Ngôn ngữ ngọt ngào, uyển chuyển, thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Thi pháp ngôn ngữ thơ phạm tiến duật thời kỳ chống mỹ (Trang 22 - 26)

Chơng 1: Một số vấn đề lý luận chung

2. Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ chống Mỹ

2.3. Ngôn ngữ ngọt ngào, uyển chuyển, thẩm mỹ

Cái hay của Phạm Tiến Duật không phải ở chỗ anh đã đa đợc thực tế vào trong thơ, việc này thơ ca chúng ta đã làm liên tục suốt ba chục năm nay, từ những bài thơ còn thô sơ của các anh đội viên trong kháng chiến chống Pháp:

mà hay ở chỗ từ những chi tiết bề bộn, những sự kiện rậm rịt của đời sống, Phạm Tiến Duật đã nhìn ra chất thơ ẩn giấu trong đó và đợc chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ ngọt ngào, uyển chuyển, giầu thẩm mỹ.

Mảng ngôn ngữ này đợc PhạmTiến Duật sử dụngvà đã thành công khi viết về con ngời, về vẻ đẹp hình thức vẻ đẹp tâm hồn, hành động, tình cảm tâm t… thể hiện một cách cụ thể, rõ nét tình cảm đối với đồng đội, với con ngời:

“Em là cô bộ đội lái xe

Giặc nhằm bắn bốn về lửa cháy Cái buồng lái là buồng con gái Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang”

(NiÒm tin cã thËt )

Những thói quen đầy nữ tính, lãng mạn của tuổi trẻ vẫn đợc cô bộ đội giữ

nguyên lúc còn sống giữa môi trờng chiến tranh, cận kề bên lủa đạn. Điều đó cho ta thấy phẩm chất cao đẹp phi thờng của con ngời.

Hay trong bài “lửa đèn” ta thấy có những đoạn êm ả, dịu dàng nh lời dân ca trữ tình mời gọi:

“Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả

Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá”

Nó đã trở nên thiết tha vẫy gọi, nó trở nên khắc khoải đến khôn cùng. Mỗi tấc đất quê hơng đang còn chờ phía trớc, vẫy gọi những bớc chân con ngời đến bảo vệ, giành giật từ tay kẻ thù. “những miền quê yên ả” gợi lên một sự thanh bình, dịu ngọt đến lạ lùng, nó nh làm cho tâm hồn con ngời lắng lại sau những khó khăn gian khổ vừa trải qua. Nó nhẹ nhàng nhng tha thiết mãnh liệt, có sức

ám ảnh đau đáu khôn nguôi. Hay một hình ảnh rất đời thờng thôi mà cũng có sức gợi lớn, làm cho ngôn ngữ của nhân vật trữ tình biểu hiện thiết tha cảm

động

“áo có quên anh không, áo co nhớ anh không?

Dẫu có gặp rồi mà giờ nhìn chẳng biết

Cái đêm ma bến phà cả đoàn ngời ớt hết Bao dáng áo làm đờng, ở đó có em không?”

(áo của hôm nào ngời của hôm nay)

Ngôn ngữ trong đoạn thơ da diết và sâu lắng qua những từ ngữ, những câu hỏi rất đằm thắm nhẹ nhàng, đầy gợi nhớ“áo có quên anh không”, “áo có nhớ anh không? “thể hiện nỗi nhớ, sự hoài niệm sâu xa của con ngời.

Ngời lính trong thơ Phạm Tiến Duật nhìn cuộc sống chung và nhìn cả vũ trụ trên lăng kính của tình yêu riêng t với một thứ ngôn ngữ ngọt ngào, đằm thắm không kém phần thi vị trữ tình.

“Anh lên xe trời đổ cơn ma Cái gạt nớc xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt nỗi u t”.

Cũng qua nhiều hình ảnh, chi tiết giản dị, đời thờng, bằng ngôn ngữ ngọt ngào, uyển chuyển, tác giả đã khám phá ra những rung động rất tinh tế trong cảm xúc, tâm hồn con ngời.

“Nhớ nhau nhớ nhau những buổi ma dầm Căn nhà dột tóc em ớt hết

Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết Cứ hát tràn những câu hát bâng quơ”

(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)

Ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, giản dị ở đây có sức gợi cảm lớn về nỗi nhớ, niềm thơng của nhân vật trữ tình.

Có thể nói, ngôn ngữ ngọt ngào, uyển chuyển là phơng tiện để biểu hiện thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc về con ngời, về đời sống trong thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ chống Mỹ. Điều mới mẻ và độc đáo cần ghi nhận ở Phạm Tiến Duật là ở chỗ ngôn ngữ ấy đợc xây dựng nên từ những hình ảnh, những chi tiết rất đỗi bình thờng. Đó là một phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí của hồn thơ Phạm Tiến Duật thời kì chống Mỹ cứu nớc.

Chơng 2

Đặc điểm hình thức ngôn ngữ thơ

Phạm Tiến Duật

Một phần của tài liệu Thi pháp ngôn ngữ thơ phạm tiến duật thời kỳ chống mỹ (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w