của thư viện, số lượng tài liệu bổ sung ngày càng nhiều chất lượng ngày càng nâng cao, đội ngũ cán bộ thư viện chỉ là bán chuyên trách.Tuy nhiên trong quá trình phát triển như vũ bảo của tiến bộ khoa học- kĩ thuật thì công tác phục vụ bạn đọc của trường Tiểu học số1 Xuân Ninh cũng bắt đầu gặp nhiều khó khăn, yêu cầu cấp bách đặt ra là làm thế nào để khai thác triệt để và hiệu quả nguồn tài liệu hiện có trong thư viện nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích trong công tác giảng dạy và học tập thông qua cách tiếp cận tài liệu thuận tiện , nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu SKKN nang ca hieu qua phuc vu ban doc (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w