Kết quả xác định nguồn nitơ thích hợp cho sinh trưởng của giống nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus)

Một phần của tài liệu Bước Đầu nghiên cứu nhân giống nấm thượng hoàng (phellnus linteus) (Trang 22 - 28)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Kết quả xác định nguồn nitơ thích hợp cho sinh trưởng của giống nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus)

Nitơ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm tổng hợp các axit amin, protein, các axit nucleic và nhiều hợp chất chứa nitơ khác giúp chúng sinh trưởng phát triển.

Nitơ có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Trong thí nghiệm này, 8 nguồn nitơ gồm 4 nguồn nitơ hữu cơ và 4 nguồn nitơ vô cơ được sự dụng để kiểm tra mức độ hiệu quả của chúng đối với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Thượng hoàng. Kết quả được ghi nhận trong bảng 03.

Bảng 3.3. Kết quả ảnh hưởng của nguồn nitơ lên khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm Thượng hoàng

CTTN Đường kính lan tơ (mm)

Tốc độ ăn lan tơ (mm/ngày)

Số ngày lan kín

đĩa (ngày) Đặc điểm hệ sợi nấm YE 50,96±0,73ab 1,96±0,03ab 17,86±0,25a ++++

PE 43,00±1,00d 1,65±0,04d 21,17±0,49c ++

CA 51,76±1,34a 1,99±0,05a 17,59±0,46a +++

MA 47,80±1,22c 1,84±0,05c 19,05±0,48b ++

AN 13,28±0,95e 0,51±0,04e - -

KN 43,18±1,48d 1,66±0,06d 21,09±0,73c +

AS 14,47±0,82e 0,56±0,03e - -

CN 49,65±1,03bc 1,91±0,04bc 18,33±0,38ab +

Sig. 0,0001 0,0001 0,0001

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác về mặt thống kê có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Đường kính lan tơ được ghi nhận sau 13 ngày nuôi cấy; ++++: hệ sợi nấm kết chặt vào nhau, bề mặt hệ sợi nấm mịn, đồng đều ở mọi vị trí, màu vàng đều; +++: hệ sợi nấm có sợi khí

rõ môi trường nuôi cấy), màu trắng hơi vàng không đều hoặc màu vàng nâu;

+ hệ sợi nấm mảnh, màu trắng điểm một số vị trí vàng hoặc màu trắng trong.

Kết quả phân tích thống kê các số liệu thu nhận được cho thấy các 8 nguồn nitơ trong thí nghiệm này có ảnh hưởng khác nhau rõ rệt lên sự tăng trưởng của hệ sợi nấm Thượng hoàng. Đánh giá toàn diện các chỉ tiêu nghiên cứu, 4 nguồn nitơ hữu cơ có hiệu quả kích thích tăng trưởng hệ sợi nấm Thượng hoàng tốt hơn so với 4 nguồn vô cơ. Trong số 4 nguồn nitơ hữu cơ cao nấm men (YE) và casein (CA) ghi nhận tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm tốt nhất và không có sự khác biệt lớn giữa hai công thức này. Tuy nhiên, xét về đặc điểm của hệ sợi nấm thì mật độ hệ sợi nấm của công thức CA có phần kém dày hơn so với công thức YE. Hai nghiệm thức MA và PE đều có tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm thấp hơn, đặc biệt mật độ sợi nấm thưa hơn nhiều so với các nghiệm thức YE và CA. Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Giang và cs (2021) rằng casein là nguồn nitơ thích hợp nhất đối với P. linteus nhưng tốc độ sinh trưởng cao hơn nhiều trong kết quả này. Điều này có thể là do sự khác biệt về nguồn gen của hai chủng nấm trong hai nghiên cứu. Đối với các nghiệm thức được bổ sung nguồn nitơ vô cơ, CN là nghiệm thức ghi nhận tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm lớn nhất đạt 1,91 mm/ngày. Tuy nhiên, hệ sợi nấm rất mảnh, thưa, yếu và màu sắc trắng – vàng không đồng đều. Tiếp đến là KN sợi nấm mọc thưa, sợi nấm mảnh màu trắng trong khá khó quan sát trên bề mặt thạch. Hai nghiệm thức AN và KN sợi nấm mới chỉ bung ra từ miếng giống gốc và bắt đầu lan xuống mặt thạch sau 15 ngày nuôi cấy. Chính vì tốc độ tăng trưởng của hai nghiệm thức này quá thấp nên kết quả theo dõi số ngày ăn lan kín đĩa thạch không được thực hiện đến cùng.

Như vậy, với 8 nguồn nitơ nghiên cứu cao nấm men và casein là thích hợp cho sự tăng trưởng của hệ sợi nấm Thượng hoàng nghiên cứu.

Hình 3.3. Hệ sợi nấm Thượng hoàng 13 ngày tuổi trên các MT có nguồn nitơ khác nhau.

3.2.3. Kết quả xác định tỷ lệ nguồn cacbon:nitơ thích hợp cho sự sinh trưởng của giống nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus)

Theo nghiên cứu của Woo Sik Jo và cs (2006) tỷ lệ nguồn cacbon : nitơ thích hợp đối với ba loài nấm Thượng hoàng P. linteus, P. baumii P. gilvus là 10:1 đến 5:1. Việc tìm ra tỷ lệ nguồn cacbon : nitơ phù hợp giúp nấm sinh trưởng phát triển tốt. Trong thí nghiệm này, 6 công thức thí nghiệm với tỷ lệ nguồn cacbon : nitơ từ 5:1 đến 30:1 được thực hiện và kết quả được thí nghiệm được thể hiện trong bản 04.

