Quy trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán đại cương chương 2 trần phan khánh trang (Trang 49 - 61)

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán:

Gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán

Xử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợp đồng

- Trực tiếp hoặc gián tiếp tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng như ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện kinh doanh, nề nếp TC- KT...

- Xem xét lý do khách hàng chọn và mời kiểm toán có hợp lý không?

- Xem xét các yêu cầu của khách hàng như mục tiêu, thời gian, phạm vi, hình thức báo cáo kiểm toán có phù hợp không

- Cân nhắc năng lực chuyên môn và số lượng KTV

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán:

Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản

- Chỉ định người có năng lực

“ Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế” (Đoạn 12 VSA 220)

- Chuẩn bị các thiết bị và điều kiện vật chất như : phương tiện tính toán và kiểm tra thích ứng với đặc điểm tổ chức kế toán, phương tiện kiểm kê thích ứng với từng loại vật tư, đá quý...

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán:

– Tổ chức lập kế hoạch chiến lược – Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán

tổng thể

– Tổ chức soạn thảo chương trình kiểm toán

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán:

Tổ chức lập kế hoạch chiến lược ( thường do người phụ trách kiểm toán đảm nhận )bao gồm các nội dung sau:

- Tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng

- Tổng hợp thông tin về những vấn đề có liên quan đến BCTC như chế độ chuẩn mực áp dụng, yêu cầu về lập, nộp BCTC và quyền hạn của doanh nghiệp - Xác định các loại nghiệp vụ, những bộ phận của

đơn vị có khả năng rủi ro trọng yếu ( đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát)

- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán:

Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát - Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu

kiểm toán

- Xét đoán các khả năng có sai phạm trọng yếu

- Xác định các nghiệp vụ và các sự kiện kế toán phức tạp

Hoạch định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán:

Tổ chức xây dựng chương trình kiểm toán là những dự kiến tỉ mỉ về nội dung, trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản hay thông tin tài chính

– Bao gồm: mục tiêu cụ thể, hướng dẫn các bước công việc, thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán được áp dụng, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, sự phối hợp của các KTV...

Ý nghĩa của chương trình kiểm toán

– Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các kiểm toán viên

– Đây là phương tiện chủ yếu để chủ nhiệm kiểm toán ( người phụ trách) quản lý, giám sát cuộc kiểm toán

– Bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 2: Thực hành kiểm toán

Bao gồm tất cả các công việc xác minh và bày tỏ ý kiến để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể.

Nguyên tắc của thực hành kiểm toán:

– Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng

– Kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, sự kiện nhằm tích lũy bằng chứng và đưa ra nhận định cho kết luận kiểm toán – Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp)

để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung

– Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung công việc kiểm toán và người ký thư mời và hợp đồng kiểm toán

2.4 Quy trình kiểm toán

Bước 3: Kết thúc kiểm toán

Gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán, báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán

Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán

– Xem xét các khoản nợ tiềm tàng

– Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính

– Xem xét giả định hoạt động liên tục – Đánh giá kết quả

- Áp dụng các thủ tục phân tích

- Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng - Đánh giá các sai sót chưa điều chỉnh - Rà soát lại hồ sơ kiểm toán

- Yêu cầu cung cấp thư giải trình của ban giám đốc...

Lập báo cáo kiểm toán về BCTC

2.4 Quy trình kiểm toán

Thử nghiệm cơ bản

Là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trọng yếu trong BCTC, bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

2.4 Quy trình kiểm toán

Thử nghiệm cơ bản Thủ tục phân tích

Là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ lệ, để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường như:

 So sánh thông tin tài chính giữa các kỳ, các niên độ hoặc so sánh thông tin tài chính của đơn vị với thông tin trong ngành tương tự: so sánh tỷ lệ khoản phải thu lệ bình quân ngành.

 Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính và thông tin không mang tính chất tài chính: nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí tiền lương với số lượng lao động.

2.4 Quy trình kiểm toán

Thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm chi tiết

Là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dư

 Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét mức độ trung thực của khoản mục (trường hợp số phát sinh của tài kỏoản ít, tài khoản không có số dư và bất thường)

 Kiểm tra số dư: là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh.

 Kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cho cùng 1 nghiệp vụ  thử nghiệm kép hay thử nghiệm đôi.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán đại cương chương 2 trần phan khánh trang (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)