Thực trạng chất lượng huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn của chi nhánh nhno & ptnt hoàng mai (Trang 26 - 36)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH

2.2. Thực trạng chất lượng huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT

2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn. Nguồn vốn phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới tài trợ được cho các hoạt động cho vay và đầu tư cũng như việc mở rộng các

giữa vốn nội tệ và ngoại tệ, vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Tính ổn định của quy mô, cơ cấu nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn đó cũng là một vấn đề cần được quan tâm.

2.2.1.1. Quy mô vốn huy động và tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động Bảng 2.3. Nguồn vốn huy động yếu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng

Mai từ năm 2007-2009

(Đơn vị: tỷ VND) Chỉ tiêu Tổng nguồn Tăng trưởng % Tăng trưởng

Năm 2007 1285,34

Năm 2008 1528 242,66 18,88

Năm 2009 1352 -176 -11,51

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh chi nhánh từ năm 2006-2009)

Hình 2.2. Biểu đồ nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

Bảng 2.3 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai từ năm 2007 - 2009 đã có sự tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ.

Riêng năm 2007, một năm khởi sắc của ngành NH, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt trên 40%. Tuy nhiên đến năm 2008, khủng hoảng và suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu, chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai cũng không tránh khỏi khủng hoảng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, chỉ đạt 18,82% so với năm 2007. Và “ hậu khủng hoảng ” tiếp tục ảnh hưởng, nên tốc độ tăng trưởng vẫn giảm ở năm 2009, giảm 11.51% so với năm 2008.

Để có được kết quả như vậy, là nhờ ngay từ khi thành lập chi nhánh đã được triển khai chương trình giao dịch một cửa thanh toán nội bộ NH và kế

toán khách hàng ( IPCAS ), một chương trình phần mềm NH hiện đại của Hàn Quốc. Lần đầu tiên ở Việt Nam, các hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ đơn lẻ của NH được tích hợp với nhau trong một hệ thống giao dịch đồng nhất chỉ qua một cửa, đạt tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ đi cùng với nhiều tiện ích đã tiến hành đổi mới phương pháp giao dịch với các khách hàng bằng việc áp dụng quy chế giao dịch “ một cửa ” và thanh toán online trên toàn hệ thống.

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Trong suốt thời gian hoạt động từ khi thành lập đến nay, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn đảm bảo đạt hoặc vượt mức kế hoạch trung ương giao cho. Tuy nhiên, chất lượng huy động vốn của chi nhánh chưa cao thể hiện thông qua các cơ cấu nguồn vốn huy động chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu hóa chi phí huy động cũng như yêu cầu mở rộng và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế.

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

(Đơn vị: Ngàn USD, tỷ VND, %)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Tổng nguồn vốn huy động 1285,34 100 1528 100 1352 100 Việt nam Đồng 983,14 76,49 1405 91,95 1191 88,10 Ngoại tệ quy VND 302,20 23,51 123 8,05 161 11,90 (Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2007-2009)

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

Qua bảng 2.4 cho thấy, nguồn vốn nội tệ (VNĐ) của chi nhánh chiếm một tỷ trọng rất lớn. Chi nhánh không có ưu thế về lĩnh vực huy động ngoại tệ, và bản thân chi nhánh cũng chưa đưa ra được một biện pháp thu hút nguồn ngoại tệ hữu hiệu nên trong những năm đầu thành lập nguồn ngoại tệ của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động. Trong năm 2007, chi nhánh nhận vốn ủy thác của Bộ Tài Chính là 13.000 ngàn USD. Sang năm 2008, khi Bộ Tài chính rút vốn để phục vụ chính sách tiền tệ của Nhà nước từ tháng 6/2008 làm cho nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh giảm 11350 ngàn USD còn 7497 ngàn USD, làm cho tỷ trọng nguồn ngoại tệ năm 2008 của chi nhánh chỉ còn 8,18%. Tính đến cuối năm 2009, tỷ trọng nguồn vốn huy động ngoại tệ có tăng lên 11.9% trong tổng nguồn vốn do ngân hàng cũng đã chủ động thực hiện một số biện pháp thu hút nguồn vốn này.