Bảng 3.4. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ nguồn cacbon:nitơ lên khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm Thượng hoàng

CTTN

Đường kính hệ sợi ăn lan ở 15 ngày tuổi (mm)

Tốc độ ăn lan của hệ sợi nấm

(mm/ngày)

Số ngày ăn lan kín đĩa

(ngày)

Đặc điểm hệ sợi nấm

CN1 50,57±1,29b 1,69±0,04b 20,77±0,52b ++

CN2 60,12±0,46a 2,00±0,02a 17,47±0,14a +++

CN3 60,08±1,84a 2,00±0,06a 17,49±0,54a ++

CN4 44,93±1,25c 1,49±0,04c 23,38±0,65c ++

CN5 42,75±0,9cd 1,43±0,03cd 24,57±0,51d ++

CN6 42,17±1,26d 1,41±0,04d 24,92±0,74d ++

Sig. 0,0001 0,0001 0,0001

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác về mặt thống kê có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Đường kính lan tơ được ghi nhận sau 15 ngày nuôi cấy; +++: hệ sợi nấm kết chặt vào nhau, bề mặt hệ sợi nấm mịn, đồng đều ở mọi vị trí, màu vàng đều; ++: hệ sợi nấm kết chặt vào nhau, bề mặt hệ sợi nấm mịn, đồng đều ở mọi vị trí, màu vàng nhạt hoặc có phần trắng.

Qua bảng 04 ta thấy các công thức thí nghiệm có hiệu quả tác dụng lên sự sinh trưởng của nấm Thượng hoàng khác biệt rõ rệt. Ở tỷ lệ nguồn cacbon:

nitơ = 5:1 (CN1) tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm đạt 1,69 mm/ngày và 20,77 ngày nấm ăn lan kín bề mặt đĩa, mật độ hệ sợi nấm dày, kết chặt và có màu vàng. Khi tăng tỷ lệ nguồn cacbon: nitơ lên 10:1 (CN2) và 15:1 (CN3) tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm tăng lên đạt 2mm/ngày và khoảng 17,5 ngày nấm ăn lan kín bề mặt đĩa, mật độ hệ sợi nấm dày, các sợi nấm kết chặt. Ở CN2 màu hệ sợi nấm vàng tương đối đồng đều, trong khi CN3 phần sợi nấm nằm ở viền có màu trắng. Hệ sợi nấm thượng hoàng có màu vàng, đoạn sợi nấm mới sinh ra thường có màu trắng nhưng chúng nhanh chóng tổng hợp sắc tố chuyển thành màu vàng. Tuy nhiên, ở CN3, phần hệ sợi nấm lưu giữ màu trắng khá lâu, điều này thể hiện khả năng tổng hợp sắc tố của hệ sợi nấm kém hơn. Tiếp tục tăng tỷ lệ nguồn cacbon: nitơ lên 20:1, 25:1 và 30:1 tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm giảm dần. Ở ba công thức CN4, CN5 và CN6 này mật độ hệ sợi nấm dày, sợi nấm kết chặt, màu sắc từ vàng đến vàng nhạt hoặc hơi trắng. Như vậy, khi hàm lượng đường tăng cao đặc điểm của hệ sợi nấm ít thay đổi, nhưng tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm giảm đi rõ rệt. Các nghiên cứu trước đó đã công bố thường sử dụng tỷ lệ nguồn cacbon: nitơ từ 10:1 như Nguyễn Văn Giang và cs (2020, 2021), Woo Sik Jo và cs (2006) hay 5:1 như của Woo Sik Jo và cs (2006), Hoàng Văn Hưng và cs (2022); Hyun Hur (2008) hay 15:1 như Changsoo Lee và cs (2010).

Như vậy, dựa vào tốc độ tăng trưởng, đặc điểm hệ sợi nấm và ở góc độ kinh tế chúng ta lựa chọn tỷ lệ nguồn cacbon: nitơ (fructose và cao nấm men) bằng 10:1 là thích hợp nhất đối với chủng nấm P. linteus nghiên cứu cho kết quả tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm 2,00 mm/ngày và 17,47 ngày hệ sợi nấm ăn lan kín bề mặt đĩa.

Hình 3.4. Hệ sợi nấm Thượng hoàng 15 ngày tuổi trên các MT có tỷ lệ nguồn cacbon và nitơ khác nhau.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Dải nhiệt độ thích hợp cho nhân giống cấp I nấm Thượng hoàng P.

linteus là từ 25-300C, trong đó 300C là thích hợp nhất.

- Thành phần môi trường thích hợp nhất cho nhân giống cấp I nấm Thượng hoàng là môi trường có chứa 20g/l agar, 20g/l fructose, 2g/l cao nấm men, 1g/l KH2PO4 và 0,5g/l MgSO4, pH = 6, nhiệt độ nuôi 300C chủng nấm P.

linetus nghiên cứu có tốc độ tăng trưởng đạt 2,00 mm/ngày và 17,47 ngày lan tơ kín đĩa.

2. Kiến nghị

Đây là loài nấm dược liệu quý, chưa được nuôi trồng nhiều ở Việt Nam nên được quan tâm nghiên cứu tiếp ở các bước nhân giống và nuôi trồng tạo sản phẩm thương mại hóa.

Một phần của tài liệu Bước Đầu nghiên cứu nhân giống nấm thượng hoàng (phellnus linteus) (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)