Ngày soạn: 24/02/2009 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố các thao tác thí nghiệm.
- Biết cách thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, đẩy nước.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét các hiện tượng thí nghiệm - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng viết PTHH
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị đủ 5 bộ thí nghiệm bao gồm:
- Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, có ônga dẫn.
- Giá sắt, kẹp gỗ, ống thủy tinh hình V.
- ống nghiệm: 2 chiếc
- Hóa chất: Zn, HCl, P, CuO III. Tiến trình giờ dạy
A. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra B. Bài mới:
Hoạt động 1: công tác chuẩn bị:
Kiểm tra dụng cụ hóa chất của các nhóm Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm:
? Hãy cho biết nguyên liệu để điều chế hidro trong PTN
? Hãy viết PTHH điều chế hidro từ Zn và HCl?
Hs lên bảng viết PTHH
GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ
? Làm cách nào để biết được H2 đã tinh khiết
HS các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn
- Cho một ít Zn vào ống nghiệm, cho tiếp 1- 3 ml HCl vào ống nghiệm.
? Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét?
? viết PTHH xảy ra?
GV: Hướng dẫn lắp dụng cụ như hình vẽ
? Để thu khí hidro bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm phải để như thế nào? tại sao?
? Còn thu bằng cách đẩy nước thí ống nghiệm phải để như thế nào?
HS các nhóm làm thí nghiệm
? Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm
? Viết PTHH xảy ra?
I. Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Điều chế H2 từ Zn và HCl.
Đốt cháy hidro trong không khí
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước:
GV: Hướng dẫn HS các nhóm lắp dụng cụ như hình vẽ
GV: Treo bảng phu ghi các bước tiến hành thí nghiệm:
- Cho một ít CuO vào ống dẫn, lắp vào ống dẫn cho khí H2 đi qua.
- Đun nóng CuO trên ngọn lửa đèn cồn
? Quan sát màu sắc của CuO biến đổi như thế nào?
? Nêu nhận xét của các hiênh tượng xảy ra?
? Viết PTHH?
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
C. Công việc cuối buổi thực hành:
1. Thu dọn phòng thực hành, lau chùi rửa dụng cụ.
2. Làm tường trình thí nghiệm theo mẫu:
STT Tên thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm PTHH 1
2 3
Tuần 27 Tiết 53
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn: 10/03/2009 I. Mục tiêu bài hoc:
- Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh II. Chuẩn bị:
A. Ma trận:
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL
Các khái niệm C1
(1) 1
Điều chế hiđro-phản ứng thế C2,5
(1) C3
(0,5) 1,5
Tính theo phương trình hóa học
C4,6
(1,5) 1,5
Phương trình hóa học C7
(3) 3
Tính toán hóa học C8
(0,5)
C8bc
(2,5) 3
Tổng 3C
(2)
1C (0,5)
2C (3,5)
2C (1,5)
2C
(2,5) 10 B. Đề
I. Trắc Nghiệm(4đ)
Câu 1: (1 điểm)Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:
1) Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời ... và...
2)... là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
3)... là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
4)... là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Câu 2: Cho các chất sau: (1) Zn, (2) Cu, (3) Fe, (4) HCl, (5) H2SO4 loãng, (6) NaOH.
Những chất nào có thể dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm?
A. (1), (3), (4), (5); B. (2), (3), (5), (6);
C. (1), (2), (4), (5); D. (1), (2), (4), (6).
Câu 3: Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau:
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu (1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2)
2HCl + NaOH → NaCl + H2O (3) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (4) Phản ứng nào là phản ứng thế?
A. (1), (3); B. (1), (2); C. (2), (3); D. (2), (4)
Câu 4: (0,5điểm) Cho 6,5 g kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là A. 2,4 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 4 lít.
Câu 5: Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất?
A. Khí hiđro nặng hơn không khí B. Khí hiđro nhẹ hơn không khí C. Khí hiđro dễ trộn lẩn với không khí D. Khí hiđro ít tan trong nước.
Câu 6: Người ta điều chế 24g đồng bằng cách dùng khí hiđro khử đồng(II) oxit.
a) Khối lượng đồng(II) oxit bị khử là:
A. 15g B. 45g C. 60g D. 30g
b) Thể tích khí hiđro(ở đktc) đã dùng là:
A. 8,4 lit B. 12,6 lit C. 4,2 lit D. 16,8 lit II. Tự luận (6 điểm)
Câu 7: (3 điểm Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau:
1) H2 + Fe2O3--->Fe + H2O 2) Fe + HCl ---> FeCl2 + H2
3) Al + HCl --->AlCl3 + H2
4) Cu+ AgNO3 --->Cu(NO3)2 +Ag 5) Al + H2SO4--->Al2(SO4)3 + H2
6) Al + CuO --->Al2O3 + Cu
Câu 8: (3 điểm)Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric. Phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ sau: Al + HCl --->AlCl3 + H2 ↑
a. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên.
b. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
c. Tinh khối lượng muối AlCl3 tạo thành sau phản ứng.
C. Đáp án:
I. Trắc nghiệm:
Câu 1:(1đ) 1) Sự khử và sự oxi hóa 2) Phản ứng phân hủy
3) Phản ứng thế 4) Phản ứng hóa hợp Đúng mổi câu 0,5đ
Câu 2 3 4 5 6a 6b
Đáp án A B C B D A
II. Tự luận:
Câu 7: Hoàn thành đúng mổi PTHH 0,5đ
Câu 8: a) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑ (0,5đ)
b) nAl=0,2(mol) (0,5đ)
nH2= 0,3(mol) (0,5đ)
VH2= 0,3.22,4=6,72(l) (0,5đ)
c) n AlCl3= nAl=0,2(mol) (0,5đ)
m AlCl3= 0,2.133,5=26,7(g) (0,5đ)
Chư kbô, Ngày 12 tháng 03 năm 2009
Tổ Chuyên môn Người ra đề
Nguyễn Thị Ngọc Hà Vũ Đình Dư Trương Đức Nhân
Tuần 27 Tiết 54