Để đánh giá chất lượng huy động vốn tại chi nhánh, ngoài việc đánh giá cơ cấu huy động vốn theo từng loại tiền tệ, ta cần xem xét đến cơ cấu theo từng loại kỳ hạn cụ thể để có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh mang tính ổn định, bền vững hay là một cơ cấu nguồn vốn có chi phí thấp.

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo& PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

(Đơn vị: tỷ VND,

%)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ

Tổng nguồn vốn HĐ 1285,34 100 1528 100 1352 100

Không kỳ hạn 162,13 12,61 190 12,43 167 12,35

CKH dưới 12 tháng 576,26 44,83 233 15,25 176 13,01 CKH từ 12 tháng trở lên 546,94 42,56 1105 72,32 1009 74,63 (Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2007-2009)

Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu huy động theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

Qua bảng 2.5 cho thấy, ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh là cơ cấu vốn mang tính ổn định bởi phần lớn nguồn vốn của chi nhánh là nguồn vốn có kỳ hạn, đặc biệt là nguồn tiền có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, trong hai năm gần đây đạt tỷ trọng trên 70%. Đây là một thuận lợi rất lớn của chi nhánh trong việc chủ động vốn để giải ngân cho các dự án trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng vì đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất của một NH. Trong khi đó, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng nguồn. Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn không có tính ổn định nhưng lại là nguồn vốn có chi phí thấp. Tại chi nhánh Hoàng Mai do chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng nên lượng tiền gửi không kỳ hạn thấp, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tài chính của chi nhánh.

Từ ngày 15/3/2008, việc thành lập phòng dịch vụ marketing với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ các khách hàng có sử dụng dịch vụ của chi nhánh như thẻ, trả lương qua tài khoản,…nghiên cứu để có các sản phẩm dịch vụ mới và quảng bá sản phẩm dịch vụ của chi nhánh chứng tỏ sự quan tâm của chi nhánh đến việc phát triển các mảng dịch vụ của NH hiện đại nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn không kỳ hạn. Hơn nữa, việc trang bị máy ATM, máy chấp

lợi. Nhất là từ ngày 01/01/2008, khi chỉ thị số 20/2007/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hiệu lực tạo điều kiện cho chi nhánh thu hút được một lượng tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư qua việc trả lương qua tài khoản. Một chỉ tiêu cũng hết sức quan trọng để có thể đánh giá được chất lượng huy động vốn của chi nhánh Hoàng Mai đó là chỉ tiêu cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng .

Bảng 2.6. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

(Đơn vị: tỷ VND,

%)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm2008 Năm 2009

Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Tổng nguồn vốn huy động 1285,34 100 1528 100 1352 100

Tiền gửi dân cư 245,71 19,12 374 24,48 421 31,13

Tiền gửi các TCKT 989,63 76,99 954 62,43 931 68,87

Tiền gửi các TCTD 50 3,9 200 13,09 0 0

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2007- 2009)

Hình 2.5. Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

Qua bảng 2.6, cho thấy cơ cấu các loại tiền gửi theo thành phần kinh tế không đồng đều, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm trên 60% trong tổng nguồn

vốn huy động, và tăng đều trong các năm. Tuy nhiên, liên hệ với bảng 2.5 thì tỷ lệ nguồn tiền gửi không kỳ hạn của toàn chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Thường các tổ chức kinh tế mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh không phải chỉ để hưởng lãi mà chủ yếu là hưởng các dịch vụ kèm theo mà chi nhánh mang lại: như chuyển tiền, thanh toán xuất nhập khẩu và trả lương tự động qua tài khoản và các dịch vụ khác như tín dụng, mua bán ngoại tệ,…

Số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn còn thấp mặc dù đã có sự tăng trưởng qua từng năm, năm 2007, chiếm 76,99%, năm 2008 chiếm 62,43% và năm 2009 chiếm 68,87% trong tổng nguồn vốn.

