QUAN HEÄ QUOÁC TEÁ và CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
4. Một vài nhận xét
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ Mỹ - ASEAN trong lĩnh vực an ninh - chính trị vẫn đóng vai trò chủ đạo. Mỹ đang từng bước khẳng định lại vai trò nổi bật trong các vấn đề an ninh - chính trị ở Đông Nam Á. Ở mức độ nhất định, chính sách của ASEAN vẫn bị chi phối bởi yếu tố Mỹ. Điều này thể hiện rõ qua
1 Nation Emphasises Broad-based Co-operation at ASEAN Forums, vietnamnews.vnagency .com.vn/ showarticle.php?num=05POL280706.
2 Hợp tác kinh tế là ưu tiên hàng đầu của ASEAN và Mỹ, vnexpress.net/Vietnam/Xa- hoi/2006/11/3B9F08B4.
vấn đề Myanmar. Vấn đề chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tiếp tục là những chủ đề chính cho sự hợp tác giữa Mỹ và ASEAN trong lĩnh vực an ninh - chính trị. Trên phương diện kinh tế - thương mại, những văn kiện đã được ký kết giữa Mỹ và ASEAN sẽ là cơ sở pháp lý thúc đẩy sự hợp tác nhiều hơn của hai bên. Việc thực hiện những văn kiện hợp tác kinh tế đã ký kết giữa ASEAN với Mỹ cũng như với các cường quốc khác sẽ làm cho Đông Nam Á trong những năm tới trở thành một khu vực kinh tế năng động và có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nhìn chung, chính sách hợp tác của Mỹ với ASEAN ở các phương diện khác nhau trước hết xuất phát từ lợi ích của Mỹ trong khu vực. Ngoài những lợi ích cụ thể từ những hợp tác song phương và đa phương, mục tiêu của Mỹ nhằm cân bằng lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực, tập hợp lực lượng theo hướng có lợi cho Mỹ, phục vụ cho chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Trong quá trình thực hiện mục tiêu này, Mỹ sẽ vấp phải những thách thức từ các đối thủ và ở mức độ nhất định sẽ tác động tới quan hệ của Mỹ với ASEAN. Các nước ASEAN cũng phải giải bài toán trong việc cân bằng mối quan hệ của ASEAN với Mỹ và với các cường quốc khác. Tiếp tục đề cao nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thời thực hiện đoàn kết, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau sẽ là một công cụ hiệu quả cho các nước ASEAN trong việc giải quyết những vướng mắc trong quan hệ với Mỹ cũng như với các cường quốc khác.
(Bài viết công bố trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “ASEAN - 40 năm nhìn lại và hướng tới”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 9-2007, tr. 357-374.)
KHốI THịNH VƯợNG CHUNG:
MộT MÔ HìNH Tổ CHứC QUốC Tế ĐặC BIệT
Bùi Hồng Hạnh*
Với lợi thế và khả năng thiết lập đối thoại và quan hệ hợp tác giữa các thành viên ở nhiều nơi trên thế giới, các tổ chức quốc tế (TCQT) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn, thách thức của loài người. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các “chủ thể” này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của đời sống quốc tế. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam ngày càng tham gia vào nhiều TCQT, do đó, việc nghiên cứu các tổ chức này đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế và hỗ trợ quan hệ đối ngoại.
Trong số hàng ngàn TCQT trên thế giới, Khối Thịnh vượng chung (KTVC) – The Commonwealth of Nations1 là một TCQT lớn, quy tụ nhiều quốc gia trên thế giới, có lịch sử hình thành lâu dài và tồn tại tương đối đặc biệt, không giống bất kỳ một “thể chế”
nào hiện nay. Thông qua việc tìm hiểu mô hình tổ chức này, có thể có được một quan điểm đầy đủ và rõ ràng hơn về các TCQT, từ đó rút ra những bài học nhất định trong quan hệ quốc tế. Bài viết này
* Tiến sỹ, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1 Trước năm 1949, tên gọi của tổ chức này là British Commonwealth of Nations (Khối Liên hiệp Anh). Do đó, một số tài liệu của Việt Nam hiện nay vẫn dịch thuật ngữ này là Khối Liên hiệp Anh.
mong muốn giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, những đặc điểm của một mô hình TCQT đặc biệt – KTVC.