Tiền gửi tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng không cao, cao nhất là vào năm 2008, chiếm 13.09% trong tổng nguồn vốn huy động tương đương với 200 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2009 thì tỷ trọng này lại giảm xuống một cách bất ngờ 0%, đây cũng là một vấn đề mà NH cần nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của nó. Tại chi nhánh, số dư tiền gửi tổ chức tín dụng chủ yếu là của Kho bạc Nhà nước quận Hoàng Mai, Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Liên doanh Việt Thái.

Tiền gửi dân cư tăng lên từng năm nhưng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất, tuy nhiên, chi nhánh cũng chưa có một chính sách cụ thể, hữu hiệu để thu hút được nhiều nguồn vốn huy động từ dân cư.

Bảng 2.7. Cơ cấu tiền gửi trong dân cư tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

(Đơn vị: tỷ VNĐ, %)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Tổng nguồn vốn huy động từ

dân cư

245,71 100 374 100 421 100

Tiền gửi KKH 3,59 1,46 1,83 0,49 0,91 0,22

Tiền gửi CKH dưới 12T 94,30 38,38 150,11 40,13 109,75 26,06

Tiền gửi CKH từ 12T trở lên 140,30 57,10 221,61 59,25 212,41 50,45 CCTG, Kỳ phiếu, Trái phiếu 7,52 3,06 0,45 0,12 97,55 23,17 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2007-

2009)

Nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn ổn định nhất trong các nguồn vốn mà NH huy động được. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn từ dân cư lại là một vấn đề rất khó khăn, mà các NH đã đưa ra hàng loạt biện pháp như tăng lãi suất huy động, khuyến mại, gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng và ngoại tệ mạnh...

Bảng 2.7 cho ta thấy, trong tổng nguồn tiền gửi của dân cư tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn đặc biệt là nguồn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ của tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên này luôn đạt trên 50% trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và tăng đều trong các năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm thường ít lựa chọn các kỳ hạn dài, lẻ bởi trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều biến động như mấy năm gần đây, lạm phát tăng cao, đồng tiền Việt Nam mất giá. Hơn thế nữa, thị trường vàng, thị trường ngoại tệ cũng như thị trường nhà đất mới là địa chỉ để các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, tiền gửi thanh toán cá nhân của chi nhánh cũng rất thấp bởi chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai chưa đưa ra được các dịch vụ tốt, hoàn hảo đáp ứng nhu cầu khách hàng, phí dịch vụ của chi nhánh vẫn còn cao nên chi nhánh chưa thu hút được nhiều khách hàng cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán.

Ngoài các nguồn tiền gửi tiết kiệm thông thường, Chi nhánh còn thu hút được lượng tiền gửi từ dân cư thông qua các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của NHNo & PTNT Việt Nam.

2.2.2. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai sử dụng vốn vào các mục đích sau:

• Cho vay cá nhân và các doanh nghiệp.

• Gửi tại NHNo & PTNT Việt Nam

• Gửi tại các TCTD khác

Ta xem xét sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng thông qua chỉ tiêu huy động và cho vay bởi vì các khoản vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong sử dụng vốn của NH và là các khoản mang lại nguồn thu chủ yếu cho NH.

Bảng 2.8. Huy động và sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

Đơn vị: Tỷ VND, ngoại tệ quy ngàn USD, %)

Chỉ tiêu VND USD

2007 2008 2009 2007 2008 2009

Huy động vốn 983,14 1405 1191 18753,75 7236 8971

Cho vay 604,19 1008 1333 6796,18 5420 5598

( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai ) Qua bảng 2.8 cho thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn thể hiện bằng việc số dư tiền cho vay ra các thành phần kinh tế tăng lên. Mặt khác, theo quy định của NHNN cho phép các NHTM được dùng tối đa khoảng 30% - 40% ( tùy từng thời kỳ ) vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tại chi nhánh Hoàng Mai, vốn dài hạn để cho vay dài hạn vẫn còn dư thừa chưa phải sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Như vậy, nếu xét về khả năng thanh khoản của chi nhánh thì độ rủi ro thanh khoản của chi nhánh là thấp.

2.2.3. Chi phí huy động vốn và khả năng tiết kiệm chi phí

Chi phí trả lãi tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí huy động vốn, nó phụ thuộc chủ yếu vào quy mô nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động và lãi suất tương ứng. Trong năm 2009, các mức lãi suất tiền gửi VNĐ của chi nhánh vẫn áp dụng theo trần quy định của NHNN Việt Nam và quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh lãi suất giữa

mức lãi suất tiền gửi cao hơn so với mức chi nhánh thông báo với chính khách hàng của mình. Đây là một điều gây rất nhiều khó khăn cho chi nhánh trong công tác huy động vốn. Trung bình chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào của chi nhánh đạt: 0,27%/tháng vào các năm 2007, còn 0,25%/tháng vào năm 2008, con số này vào năm 2009 là 0.15%/tháng. Ta có thể xem xét chỉ tiêu cụ thể về thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi như sau:

Bảng 2.9. Các chỉ tiêu về thu lãi và trả lãi tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

(Đơn vị: Tỷ VND)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thu lãi tiền gửi, cho vay 122,30 172,27 201,32 Trả lãi tiền gửi, lãi vay 83,27 140,20 170,56

Tỷ lệ thu lãi/trả lãi 1,47 1,23 1,18

( Nguồn: Phòng KT - NQ chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai)

Qua bảng 2.9 có thể thấy, sự thay đổi trong tỷ lệ tương quan giữa thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi qua các năm 2006 và năm 2007 tại Chi nhánh NHNo &

PTNT Hoàng Mai theo xu hướng thu nhập từ lãi ngày càng tăng so với chi phí trả lãi. Tuy nhiên, năm 2008, năm 2009 tỷ lệ này lại giảm xuống, đó là do tình trạng thiếu vốn của các NHTM dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các NH trong việc đưa ra lãi suất huy động để có thể thu hút được nguồn vốn cho mình.

Ta còn có thể đánh giá chất lượng huy động vốn qua chỉ tiêu sau:

Bảng 2.10. Tương quan tăng trưởng vốn huy động và chi phí trả lãi tại Chi nhánh NHNo& PTNT Hoàng Mai từ năm 2007-2009

(Đơn vị: Tỷ VND, %) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Vốn huy động 1285,34 1528 1352

Tăng trưởng tuyệt đối về vốn 369,34 242,66 -176 Trả lãi tiền gửi, lãi vay 83,27 140,20 170,56 Tăng trưởng tuyệt đối về chi phí trả lãi 21,27 56,93 30,36

(Nguồn: Phòng KT - NQ chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai)

Bảng 2.10 cung cấp cho ta những chỉ tiêu định lượng để chứng minh kết luận trên. Thật vậy, chi phí trả lãi phụ thuộc vào quy mô của nguồn vốn vì với sự gia tăng về nguồn vốn huy động là sự tăng lên của chi phí trả lãi.

Bên cạnh đó, ta cũng thấy mức gia tăng của chi phí trả lãi không phải bao giờ cũng tỉ lệ thuận với mức gia tăng của nguồn vốn huy động đó là vì quy mô nguồn vốn không phải là yếu tố quyết định đến chi phí của nguồn vốn. Chẳng hạn sự tăng trưởng tuyệt đối về vốn năm 2009 so với năm 2008 (giảm 176 tỷ đồng), trong khi đó tăng trưởng tuyệt đối về chi phí trả lãi năm 2009 so với năm 2008 ( tăng 30 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn của chi nhánh nhno & ptnt hoàng mai (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w